Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Wednesday, May 30, 2007

20 dịch vụ e-mail dùng một lần được ưa thích nhất

20 dịch vụ e-mail dùng một lần được ưa thích nhất
Ảnh: MailExpire.
Ảnh: MailExpire.

Những hòm thư này hoạt động không cần đăng ký, nhằm phục vụ những ai không muốn sử dụng địa chỉ thật của họ để gửi e-mail, nhưng lại ngại lập một tài khoản mới.

Hơn nữa, Internet hiện được coi là "thiên đường" của spam. Do đó, e-mail tự hủy sẽ bảo vệ người dùng khỏi thư rác và nạn lừa đảo trực tuyến, vốn gây thiệt hại không nhỏ về tài chính.

1. Mailinator: Đây là một trong những dịch vụ e-mail "dùng một lần" uy tín nhất trên Internet. Người sử dụng có thể nhập địa chỉ của họ là abc@mailinator.com mà không mất thời gian đăng ký.

2. MyTrashMail: Cũng là một dịch vụ được đánh giá cao với mẫu địa chỉ là abc@trashymail.com.

3. MailExpire: Nổi bật trong các dịch vụ e-mail tạm thời với những hòm thư có hiệu lực từ 12 giờ đến 3 tháng.

4. TemporaryInbox: Dễ dùng và cho phép lựa chọn nhiều mẫu địa chỉ e-mail khác nhau.

5. MailEater: Cũng hỗ trợ tạo địa chỉ dạng abc@MailEater.com.

6. Jetable: Người sử dụng không chỉ được phép chọn thời hạn tồn tại của e-mail mà còn có thể gửi đính kèm (forward) những e-mail trong hòm thư tạm thời sang địa chỉ thực.

7. SpamBox: Cung cấp mẫu địa chỉ người gửi dạng abc@spambox.us.

8. GuerillaMail: Khởi tạo e-mail mất hiệu lực ngay sau 15 phút.

9. SpamHole: Cung cấp hòm thư tồn tại trong 2 giờ. Mẫu địa chỉ người gửi: abc@spamhole.com.

10. 10MinuteMail: Hòm thư hoạt động trong 10 phút.

11. DontReg: Giải pháp "dùng một lần" nhanh chóng và bảo mật.

12. TempoMail: Đây là dịch vụ e-mail tạm thời mới ra đời gần đây.

13. TempEmail: Cung cấp hòm thư ẩn danh và bảo mật.

14. PookMail: Dịch vụ e-mail đa ngôn ngữ với mẫu địa chỉ abc@pookmail.com.

15. SpamFree24: Dịch vụ e-mail này cho phép chọn nhiều tên miền tạm thời khác nhau và đang thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng.

16. KasMail: Yêu cầu người dùng phải đăng ký, nhưng cho phép họ nhập tới 25 bí danh và thiết lập thời hạn tồn tại cho mỗi bí danh này.

17. SpamMotel: Người sử dụng cũng phải đăng ký tài khoản.

18. GreenSloth: Hòm thư sẽ hết hạn sau 1 tuần.

19. AnonInbox: Rất dễ dùng và không cần đăng ký.

20. Spam.la: Dịch vụ e-mail tự hủy hoạt động nhanh và đơn giản.

T.N. (theo Sizlopedi
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/05/3B9F685E/

Monday, May 28, 2007

Vua Dưa Hấu Ðài Loan



Vua Dưa Hấu Ðài Loan
[27/05/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Vũ Ánh
Người Việt, 25.05.2007

Hình 1: Dưa hấu và dưa gang vàng bán trong nước và xuất khẩu của Liao Wen-pin, nhà canh tác dưa hấu nổi tiếng ở Ðài Loan. (Hình: MOI)
Hình 2: Phòng thí nghiệm cải tiến hạt giống thuộc công ty Known You Seeds của Chen Wen-ju, vua dưa hấu Ðài Loan. (Hình: MOI)
Hình 3: Ông Chen Wen-ju, người cải tiến hạt giống dưa hấu, dưa gang vàng, cà chua trái nhỏ như trái nho và nhiều loại hạt giống trái cây khác. Ông là người thành lập công ty nghiên cứu hạt giống rất nổi tiếng của Ðài Loan: công ty Known You Seeds. (Hình: MOI)

Là một đảo quốc, ít đất canh tác, nhưng Ðài Loan nổi tiếng là một quốc gia ở Ðông Bắc Á dẫn đầu về kỹ thuật trồng rau quả nhờ kỹ thuật canh tác và việc cải tạo đất. Trong số trái cây tại Ðài Loan, dưa hấu và dưa gang vàng là hai trong số những loại trái cây thu hút thị trường ngoại quốc nhất. Tại tất cả những chợ trái cây ở Ðài Loan, ít có bạn hàng nào là không biết đến Chen Wen-yu, một ông vua không ngai về nghiệp vụ cải tiến hạt giống dưa hấu, cà chua. Dưa hấu trồng bằng hạt từ công ty của Chen Wen-yu không lớn những trái không có hột, ruột chắc, vỏ mỏng và ngọt lịm. Ông sinh từ một gia đình nông dân năm 1925 tại một làng nhỏ và nghèo ở Nam Ðài Loan. Ngay từ lúc 11 tuổi, bố mẹ ông đã yêu cầu ông phụ họ lao động trên những cánh đồng trồng lúa và dưa hấu của gia đình sau giờ học.

Chen nhắc lại thuở thiếu thời này: “Thời điểm đó, đời sống của nông dân Ðài Loan vô cùng cực nhọc. Gia đình tôi cấy lúa nhưng không được ăn gạo vì phải bán gạo đi để có tiền chi dụng. Chúng tôi nuôi gà để bán trứng gà chứ không được ăn trứng gà. Cha tôi bắt chước những người khác, sau vụ lúa thì bắt đầu trồng bất cứ thứ gì mà những nông dân khác trồng. Hạt giống lúc bấy giờ rất xấu vì nông dân thực ra không hiểu gì về kỹ thuật trồng trọt ngoài việc cứ vùi hạt xuống đất rồi cho đó là đủ. Tôi thường thấy cha tôi đứng tần ngần trước những thửa ruộng của ông với vẻ thất vọng vì không hiểu sao mùa màng của mình kém cỏi đến như vậy. Tôi nghĩ ngay là phải có một cách nào để cải tiến lối canh tác và để cải tiến không có cách nào khác là phải học hỏi. Không học thì không có cách nào giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo này”.

Chen Wen-yu thực hiện giấc mơ của mình bằng cách thi vào trường Ðại Học Nông Nghiệp 2 năm sau khi tốt nghiệp trung học. Tốt nghiệp xong, ông làm việc cho Phân Bộ Thí Nghiệm Trồng Cây Nhiệt Ðới thuộc Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp ở Fengshan. Vì đã trải qua những kinh nghiệm với gia đình, Chen Wen-yu định hướng nghiên cứu của mình vào việc cải tiến giống và canh tác nhiều vụ trên cùng một diện tích đất. Sau những cuộc thử nghiệm không ngừng, Chen thành công vào năm 1962 với hàng loạt loại giống mới được công bố và những thí nghiệm của Chen đã xây dựng nền tảng đầu tiên của một nền nông nghiệp tiến bộ ở Ðài Loan.

Với những cố gắng không ngừng nghỉ của Chen Wen-yu về cải tiếng hạt giống dưa hấu và dưa gang vàng, việc xuất cảng dưa hấu hàng năm đã đưa lại một số doanh thu đáng kể cho ngành canh tác cây trái xuất cảng, trong khoảng từ 100 đến 120 triệu NT. Sự phát triển của việc cải tiến hạt giống và môi trường canh tác đã mở đầu cho kỷ nguyên mới về trồng rau và cây ăn trái ở Ðài Loan.

Tuy nhiên, về lâu về dài, Chen Wen-yu nhận ra rằng, nghiên cứu cải tiến nông nghiệp mà vẫn còn phải dựa trên sự tài trợ của nhà nước sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và giới hạn. Ðã đến lúc phải bước vào khu vực tư thì mới mong huy động được đủ vốn phát triển. Chen rời bỏ Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp sau 20 năm làm việc với hy vọng huy động được vốn để làm công việc mà mình thích thú.

Năm 1968, ở tuổi 42, Chen Wen-yu thành lập công ty Known-You Seed Co. Ông nói: “Tôi thành lập công ty tư nhân này với mục tiêu rất cao: làm sao khai sinh được loại hạt giống dưa hấu và dưa gang vàng tốt nhất thế giới, đa dạng và ngon. Sau đó mới tính đến chuyện khai sinh các loại hạt giống khác”. Mục tiêu của việc cải tiến giống không phải chỉ là giúp riêng gia đình ông mà cốt lõi của dự án là làm thịnh vượng mùa màng, cây trái tươi tốt hơn và có lời cho sức khỏe hơn cho toàn bộ nông dân Ðài Loan. Một trong những lý do mà Chen đầu tư chất xám vào việc tìm ra các loại hạt giống dưa hấu tốt vì lúc đó Ðài Loan là nước đầu tiên khai thác dưa hấu thành nước uống, một loại nước giải khát mà cả Á Châu lẫn Âu Châu đều thích.

Vì thế kể từ khi thành lập Known-you Seed Co, Wen chen-yu đã phát triển vào khoảng 1,100 loại hạt giống cây trái và rau khác nhau với 600 loại trong số đó đã được đưa vào sản xuất đại trà. Ðặc biệt nhất là công ty Known You Seed của Chen đã canh tác và tiếp tục cải tiến tất cả 285 giống dưa hấu khác nhau, chiếm khoảng 1/4 giống loại dưa hấu trên thế giới. Ngày nay, tại Ðài Loan trên 90% hạt giống cung cấp cho các nông dân canh tác đều là giống từ công ty của Chen Wen-yu. Và cũng nhờ vào việc cải tiến hạt giống, dưa hấu được trồng trên đảo Ðài Loan quanh năm và có thể trồng trên nhiều loại đất canh tác khác nhau.

Tổ chức thử nghiệm hạt giống của Hoa Kỳ All-America Selections, một tổ chức có nhiệm vụ phổ các loại hạt giống khác nhau qua canh tác đã trao 4 trong số 7 giải thưởng cao nhất hàng năm cho công ty Known-You Seed. Một nông dân chuyên trồng dưa hấu, ông Liao Kun-hai, sinh sống tại quận Yunlin, miền Trung Ðài Loan năm nay 46 tuổi, cho biết trong suốt 20 năm qua, ông thừa hưởng những mảnh đất canh tác dưới chân cầu Siluo. Do đất cứng và khô, Mùa Ðông rất lạnh và gió lớn cho nên vùng đất này chỉ có thể trồng khoai lang làm thực phẩm cho heo. Nhiều người nói đất canh tác này không thể trồng gì được. Nhưng một hôm Chen Wen-yu đến đây và khuyến khích gia đình ông trồng dưa hấu. Liao nhấn mạnh: “Chúng tôi dùng loại hạt giống của Chen thích hợp với loại đất canh tác này và kết quả khả quan. Số lượng thu hoạch gia tăng cùng với giá cả dưa hấu. Những gia đình khác trong làng cũng bắt chước chúng tôi và địa phương này trở thành vùng canh tác dưa hấu lớn nhất Ðài Loan”.

Nhưng Liao nói tới một điểm khá quan trọng tại Ðài Loan. Theo lời ông, công cuộc tranh tác rau quả ở Ðài Loan đã thay đổi trong những năm gần đây: Sau khi gia tăng số lượng thu hoạch, Ðài Loan bắt đầu gia tăng phẩm của trái cây Ðài Loan. Tất cả sự cải tiến phẩm lượng của trái cây, rau ở hòn đảo ngày nay trông mong phần lớn vào việc cải tiến hạt giống của công ty Known-You Seed, và mặt khác công ty này phổ biến cho nông dân Ðài Loan những kiến thức cập nhật về hạt giống cũng như kỹ thuật trồng trọt. Ngoài ra, việc cải tiến các loại hạt giống theo đường lối và chiến lược của Chen Wen-ju làm giảm giá thành của nông sản, kể cả việc ít phải dùng đến những thuốc trừ sâu. Môi trường canh tác vì thế cũng trong sạch hơn.

Năm nay, Ðài Loan được mùa trái cây. Những trái mận, ổi, dưa hấu, dưa gang vàng, lê táo cũng như nhiều loại trái cây khác nhất là nhãn và vải được bày bán khắp các chợ, giá rẻ và tươi. Theo những tờ tạp chí chuyên về nông nghiệp ở Ðài Loan, người nông dân ở hòn đảo này hiện coi Chen Wen-ju là một người hùng, là một ân nhân. Riêng đối với các nhà canh tác dưa hấu ở Ðài Loan, Chen Wen-ju là một Ông Vua Dưa Hấu và nhờ vào vua dưa hấu nên Ðài Loan là quốc gia duy nhất trên thế giới có “bốn mùa dưa hấu”.
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6397

Kỹ thuật trồng bưởi



Kỹ thuật trồng bưởi - 28/5/2007 15h:38

Chuẩn bị đất trồng

Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m. Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6.

Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.

Kích thước hố trồng

Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6x0,6m. Khoảng cách trồng 5x5m. Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày.

Trồng cây

Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.

Bón phân

(Ảnh: ctu.edu.vn)Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:

- Cây 1 - 3 năm tuổi, bón 1 - 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 4 -6 năm tuổíi, bón 4 -7kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 - 1kg super lân.

Cách bón phân như sau:

- Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng.

- Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón 1 -2kg Kali.

Chăm sóc

Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.

Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.

- Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.

- Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.

- Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau - Mip.

- Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu.

Theo NTNN, 11/2003, Khoa học & Công nghệ
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=15272

Sunday, May 27, 2007

Nhậu nhẹt làm "ngu" người



Nhậu nhẹt làm "ngu" người - 25/5/2007 14h:58

Những thanh niên trẻ tuổi nhậu nhẹt thường xuyên sẽ kém minh mẫn hơn khi phải đưa ra quyết định so với những người không uống rượu triền miên. Ngoài ra, một người càng bắt đầu chè chén từ sớm thì kỹ năng đưa ra quyết định càng bị ảnh hưởng nặng nề, tiến sĩ Anna E. Goudriaan và cộng sự tại Đại học Missouri-Columbia cho biết.

(Ảnh minh họa: photobucket)Lứa tuổi dậy thì và bắt đầu trưởng thành là 2 khoảng thời gian nhiều người thường nhậu nhẹt và là giai đoạn quan trọng phải đưa ra những quyết định thiết yếu trong cuộc sống.

Để xác định liệu thói quen uống rượu có liên quan tới kỹ năng đưa ra quyết định hay không, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 200 sinh viên nam và nữ hoàn thành bài kiểm tra Iowa Gambling Task (IGT), trong đó người chơi tìm ra cách thắng cuộc bằng cách chọn những quân bài hợp lý.

Các sinh viên cũng hoàn thành bản câu hỏi về thói quen uống rượu trong 4 năm đại học. Việc chè chén say sưa được định nghĩa là uống hơn 5 cốc trong mỗi lần. Những cô cậu thuộc diện tửu lượng cao thực hiện bài kiểm tra thấp hơn hẳn so với những ai uống ít hơn, và càng làm quen với ma men từ sớm thì họ càng làm kém.

Goudriaan và cộng sự kết luận rằng: "Việc nhậu nhẹt từ lúc còn trẻ và kéo dài sẽ làm cho bạn kém minh mẫn mỗi khi phải đưa ra những quyết định quan trọng cho mình".
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=18&Cat_Sub_ID=0&news_id=15211

Hạt nhôm – nhiên liệu mới cho thế kỷ 21

Hạt nhôm – nhiên liệu mới cho thế kỷ 21 - 27/5/2007 7h:10

Hyđrô vốn được xem là nhiên liệu tốt nhất trong các loại nhiên liệu sạch bởi nó chỉ thải ra nước (chứ không phải khí carbon dioxide CO2) khi vận hành, đặc biệt là đối với các loại xe có động cơ lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để sản xuất và trữ hyđrô.

Các chuyên gia Đại học Purdue (Mỹ) đã tìm ra biện pháp có thể khắc phục những khó khăn trên, đó là những hạt nhiên liệu pha trộn nhôm. Thông thường, nhôm sẽ không phản ứng với nước bởi nó hình thành một lớp màng bảo vệ khi tiếp xúc với ôxy. Việc trộn thêm gali vào sẽ ngăn lớp màng này hình thành, cho phép nhôm phản ứng với ôxy trong nước, giải phóng khí ôxy và hyđrô. Khi đó, chất thải của quá trình đốt cháy hyđrô trong động cơ là nước và không có loại khói độc nào khác.

Phế thải của quá trình này chính là nhôm ôxít và gali – hai sản phẩm có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí và giảm giá thành của hệ thống. Các nhà khoa học cho rằng hệ thống sử dụng nhiên liệu kiểu này có thể áp dụng cho động cơ chạy bằng pin nhiên liệu hyđrô hoặc những động cơ nhỏ hơn để thay thế ga.

T. Trúc
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=15235

Wednesday, May 23, 2007

Tập đoàn Tata của Ấn Độ được phép liên doanh xây nhà máy thép ở VN

Tập đoàn Tata của Ấn Độ được phép liên doanh xây nhà máy thép ở VN

22/05/2007


Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận cho Tập đoàn thép Tata của Ấn Độ xúc tiến kế hoạch liên doanh với Việt Nam để xây dựng một nhà máy thép có kinh phí 3 tỉ rưỡi đô la.

Bản tin hôm thứ ba của hãng thông tấn Pháp trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý cho Tổng Công ty Thép Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ với công ty Tata để thực hiện Dự án liên hợp thép Hà Tĩnh.

Theo kế hoạch, nhà máy thép này sẽ xử dụng nguyên liệu từ mỏ sắt Thạch Khê và có công suất khoảng 4 triệu rưỡi tấn mỗi năm.

http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-22-voa8.cfm

Tuesday, May 22, 2007

Sóng Wi-Fi không gây hại cho sức khoẻ



Sóng Wi-Fi không gây hại cho sức khoẻ - 23/5/2007 6h:8

Các nhà khoa học vừa lên tiếng khẳng định không hề có một dấu hiệu nào cho thấy sóng Wi-Fi có tác động không tốt đến sức khoẻ của con người.

Chương trình Panorama của kênh BBC cho biết họ phát hiện thấy lượng sóng Wi-Fi ở một trường học cao gấp 3 lần lượng sóng điện thoại di động trong môi trường thông thường. Nhưng con số này vẫn thấp hơn mức an toàn của chính phủ Anh đặt ra.

Sir William Stewart - Chủ tịch cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh - khẳng định cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về ảnh hưởng của sóng Wi-Fi.

Trao đổi với chương trình Panorama ông Stewart khẳng định hiện đã có những bằng chứng cho thấy sóng bức xạ phát ra từ các thiết bị như ĐTDĐ hay bộ phát sóng Wi-Fi dù ở mức thấp có những tác động không tốt đến sức khoẻ con người.

Các chuyên gia khác lại tỏ ra không đồng tính với quan điểm của vị chủ tịch Cơ quan bảo vệ sức khoẻ.

Ông Lawrie Challis - giáo sư đang giảng dạy tại trường ĐH Nottingham kiêm chủ tịch uỷ ban quản lý chương trình của Tổ chức nghiên cứu sức khoẻ và viễn thông di động (MTHR) - khẳng định: "Sóng Wi-Fi hầu như không có bất kỳ tác động xấu nào đến sức khoẻ. Các bộ phận phát sóng Wi-Fi thường không mạnh và ở cách xa người dùng".

"Cũng có trường hợp thiết bị nhận sóng Wi-Fi ở gần người dùng như trường hợp một chiếc máy tính xách tay chẳng hạn. Trường hợp này cũng giống với trường hợp chúng ta khuyên trẻ em không nên sử dụng ĐTDĐ. Chúng ta sẽ khuyên chúng để máy tính xách tay trên bàn thay vì để trên đùi nếu chúng có ý định sử dụng trong một thời gian dài".

Cường độ quá thấp

Giáo sư Malcolm Sperrin - một chuyên gia trong lĩnh vực y tế - cũng khẳng định với BBC News sóng Wi-Fi không hề có tác động nào đến sức khoẻ con người. "Sóng Wi-Fi là sóng radio cường độ thấp có bước sóng tương tự như bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng. Nhưng cường độ sóng Wi-Fi thấp hơn 100.000 so với cường độ sóng trong lò vi sóng".

Sóng radio sản sinh ra từ các thiết bị phát sóng Wi-Fi, ánh sáng trắng, lò vi sóng hoặc điện thoại di động có thể khiến nhiệt độ bề mặt của vật thể tăng lên nhưng chúng không thể gây ra bất kỳ tác động xấu nào.

Cơ quan bảo vệ sức khoẻ cho biết lượng sóng radio phát ra từ một Wi-Fi hotspot trong một năm mới bằng được lượng sóng phát ra từ chiếc ĐTDĐ khi thực hiện một cuộc gọi kéo dài 20 phút.

"Một số người cho rằng sóng Wi-Fi còn có nhiều tác hại khác nhưng cho tới nay chưa hề có một bằng chứng thuyết phục nào chứng minh điều đó", giáo sư Sperrin cho biết.

Kết quả nghiên cứu

Từ hàng thế kỷ nay sóng radio và sóng bức xạ đã trở thành một phần trong cuộc sống của loài người. Nếu chúng có gây ra bất kỳ tác động xấu nào thì có lẽ giờ đây mọi người đã đều biết đến. Chúng sẽ được ghi nhận và nghiên cứu đầy đủ.

Giáo sư Sperrin cho biết thếm: "Công việc nghiên cứu về sóng radio hiện vẫn đang tiếp tục được thực hiện tại rất nhiều nước. Các bằng chứng đều cho thấy sóng Wi-Fi ở một ngưỡng cho phép và không hề gây hại cho sức khoẻ con người".

Giáo sư Olle Johansson của Viện nghiên cứu Karolinska (Thuỵ Điển) khẳng định ông có những bằng chứng cho thấy sóng radio cường độ thấp có tác động không tốt tới nhiễm sắc thể của con người.

Giáo sư Henry Lai của trường ĐH Washington cũng khẳng định với chương trình Panorama rằng ông đã phát hiện được 4 ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người dưới ảnh hưởng của sóng radio.

Trong khoảng 30 năm trở lại đây đã có khoảng 2 đến 3 nghìn nghiên cứu về sóng radio được tiến hành. Kết quả là 50% cho rằng không có bằng chứng về các tác hại và 50% cho rằng có.

Nhưng giáo sư Will J Stewart của Viện hàn lâm kỹ thuật hoàng gia Anh cho biết: "Khoa học đã nghiên cứu về sự an toàn của ĐTDĐ từ nhiều năm nay và hầu hết đều cho rằng chưa thấy có dấu hiệu tác hại nào đáng kể".

Không có tác hại

Nhưng không phải mọi thiết bị phát ra sóng radio điện từ là hoàn toàn vô hại. Ví dụ ánh sáng mặt trời đôi khi còn gây ra bệnh ung thư da. Chính vì thế khi mà bạn sử dụng máy tính xách tay đừng nên để trên đùi trong thời gian dài mà nên có đệm kê.

Giáo sư Sperrin khẳng định khó khăn trong công việc nghiên cứu sóng Wi-Fi chính là hiện nay chưa thể chứng minh tác hại của loại sóng này. "Khó có thể chứng minh được thứ không hề có tác động xấu nào. Sóng Wi-Fi chỉ có thể bị loại bỏ khi nào nó được chứng minh là có hại".

Hoàng Dũng
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=6&Cat_Sub_ID=5&news_id=15140

Ethanol Và Thực Phẩm Trên Thế Giới



Ethanol Và Thực Phẩm Trên Thế Giới
[21/05/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Trần Bình Nam
20.05.2007

Hình: Chu kỳ Carbon
(Nguồn: eia.doe.gov)

Trong mấy thập niên qua thế giới lên cơn sốt với giá dầu thô (còn gọi là dầu mỏ) lên cao làm cho các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên hiệp Âu châu trở nên lệ thuộc vào kho dầu Trung đông, và nhiều người cho rằng dầu thô là một vấn đề tạo ra căng thăng trên thế giới.

Giải pháp là cần chế biến Ethanol (1) từ thực vật, chính yếu là bắp, đậu nành, mía v.v... để trộn với xăng chế biến từ dầu thô để chạy xe. Người ta nghĩ rằng nếu sản xuất đủ Ethanol thì thế giới giải quyết được một vấn đề nhức nhối là lệ thuộc vào các nước sản xuất dầu hỏa, và về lâu dài giải quyết một vấn đề lớn cho nhân loại là đến một lúc nào đó các kho dầu mỏ khô cạn. Ngoài ra Ethanol khi cháy thải ít khí nhà kiếng vào bầu khí quyển hơn là xăng chế biến từ dầu mỏ.

Vấn đề chế biến Ethanol trở thành một chính sách lớn tại Hoa Kỳ sau vụ khủng hoảng dầu thô năm 1974 khi khối các nước sản xuất dầu thô (gọi là khối OPEC) phong tỏa dầu. Để quan trọng hóa vấn đề, ngày 18/4/1977 tổng thống Carter xuất hiện trước truyền hình toàn quốc tuyên bố rằng sự chế biến nhiên liệu thay thế dầu thô là “một cuộc chiến tranh vì đạo lý” (nguyên văn: “moral equivalent of war”).

Nhưng có một hệ lụy các chuyên viên thực phẩm trên thế giới quan tâm nhưng chưa tạo được dư luận để thế giới cùng quan tâm. Đó là càng sản xuất Ethanol, giá các phẩm vật như bắp, đậu nành .... trên thế giới càng cao và sẽ sinh ra nạn đói tại các nước nghèo, nhất là những nước thực phẩm chính là bắp. Dưới nhãn quan của các chuyên viên thực phẩm của Liên hiệp quốc, cái “đạo lý” của các nước cần dầu và dư thực phẩm trở thành “vô đạo lý” đối với các nước cần thực phẩm hơn là cần dầu thô. Và vấn đề này sẽ đưa thế giới vào một vấn đề nan giải khác như quan hệ giữa nhu cầu phát triển kinh tế và sự nóng dần của bầu khí quyển làm đảo lộn thời tiết trên thế giới .

Hiện nay hai nước sản xuất Ethanol nhiều nhất trên thế giới là Hoa Kỳ và Brazil với sự giúp đỡ và trợ cấp của chính phủ. Cái khác biệt là Hoa Kỳ sản xuất Ethanol chính yếu từ bắp, và Brazil sản xuất từ mía. Năm 2005 trong tổng số 9.66 tỉ gallons Ethanol (một gallon bằng 3.78 lít) sản xuất trên thế giới Hoa Kỳ sản xuất 44.5% từ bắp, và Brazil sản xuất 45.2% từ mía. Âu châu chuyên sản xuất dầu cặn (diesel) khoảng 1 tỉ gallon từ các loại hạt có dầu.

Vào cuối năm 2006 Hoa Kỳ có 110 trung tâm sản xuất Ethanol. 73 trung tâm khác đang được xây cất. Theo dự trù cuối năm 2008 Hoa Kỳ có khả năng sản xuất 11.4 tỉ gallons một năm. Tổng thống Bush mới đây đặt một mục tiêu cao hơn là 35 tỉ gallons một năm vào năm 2017.

Nhu cầu bắp để sản xuất Ethanol tại Hoa Kỳ đang làm ảnh hưởng đến thị trường bắp, vì Hoa Kỳ sản xuất 40% bắp trên thế giới và chiếm 50% lượng bắp xuất cảng trên toàn thế giới. Tháng Ba vừa qua giá bắp ở Hoa Kỳ lên cao nhất trong 10 năm qua với giá $4.38 một giạ (chừng 36 lít), và giá lúa mì và gạo cũng gia tăng vì nông dân giảm đất trồng lúa mì và lúa để trồng bắp.

Những điều này ảnh hưởng rất ít ở Hoa Kỳ đến độ không ai để ý nhưng đối với các nước nghèo là một vấn đề lớn. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2001, có khoảng 2.7 tỉ người đa số sống ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ có lợi tức 2 mỹ kim một ngày, và phần lớn số tiền này dùng vào thực phẩm, chính yếu là bắp, gạo, đậu nành, khoai mì. Nếu giá những thứ thực phẩm này lên cao một chút thôi cũng có thể gây ra nạn đói hoặc ít nhất là nạn thiếu ăn.

Một câu hỏi khác là: sự sản xuất Ethanol có làm cho thế giới bớt lệ thuộc vào dầu mỏ không? Câu trả lời là “không”, vì sức tiêu thụ năng lượng của thế giới càng ngày càng tăng. Theo ước lượng của Cơ quan Cung cấp Tài liệu về Năng lượng của Hoa Kỳ (U. S. Energy Information Administration) , khả năng tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ tăng 71% trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2030, chính yếu do nhu cầu phát triển của Trung quốc và Ấn độ. Sự kiện này làm giá dầu mỏ không thể giảm và nhu cầu sản xuất Ethanol càng cao, kết quả là giá thực phẩm tại các nước nghèo càng lên cao và áp lực của nạn đói càng mạnh.

Những người chủ trương sản xuất Ethanol để giải quyết vấn đề năng lượng nghĩ rằng có thể khai khẩn thêm đất và gia tăng kỹ thuật trồng trọt để tăng lượng bắp cần cho nhu cầu sản xuất Ethanol mà không làm ảnh hưởng đến giá bắp trên thế giới. Nhưng nếu lấy Hoa Kỳ làm chuẩn thì trong 10 năm qua lượng sản xuất bắp của Hoa Kỳ chỉ tăng 2% mỗi năm, trong khi lượng bắp cần cho Ethanol đòi hỏi gấp đôi số tăng đó. Đó chưa nói đến sự khai khẩn thêm đất để trồng bắp có thể ảnh hưởng đến Chương trình Bảo vệ Môi sinh của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (Department of Agricultures Conservation Reserve Program).

Với tình hình phát triển và tranh chấp hiện nay trên thế giới giá dầu thô sẽ không có cơ giảm, giá thực phẩm (chính yếu là bắp, đậu nành và lúa mì, gạo) do nhu cầu sản xuất Ethanol sẽ lên cao và các nước nghèo, nhất là những nước không có dầu thô sẽ phải chịu một lúc hai gánh nặng là giá thực phẩm và giá nhiên liêu cao. Theo thống kê của Cơ quan Lương Nông Quốc tế (Food and Agriculture Organization - FAO) trên thế giới có 82 nước thiếu thực phẩm và đa số các nước này đều là nước nhập cảng dầu .

Để thấy ảnh hưởng của sự khô cạn thực phẩm đối với các nước còn thiếu ăn trên thế giới hãy lấy thí dụ một nước có dầu hỏa và chưa đến nổi thiếu ăn như Mexico. Người Mexico ăn bánh tráng bắp (tortilla) và có nhu cầu nhập cảng bắp (bằng tiền bán dầu mỏ). Trong số bắp nhập cảng 80% đến từ Hoa Kỳ. Cuối năm vừa qua giá bắp nhập cảng tăng từ $2.8 lên $4.2 một giạ làm cho giá tortilla tăng lên gấp đôi. Số dân nghèo tại Mexico khốn đốn. Tháng giêng năm 2007 vừa qua tổng thống Felipe Calderon buộc phải ra lệnh ngưng tăng giá bắp trong nước.

Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế ở Hoa Thịnh Đốn (International Food Policy Institute) ước lượng rằng với đà sản xuất Ethanol hiện nay giá bắp bây giờ sẽ tăng dần lên đến 20% vào năm 2010 và 41% vào năm 2020. Giá của các sản vật khác như các loại hạt có dầu, đậu nành, hạt cây hướng dương cũng tăng dần đến 26% vào năm 2010 và 76% vào năm 2020, và giá lúa mì sẽ tăng đến 11% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020.

Vùng dưới sa mạc Sahara ở Phi Châu, và một vài vùng thật nghèo tại Á Châu và Nam Mỹ dân còn sống bằng củ khoai mì (cassava). Loại cây này có thể trồng ở đất xấu, nhưng với sự cạnh tranh đất để trồng bắp của các nhà đại sản xuất, giá củ mì cũng sẽ tăng lên 33% vào năm 2010 và 135% vào năm 2020.

Mặc dù các con số nói trên đều là dự phóng và sự chính xác của nó lệ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nó nói lên một điều là cơn sốt sản xuất Ethanol hiện nay sẽ là nguyên nhân của nạn đói của những vùng thiếu may mắn trên thế giới trong tương lai.

Năm 1996 Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Thực Phẩm (World Food Summit) quy định mục tiêu giảm số 823 triệu người đói trên thế giới năm 1990 xuống còn 400 triệu trong năm 2015. Năm 2000 Hội nghị Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (UN Millennium Development Goals) cho biết trong năm 1990 cứ 100 người trên thế giới có 16 người còn đói và ấn định mục tiêu xóa đói bằng cách đưa con số này xuống 8 người vào năm 2015. Nhưng những mục tiêu này trở thành ảo tưởng với giá bắp, kéo theo các phẩm vật nông nghiệp khác, càng lúc càng cao.

Ngân hàng Thế giới lượng định rằng nếu giá bắp và các phẩm vật nông nghiệp khác tăng 2% thì thực phẩm dân nghèo có thể mua được để ăn giảm 1%. Và với tình hình này năm 2025 số người bị nạn đói trên thế giới sẽ lên tới con số 1.2 tỉ người, nghĩa là gấp ba lần con số World Food Summit năm 1996 dự trù .

Theo hai giáo sư C. Ford Runge và Benjamin Senauer (xem tài liệu tham khảo), do sự thúc bách tránh lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ tại Trung đông, và phần khác để giảm ảnh hưởng của khí nhà kiếng (làm nóng bầu khí quyển) Hoa Kỳ đã đưa ra những chương trình trợ cấp rộng rãi cho kỹ nghệ sản xuất Ethanol, nhưng nghiêng về sản xuất Ethanol bằng bắp và đậu nành. Thật ra (như đã nói ở trên) dù sản xuất Ethanol hết khả năng, Hoa Kỳ và thế giới vẫn còn lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ. Về mặt khí nhà kiếng, nếu tính cả quá trình chế biến và sử dụng Ethanol thì Ethanol chỉ làm giảm khí nhà kiếng từ 12 đến 26% thôi.

Nói chung chính sách hiện nay của Hoa Kỳ khuyến khích sự sản xuất Ethanol sẽ không giải quyết các vấn đề mà nó có mục đích giải quyết, trong khi nó tạo ra thêm một vấn đề là làm khan hiếm một nguồn thực phẩm cần thiết cho các nước nghèo.


Ethanol giải quyết vấn nạn năn lượng Hoa Kỳ: còn nhiều tranh cãi

Một lĩnh vực đáng để tâm là Ethanol sản xuất bằng cellulose (trong thân cây, cỏ). Loại Ethanol này thải khí nhà kiếng ít hơn Ethanol sản xuất bằng bắp và đậu nành và chỉ thải bằng từ 15 đến 18% do khí thải ra bằng xăng chế biến từ dầu mỏ. Tuy nhiên chính phủ cũng như các nhà kỹ nghệ Hoa Kỳ chưa sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực sản xuất này vì bắp quá dồi dào tại Hoa Kỳ, và kỹ nghệ sản xuất Ethanol bằng bắp đang mang lại nhiều lợi nhuận. Một bước dò dẫm của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ (U. S. Energy Department) là tháng Ba vừa qua Bộ này quyết định sẽ đầu tư 385 triệu mỹ kim vào 6 nhà máy thí nghiệm chế biến Ethanol từ cây và cỏ. Đây là một sáng kiến đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên trên con đường dài giải quyết năng lượng và môi trường, chính phủ Hoa Kỳ thay vì dồn mọi sự trợ cấp cho kỹ nghệ sản xuất Ethanol cần có những bộ luật tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực chế tạo xe hơi, xây nhà cửa và các cơ sở kỹ nghệ. Ngoài ra cần đầu tư nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời, gió và sóng biển. Và trên hết là năng lượng nguyên tử.

Chính sách năng lượng hiện nay của Hoa Kỳ thiếu cân đối và cần điều chỉnh càng sớm càng tốt trước khi vấn nạn năng lượng chưa giải quyết xong mà nạn đói đã đe dọa những vùng thiếu may mắn trên thế giới.

Tham khảo: “How Biofuels Could Starve the Poor”, Foreign Affairs số tháng Năm & tháng Sáu 2007 do hai giáo sư C. Ford Runge và Benjamin Senauer viết. Giáo sư Runge chuyên về kinh tế ứng dụng và luật, đồng thời là giám đốc của trung tâm nghiên cứu các chính sách về thực phẩm và nông nghiệp tại đại học Minnesota. Giáo sư Senauer dạy về môn kinh tế ứng dụng và là phụ tá của giáo sư Runge tại trung tâm nghiên cứu các chính sách về thực phẩm và nông nghiệp nói trên.
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6367

Monday, May 21, 2007

Nhà máy luyện thép trị giá $30 tỉ USD dự trù đầu tư ở Thanh Hóa

Nhà máy luyện thép trị giá $30 tỉ USD dự trù đầu tư ở Thanh Hóa
Sunday, May 20, 2007

THANH HÓA - Một dự án đầu tư kỹ nghệ lớn nhất đầu tư vào Việt Nam về ngành thép nếu được chấp thuận sẽ được thực hiện tại khu kỹ nghệ Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, nơi sẽ chuẩn bị thiết lập xưởng lọc dầu thứ hai tại Việt Nam.

“Dự án nhà máy gang thép và các công trình phụ trợ có tổng trị giá 30 tỉ USD của tập đoàn Eminence (Mỹ) đang được dự kiến đầu tư xây dựng tại Khu Kinh Tế Nghi Sơn” bản tin của tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam giữa tuần qua cho hay.

Theo nguồn tin này: “Sáng 15 Tháng Năm, tại Hà Nội, tại buổi thuyết trình nhằm công bố dự án rộng rãi đến các công ty tài chính quốc tế để kêu gọi vốn đầu tư, đại diện của Eminence cho biết trong giai đoạn đầu (từ năm 2007-2013), nhà máy dự kiến sẽ có công suất 12 triệu tấn thép/năm với vốn đầu tư 8 tỉ USD.

Giai đoạn 2 (từ năm 2013 - 2020), nâng vốn đầu tư lên 18 tỉ USD, công suất tăng lên thành 30 triệu tấn thép/năm. Dự án sẽ sử dụng khoảng 10,000 lao động.

Eminence cho biết, sản phẩm chủ yếu của nhà máy bao gồm: phôi thép, thép đặc chủng, thép tấm dùng trong công nghiệp, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép mạ cùng các sản phẩm về thép... Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Eminece nói sẽ dành khoảng 4 tỉ USD trong tổng vốn đầu tư để đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ đi kèm gồm có: cụm cảng biển nước sâu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, khu đô thị dân cư; hệ thống giáo dục từ nhà trẻ đến đại học; viện nghiên cứu, bệnh viện đa khoa, khách sạn 5 sao và 400 nhà máy hạ du của thép...

Ông Kim W.S Yang, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Eminence cho biết, Eminence đang làm việc với Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB), Ngân Hàng Thế Giới (WB) và nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác để giới thiệu về dự án, đồng thời triển khai các nghiên cứu tiền khả thi để thực hiện dự án.

Theo nguồn tin trên, dự án này đang được Hà Nội cứu xét. Nếu được thông qua, dự án có thể sẽ khởi công vào Tháng Giêng, 2008.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60061&z=2

Saturday, May 19, 2007

Báu vật titanium và nhà khoa học mê... mì Quảng





Báu vật titanium và nhà khoa học mê... mì Quảng - Kỳ cuối: Thua đường ngắn, thắng đường dài
00:28:32, 05/05/2007
Đặng Ngọc Khoa
Nữ trang Titanium - Ảnh: Inter

* Quặng titanium có gây hại cho sức khỏe cư dân?

Tự nhận mình rất thiếu thông tin về titanium ở VN, kỹ sư Đỗ Nhật Nam đã nhờ tôi chuyển đến ông những tình hình mới nhất. Ông tỏ ra vui khi được biết ở một vài địa phương như Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định đã bắt đầu có thái độ đúng mực trong khai thác và liên doanh khai thác titanium.

Tuy nhiên, là chuyên gia sâu về hợp kim titanium, ông vẫn không thoát khỏi nỗi lo tương lai gần VN nhanh chóng cạn kiệt nguồn nguyên liệu cực kỳ quý hiếm này.

Ông nói: "Xuất khẩu thô chỉ được vài cái lợi nhỏ trước mắt cho cá nhân mà không bù nổi cái hại lớn và lâu dài cho đất nước. Không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn về xã hội, môi sinh, y tế công cộng, an ninh quốc gia, phát triển công nghiệp, du lịch! VN nên sẵn sàng hợp tác kinh doanh có điều kiện triển khai công nghệ lâu dài với bất kỳ đối tác nào để khai thác titanium. Nhưng phải biết người biết mình, phải có bản lãnh, lòng yêu nước và viễn kiến để nói Yes, if ... hoặc No, but...".

Về vấn đề titanium có gây phóng xạ hay không, ông cho biết, titanium ròng (hoặc hợp kim titanium) tuy có phát phóng xạ nhưng rất thấp, hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. So với các kim loại khác, hoặc khoáng sản trong thiên nhiên, hoặc chính môi sinh mà ta hằng ngày tiếp xúc (đá, cây, nước, mặt trời...), titanium vẫn được coi là một kim loại sạch. Khi ngồi trên máy bay, hành khách đang bị bao vây bởi hàng tấn titanium, phát ra những tia phóng xạ nhưng không xâm nhập được lâu dài vào cơ thể. Vỏ đồng hồ đeo tay, gọng kính, máy ảnh... loại đắt tiền nhiều khi cũng làm bằng hợp kim titanium đấy.

Tuy nhiên, quặng Ilmenite và Rutile (là hai quặng chính để bắt đầu quy trình tinh luyện thành titanium) nằm dưới lòng đất hay trong lòng cát thì có một năng lượng trơ, nếu chưa bị khai thác là còn "ngủ yên". Vì vậy con người có thể sinh sống trên, hoặc gần, các vùng đất có chứa mỏ quặng titanium mà không sao hết. Trái lại, trong quá trình biến chế quặng thành TiO2 (Dioxide Titanium), là sản phẩm mà các mỏ tại VN đang sản xuất, thì những năng lượng trơ nói trên bị "thức dậy".

Hợp kim nhôm - titanium trên cánh máy bay A380 - Ảnh: Inter

Chúng sẽ tiếp xúc với cơ thể con người, nhất là thông qua đường thở, hiện tượng phóng xạ sẽ có nhiều khả năng gây ra bệnh ung thư và các bệnh về hồng huyết cầu. Cho nên ở Mỹ, kiểm tra và xử lý phóng xạ là ưu tiên hàng đầu của EPA (Environment Protection Agency) để bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân viên trong công nghiệp khai thác quặng mỏ titanium.

Thực tế ở VN, người ta khai thác titanium theo kiểu thủ công như hái rau, bắt cá nhưng các đầu nậu lại tuyên truyền một nửa sự thật rằng "cát đen gây phóng xạ nên cần làm sạch"; khi chế biến cần những yêu cầu nghiêm ngặt thì lại có người, có nơi lại xem như không. Đọc báo điện tử "bên nhà" biết được tình trạng đó, ông nhấn đi nhấn lại là phải bắt buộc các nhà sản xuất có một hệ thống kiểm tra phóng xạ do các chuyên gia của ta xác định dựa trên tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới.

Cần một chiến lược khai thác hợp lý

Tôi cung cấp cho ông Đỗ Nhật Nam một số dữ liệu từ Bộ Tài nguyên - Môi trường: Tiềm năng khoáng sản "cát đen" ở VN chiếm khoảng 5% tổng tiềm năng của thế giới. Hiện VN chỉ tiêu thụ một lượng ilmenit rất thấp, chủ yếu dùng để sản xuất que hàn. Trong khi đó, hằng năm nước ta phải nhập một lượng TiO2 có tổng giá trị đến 25-30 triệu USD. Năm 2005, Hiệp hội Titan VN (Vina Titan) đã xuất khẩu 300.000 tấn quặng ilmenit. Lượng xuất khẩu ilmenit năm 2006 cũng đạt mức tương đương. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất nhỏ không thuộc Vina Titan cũng xuất khẩu khoảng 150 nghìn tấn ilmenit.


Khai thác titanium tại Bình Định - Ảnh: Ngọc Toàn

Cho đến nay, các nhà sản xuất quặng ilmenit chủ yếu tập trung vào việc cung cấp cho các thị trường xuất khẩu, trong khi đó lượng tiêu thụ trong nước ở mức rất thấp. Ông giật mình: "Không nên vì nhu cầu kinh tế và xã hội tức thời mà khai thác cấp tốc và tuyệt tận nguồn khoáng sản rất quý hiếm này. Tôi muốn góp ý về một chiến lược quản lý việc khai thác titanium cấp quốc gia chủ yếu thu gọn trong 7 từ: Thua đường ngắn để thắng đường dài". Được biết, chỉ riêng hợp kim Titanium 6Al-4V hiện có rất nhiều công ty "đại gia" như Boeing, Lockheed Martin, Grumman, Helicopter, Bendix, Allied Signals, United Technologies, TRW và General Dynamics... tìm nguồn hàng và đặt mua.

Nhìn vào danh sách ấy và mường tượng chỉ vài năm nữa, khi VN có đủ lượng titanium tinh chế để bán cho họ với giá cao ngất trời mà sướng! Chưa kể lúc đó, nếu mình chế tạo được vệ tinh, tàu cao tốc xuyên lòng biển... cũng không phải chiều lụy, phụ thuộc ai khi thiết kế hợp kim này! Nghe viễn cảnh, ông Đỗ Nhật Nam nói: "Nếu được như vậy thì tôi cũng sướng như khi được ngồi bên bờ sông Hàn mà ăn một triệu tô mì Quảng vậy !".

Đặng Ngọc Khoa
http://www2.thanhnien.com.vn/Kieubao/2007/5/5/191353.tno

Những quốc gia kết nối Internet hàng đầu

Những quốc gia kết nối Internet hàng đầu - 18/5/2007 13h:49

Đã có đến 30 nước có tốc độ Internet cao trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Theo số liệu tính toán, nó tăng 26% là khoảng 197 triệu máy vào cuối năm 2006 từ 157 triệu máy cách thời điểm đó 1 năm. Con số này cũng tăng tương đương với tốc độ tăng dân số.

Nhưng những gì đạt được vẫn không phân bổ một cách đồng đều. Một vài quốc gia ở Bắc Âu và châu Á đang tham gia vào những nước có mạng Internet nhanh. Nổi trội là Hàn Quốc và Nhật Bản đang dẫn đầu việc kết nối thông qua mạng lưới cáp quang. Và dù Mĩ dẫn đầu OECD về tổng số khách hàng sử dụng mạng, cũng không ngăn nó tụt dốc trong bảng xếp hạng về tốc độ.

Đan Mạch

Xếp hạng: 1
Xếp hạng năm ngoái: 4
Thuê bao mạng tính trên 100: 31,9
Tổng thuê bao: 1.728.359

Đan Mạch và Hà Lan là hai nước đầu tiên trong cộng đồng OECD đạt qua ngưỡng 30 thuê bao trên 100 dân cư. Đan Mạch cũng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm qua, thêm đến 5,8 thuê bao trên 100 dân cư.

Hàn Quốc

Xếp hạng: 4
Xếp hạng năm ngoái: 2
Thuê bao mạng tính trên 100: 29,1
Tổng thuê bao: 14.042.728

Hàn Quốc là nước có mạng Internet tốc độ cao nhất trong số các nước Châu Á thuộc cộng đồng OECD, với ít nhất 26 thuê bao trên 100 dân cư. Và trong 100 dân ấy, có khoảng 6 người được kết nối Internet tốc độ cao qua mạng cáp quang.

Canada

Xếp hạng: 9
Xếp hạng năm ngoái: 8
Thuê bao mạng tính trên 100: 23,8
Tổng thuê bao: 7.675.533

Không nước nào trong nhóm G7 kết nối mạng nhiều hơn Canada. Và trong khi những đường truyền thuê bao ADSL đang là phương thức chiếm 28/30 nước thành viên OECD thì tại Canada, kết nối modem vẫn đang là hình thức thống trị.

Anh Quốc

Xếp hạng: 11
Xếp hạng năm ngoái: 13
Thuê bao mạng trên 100: 21,6
Tổng thuê bao: 12.993.354

Công dân Anh được hưởng lợi từ việc các nhà phân phối cạnh tranh giảm giá thành mỗi gói cước kết nối 25 megabit/s chỉ có 24USD một tháng. Chỉ vừa trong tuần qua, nhà phân phối The Cloud phát biểu sẽ tài trợ cho quận tài chính của thành phố London công nghệ wi-fi với tốc độ truy cập Internet cao nhất.

Nhật Bản

Xếp hạng: 14
Xếp hạng năm ngoái: 11
Thuê bao mạng trên 100: 20,2
Tổng thuê bao: 25.755.080

Nhật Bản dẫn đầu khối OECD về việc kết nối bằng mạng cáp quang siêu nhanh - 7,9 triệu máy trên tổng số thuê bao. Trên thực tế, những thuê bao cáp quang của Nhật nhiều hơn tổng số 23 nước trong 30 nước OECD cộng lại.

Mỹ

Xếp hạng: 15
Xếp hạng năm ngoái: 12
Thuê bao mạng trên 100: 19,2
Tổng thuê bao: 58.136.288

Hoa Kỳ đã sụt giảm thứ hạng theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính bởi kết nối Internet tốc độ cao ở Hoa kì đắt hơn hầu hết các nước khác. Những người sử dụng tại Mĩ phải trả cao gấp 10 lần so với mặt bằng chung.

Úc

Xếp hạng: 16
Xếp hạng năm ngoái: 17
Thuê bao mạng trên 100: 19,2
Tổng thuê bao: 3.939.288

Giống như hầu hết các quốc gia khác, dịch vụ nối mạng qua đường dây điện thoại không còn được ưa chuộng tại Úc nữa. Theo Cục thống kê Úc báo cáo vào khoảng 2,75 triệu thuê bao kết nối qua điện thoại vẫn được sử dụng ở Úc vào tháng 9/2006 đã giảm xuống từ 4,1 triệu cách đó 18 tháng.

Hungary

Xếp hạng: 24
Xếp hạng năm ngoái: 25
Thuê bao mạng trên 100: 11,9
Tổng thuê bao: 1.198.709

Vào đầu năm 2006, Ngân hàng Đầu tư châu Âu đã đồng ý cho nước này mượn 190 triệu euro để phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ cũng như tăng tốc độ cho những kết nối vào mạng Internet.

Mexico

Xếp hạng: 30
Xếp hạng năm ngoái: 28
Thuê bao mạng trên 100: 3,5
Tổng thuê bao: 3.728.150

Giữa các nước OECD thì Mexico là nước còn thiếu thốn về cơ sở hạ tầng để cung cấp sự kết nối Internet tốc độ cao. Avantel là một trong những nhà cung cấp đang cố gắng khắc phục vấn đề này. Nó sẽ xây dựng những mạng lưới cơ bản tại các thành phố lớn như Guadalajara, Monterrey, và Mexico City vào cuối năm nay

Minh Khuê

Theo Businessweek, VTC
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=2&Cat_Sub_ID=7&news_id=15058

Friday, May 18, 2007

21.5: Tổng giám đốc Tập đoàn Microsoft đến VN

21.5: Tổng giám đốc Tập đoàn Microsoft đến VN
Cập nhật cách đây 48 phút

Theo tin từ Văn phòng Microsoft Việt Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Microsoft - ông Steve Ballmer sẽ có chuyến làm việc một ngày tại Việt Nam vào ngày 21.5. Đây là lần đầu tiên ông Steve Ballmer đến Việt Nam, trước đó, ông Bill Gates - Chủ tịch của Microsoft, đã đến làm việc tại VN 2 lần.

Trong một ngày làm việc tại Việt Nam, ông Steve Ballmer sẽ có cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, ông Steve Ballmer cũng có các buổi gặp mặt với các khách hàng quan trọng của Microsoft tại Việt Nam, các đối tác...

http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/5/19/193334.tno

Monday, May 14, 2007

Hai hãng bảo mật hàng đầu thế giới Symantec và McAfee vừa phải khẩn cấp cho khắc phục những lỗ hổng bảo mật nguy hiểm trong các phần mềm chống virus.



McAfee, Symantec vá lỗi phần mềm chống virus - 14/5/2007 13h:38

Hai hãng bảo mật hàng đầu thế giới Symantec và McAfee vừa phải khẩn cấp cho khắc phục những lỗ hổng bảo mật nguy hiểm trong các phần mềm chống virus.

Tuy nhiên, những lỗi bảo mật ActiveX được phát hiện và khắc phục lần này không hề có liên quan gì đến Dự án tháng các lỗi bảo mật ActiveX vừa được khởi động gần đây.

Những lỗi bảo mật này gồm một lỗi trong giao diện điều khiển phần mềm chống virus thư rác của McAfee - McAfee Security Center - và một lỗi trong sản phẩn Norton Antivirus của Symantec.

Lỗi bảo mật ActiveX trong McAfee Security Center có thể bị tin tặc lợi dụng để gây ra hiện tượng tràn bộ nhớ đệm tạo điều kiện cho phép chúng chiếm được quyền thực thi đoạn mã từ xa trên hệ thống mắc lỗi.

Để khai thác được lỗi bảo mật này tin tặc phải lừa được người dùng nhắp chuột vào một liên kết độc hại đính kèm theo email hoặc trên một trang web nào đó.

McAfee xác nhận lỗi bảo mật này tồn tại trong một loạt Security Center tích hợp trong Total Protection 2007, VirusScan 8.x, 9.x, 10.x, và VirusScan Plus 2007.

Trong khi đó, tuần qua Symantec cũng xác nhận một lỗi bảo mật tràn bộ nhớ đệm tồn tại trong ActiveX Control đi kèm với ứng dụng chống virus Norton Antivirus.

Cũng giống như lỗi trong sản phẩm của McAfee để khai thác được lỗi bảo mật trong sản phẩm của Symantec tin tặc phải lừa được người dùng nhắp chuột vào một đường liên kết độc hại. Nếu thành công chúng sẽ giành được quyền cho phép chạy mã độc trên hệ thống mắc lỗi.

Symantec khẳng định đã phát hành bản vá lỗi và người dùng có thể tải về bằng dịch vụ LiveUpdate.

Hoàng Dũng
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=2&Cat_Sub_ID=7&news_id=14951

Việt Nam cần có một chiến lược khai thác Titanium sao cho có lợi cho nền kinh tế



Việt Nam cần có một chiến lược khai thác Titanium sao cho có lợi cho nền kinh tế
2007.05.14

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Trong hơn 20 năm qua, cát đen hay còn được gọi là quặng Titanium được khai thác bừa bãi tại ven biển các tỉnh miền Trung để xuất khẩu. Việc khai thác này đã khiến cho một số rừng dương chắn cát bị triệt hạ, làm thay đổi môi trường tại các vùng ven biển.

* Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
* Tải xuống để nghe

Khai thác titanium trái phép tại Núi Thành (Quảng Nam). Hình của Thanh Nien Online

Hơn nữa việc xuất khẩu Titanium dưới dạng thô đã gây thiệt hại cho nguồn tài nguyên quý giá này. Ngòai ra giá một tấn cát đen chỉ vào khỏang từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng một tấn trong khi nếu chế biến sâu thêm nữa, một tấn cát đen có thể được bán với giá 2 ngàn năm trăm đô la một tấn.

Xin mời quý thính giả theo dõi tình hình khai thác cát đen tại Việt Nam qua bài tường trình sau đây của Trường Văn.

Kỹ sư Đỗ Nhật Nam, chuyên gia trong ngành hàng không, không gian ở Mỹ cho biết là ông rất ngạc nhiên trước tình hình khai thác bừa bãi Titanium tại miền Trung. Theo ý ông thì cần phải có một tầm nhìn chiến lược về việc khai thác Titanium vì hợp kim này được các nhà khoa học đánh giá là hợp kim của tương lai.

Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Phố, chuyên về ngành luyện kim, hiện là Chủ tịch Hội Đúc luyện kim tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm là hiện nay Trung Quốc đang thu mua tích trữ cát đen để dùng cho ngành hàng không, không gian và các ngành công nghệ cao của họ.

Kỹ sư Đỗ Nhật Nam khẳng định là trong ngành hàng không dân dụng, 20% khung sườn máy bay được chế bằng Titanium và khỏang 4% hợp kim được dùng chế tạo các động cơ phản lực là Titanium.

Mạnh ai nấy đào

Cát đó nó lẫn những viên đen đen chút chút, họ làm bằng thủ công để lấy những viên đó ra. Ngay tại Tường Nham chở qua bên thị trấn Sông Cầu. Chỗ gần Phước Lý có một nhà máy làm bằng thủ công, đơn giản thôi để sàng cát đen, lấy các đen đi bán. Rồi dọc theo bờ biển, Bãi Dương .. cũng có chất Titanium để khai thác.

Một người dân tại Phú Yên

Trong khi đó tại các tỉnh miền Trung, việc khai thác hợp pháp cũnh như bất hợp pháp cát đen, tên gọi dân giả của Titanium đã làm cho các rừng dương chắn cát dọc bờ biển bị hũy họai đáng kể và nguồn nguyên liệu quý này của Việt Nam có thể bị cạn kiệt nếu không có một tầm nhìn chiến lược quốc gia để giữ gìn và khai thác nó.

Một người dân tại Phú Yên kể lại chuyện khai thác cát đen tại huyện Sông Cầu: “Cát đó nó lẫn những viên đen đen chút chút, họ làm bằng thủ công để lấy những viên đó ra. Ngay tại Tường Nham chở qua bên thị trấn Sông Cầu. Chỗ gần Phước Lý có một nhà máy làm bằng thủ công, đơn giản thôi để sàng cát đen, lấy các đen đi bán. Rồi dọc theo bờ biển, Bãi Dương .. cũng có chất Titanium để khai thác.

Bây giờ báo chí la quá cho là phá họai môi trường. Ti tan nó nằm trên lớp cát dọc bờ biển, chỉ có đào sàng và đãi như đãi vàng vậy. Lý do là khai thác thủ công, khai thác bộc phát do nông dân làm, khôngcó bài bản, qui họach, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy đào nên bị cấm.”

Ông cho biết thêm là với lối khai thác thủ công như vậy, giá Titanium được bán rất rẻ: “Bán kiểu đó giống như bán củi mà, cho nên đâu phải bán theo giá đã làm ra thành phẩm rồi và Việt Nam đâu có trình độ để làm ra sản phẩm Titanium.”

Trong khi đó, một viên chức thuộc phòng khóang sản thuộc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quãng Nam cho biết là hiện tỉnh không có chuyện khai thác cát đen trái phép. Ông nói:

“Nay thì tình hình khai thác Titan, ở Quảng Nam nói cho lắm chớ hiện nay không nhiều lắm, chủ yếu khai thác những khu vực trong khu kinh tế Chu Lai, những chỗ đã có dự án đầu tư trên khu vực đó thì tỉnh chủ trương cho khai thác ở nơi đó để nhanh chóng tận thu khóang sản titan ở lòng đất rồi giao mặt bằng cho các nhà đầu tư để xây dựng trên mặt bằng đó.

Còn tòan bộ khu vực dài 25km dọc biển đa số có khóang sản Titan rất nhiều nhưng mà Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đâu có cấp, chỉ cấp ở khu kinh tế mở Chu Lai thôi. Khai tháa hòan tòan không có trái phép.”

Gây phóng xạ?

Nhiều công ty, các đầu nậu đưa ra luận điệu là cát đen gây phóng xạ để biện minh cho việc nên xuất khẩu Titanium ra nước ngòai.

Bây giờ phải khai thác cát đen thô thôi vì mình không có công nghệ Titanium trong các lọai thép cao cấp. Chính vì chỗ mình không bán Titanium đi đâu được cho nên phải xuất thô thôi. Cái đó cũng như mình bán máu mà ăn nhưng mà không có cách nào khác được.

Giáo sư Trần Kim Thạch

Tin đồn về phóng xạ của cát đen cũng xảy ra tại huyện Sông Cầu: “Năm đó bà Mỹ hạnh làm trường Trung học Sông Cầu, bả lấy các đó bả tô. Sau đó phụ huynh học sinh tố cáo, thanh tra bả. Họ nói là cát đó bị phóng xạ, làm học trò bệnh lung tung.”

Được hỏi về phóng xạ của cát đen, giáo sư Trần Kim Thạch ở thành phố Hồ Chí Minh giải thích: “Không, không đúng, nó đi chung một chất khác là mônasít là có phóng xạ. Mình phải tách hai cái đó ra thì mới khai thác được cát đen. Còn mình không tách ra thì có thể phóng xạ vì nó chứa mônasít.

Khi bán thô thì không có phóng xạ nguy hiểm nhưng mà khi lọc lấy mônasít qua một bên rồi bán Titan thì cái mônasít là nguốn phóng xạ tại chỗ có thể gây nguy hiểm. Ở Qui Nhơn đã có phóng xạ nguy hiểm này rồi. Cho nên phải tìm cách cô lập mônasít để lấy cát đen mà thôi.”

Giáo sư Trần Kim Thạch có ý kiến thêm về việc người dân khai thác cát đen: “Bây giờ phải khai thác cát đen thô thôi vì mình không có công nghệ Titanium trong các lọai thép cao cấp. Chính vì chỗ mình không bán Titanium đi đâu được cho nên phải xuất thô thôi. Cái đó cũng như mình bán máu mà ăn nhưng mà không có cách nào khác được.

Thành ra phải thông cảm cho những dân đào trộm bán như vậy. Còn nếu để phơi ra đó thì cũng không ai mua, biết làm sao bây giờ. Khó khăn của mình là chỗ phải có công nghệ để chế biến rồi mới xuất khẩu được nếu mà có yêu cầu. Còn nếu chế biến ra mà không xuất khẩu thì càng chết nữa.”

Hiện nay các công ty khai thác các đen tại Bình Thuận, Thừa Thiên.. đang liên lạc với các công ty nước ngòai kể cả các công ty Mỹ để xây dựng các nhà máy sản xuất Titanium Dioxide hầu tăng giá trị thành phẩm xuất khẩu.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/14/VietnamNeedsStrategyToExploitTitanium_TVan/

Sunday, May 13, 2007

Sài Gòn xin thay nhà đầu tư khác cho dự án xe điện ngầm

Sài Gòn xin thay nhà đầu tư khác cho dự án xe điện ngầm
Saturday, May 12, 2007

SÀI GÒN - Nhà cầm quyền tại Sài Gòn xin được tìm nhà đầu tư khác cho dự án xe điện ngầm để thay cho một công ty Nga bị xem là không làm đúng việc, theo tin báo Lao Ðộng đưa ra ngày 11 Tháng Năm.

Báo này cho biết Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố đã “có kiến nghị thủ tướng chính phủ chấp thuận” để Sài Gòn được tìm nguồn hợp tác khác thay có công ty Jobrus của Nga trong việc thực hiện đầu tư nghiên cứu dự án xe điện ngầm tại Sài Gòn.

Cũng theo báo Lao Ðộng, trước đó, từ năm 2004, công ty Jobrus đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với thành phố về việc xây dựng và khai thác 3 tuyến xe điện ngầm. Tuy nhiên các năm qua, công ty Jobrus vẫn chưa làm rõ các phương án tài chính, nguồn vốn vay của tuyến 3 tàu điện ngầm trên theo yêu cầu của thành phố.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=59714&z=2

Friday, May 11, 2007

Phát hiện hành tinh nóng hơn 2.000 độ C



Phát hiện hành tinh nóng hơn 2.000 độ C - 11/5/2007 13h:54

Các nhà khoa học ngày 9-5 cho biết họ vừa phát hiện một hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời có kích thước tương đương sao Thổ có nhiệt độ lên đến hơn 2.000 độ C, là hành tinh nóng nhất từ trước tới nay.

Phát hiện này dựa trên các hình ảnh và dữ liệu do kính viễn vọng Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cung cấp. Theo đó, nhiệt độ của hành tinh này - được đặt tên HD 149026b - là 2.040 độ C, tương đương nhiệt độ trên bề mặt các ngôi sao đỏ khổng lồ và bằng gần ½ nhiệt độ bề mặt mặt trời.

“Nhiệt độ trên hành tinh này cao hơn hẳn nhiệt độ những hành tinh mà chúng ta từng biết”, Drake Deming, thuộc Trung tâm chuyến bay Goddard của NASA ở Greenbelt, đồng tác giả công bố phát hiện trên cho biết.

Theo các nhà khoa học, HD 149026b là một hành tinh tối, có nghĩa là nó hấp thu hầu hết ánh sáng từ những ngôi sao tiến đến gần nó.

HD 149026b quay theo quỹ đạo một ngôi sao nằm trong chòm sao Hercules, cách Trái đất 279 năm ánh sáng. Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện những đặc điểm khác biệt của các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời sẽ giúp nâng cao hiểu biết về các hành tinh.


(Ảnh: NASA)

TƯỜNG VY

Theo CBC News, New Scientist, TTO
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=14879

Việt Nam và triển vọng trở thành một công xưởng phần mềm của thế giới

Việt Nam và triển vọng trở thành một công xưởng phần mềm của thế giới
2007.05.11

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Được trở thành một quốc gia sản xuất và gia công phần mềm cho thế giới là mơ ước của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trong tình hình nhân lực hiện tại, khó lòng tưởng tượng ra được một vị trí xứng đáng dành cho Việt Nam trong vai trò cường quốc gia công phần mềm cho thế giới khi mà hiện trạng giáo dục hiện nay tụt hậu rất xa với những thành tựu trong CNTT của các nước. Mặc Lâm có bài về vấn đề này mời quý vị theo dõi.

* Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vnấ này
* Tải xuống để nghe

Một cửa hàng bán sản phẩm của công ty Intel ở TP. HCM hôm 10-11-2006. AFP PHOTO

Theo Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam thì trong vài năm nữa Việt Nam rất có triển vọng trở thành một công xưởng phần mềm của thế giới. Tuy nhiên khi nhìn vào những yếu kém của hạ tầng cơ sở và những gì được gọi là thành tựu của nước nhà người ta nhận thấy ngay còn nhiều bất cập cần phải được khắc phục.

Có lẽ những tiên đóan của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam xem ra quá lạc quan vì nếu nhìn kỹ thì người ta dễ nhận ra đây chỉ là tiềm năng, là những vốn quý của dân tộc cần được khai thác, bồi dưỡng và nhất là đào tạo một cách chuyên nghiệp cho những người theo đuổi ngành CNTT trong nước, góp phần vào việc nâng con số công nhân lành nghề trong lĩnh vực phần mềm lên cao, trước khi an tâm đánh giá những lợi thế của mình so với những nước trong khu vực.

Chúng tôi hỏi chuyện ông Lâm Quang Nam, trưởng phòng đào tạo của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam, còn được gọi tắt là Vinasa về những đánh giá của Hiệp Hội đối với nguồn nhân lực hiện nay. Ông Nam cho biết:

Ông Lâm Quang Nam: Điểm mạnh của Việt Nam thì xưa nay mọi người đều nói rồi, Việt Nam có một hệ thống giáo dục chú trọng đến kỹ thuật cho nên khả năng kỹ thuật và nhất là khả năng toán học của học sinh Việt Nam rất tốt trong các nước đang phát triển và đấy là tiền đề để Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam dựa vào mà tin rằng chúng ta có thể phát triển được nguồn nhân lực ở trong nước.

Và cái nhân lực là điểm mà Việt Nam mạnh hơn các nước khác về số lượng cũng như chất lượng nhân lực. Như anh cũng biết ngành phần mềm người ta chú trọng đến outsourcing và offshoring và tất cả những lĩnh vực này đều cần nhân lực.

Những nơi làm out-sourcing và off-shoring nổi tiếng trong thời gian vừa qua họ cũng bắt đầu thiếu hụt nguồn nhân lực trong khi Việt Nam có mức độ tham gia vào thị trường này không đáng kể, vì vậy cũng có phần cho Việt Nam tham gia vào thị trường này. Mặc Lâm: Thưa ông theo như dư luận báo chí trong nước cho rằng nguồn nhân lực kỹ thuật cao hiện nay rất thiếu vì các đại học không đào tào kịp cho thị trường. Nhiều doanh nghiệp phải chật vật với việc tìm người tài vào làm việc cho họ. Như vậy thì sự đánh giá của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm có quá lạc quan hay không?

Điểm mạnh của Việt Nam thì xưa nay mọi người đều nói rồi, Việt Nam có một hệ thống giáo dục chú trọng đến kỹ thuật cho nên khả năng kỹ thuật và nhất là khả năng toán học của học sinh Việt Nam rất tốt trong các nước đang phát triển và đấy là tiền đề để Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam dựa vào mà tin rằng chúng ta có thể phát triển được nguồn nhân lực ở trong nước.

Ông Lâm Quang Nam

Ông Lâm Quang Nam:Thật ra mà nói cái đánh giá của Hiệp Hội vẫn là đánh giá mức độ chứ không phải là việc khả thi ngay lập tức. Cách đây hai tuần trong lần phát giải Sao Khuê một giải thưởng chấm cho phần mềm Việt Nam xuất sắc, trước đó một ngày chúng tôi có tọa đàm với các doanh nghiệp phần mềm về chất lượng nhân lực và chúng tôi có đánh giá chung là nhân lực Việt Nam hiện nay rất kém và hệ thống đào tạo hiện nay hoàn toàn không theo kịp yêu cầu.

Cách đây hơn một năm trong một cuộc trưng cầu ý kiến cho thấy số lượng sinh viên ngành IT ra trường bị thất nghiệp rất cao.

Mặc Lâm: Thưa, ông có thể cho biết tại sao lại xảy ra tình trạng này, vì năng lực sinh viên yếu kém hay vì chất lượng giảng dạy?

Ông Lâm Quang Nam:Rõ ràng nếu chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ trông cậy vào cách dạy cách học của hệ thống đào tạo hiện nay thì rõ ràng là thiếu.

Mặc Lâm: Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam đã có dự kiến nào cho việc tự đứng ra đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho doanh nghiệp trong nước cũng như làm đầu mối cung cấp out-sourcing hay không?

Ông Lâm Quang Nam:Để góp phần cho việc cung cấp nguồn lực cho xã hội chúng tôi có kiến nghị lên Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc xã hội hóa giáo dục cho phép các trường chủ động trong việc đo tạo nhất là ngành CNTT, trong đó có việc đề nghị dạy học bằng tiếng Anh chứ không bằng tiếng Việt như hiện nay nữa.

Mặc Lâm: Tôi nghĩ là những đề nghị của Hiệp Hội mà ông vừa nói là rất hợp lý, vì nếu đào tạo một chuyên viên vi tính về phầm mềm mà thiếu kiến thức ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì sẽ tụt hậu rất nhanh sau khi ra trường vì không thể tự mình cập nhật được những thông tin mới trên thị trường phần mềm của thế giới.

Tuy nhiên tôi không nghĩ là đại học Việt Nam có đủ giảng viên dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, thưa ông có thấy điều này cản trở cho việc cải cách giáo dục hay không?

Ông Lâm Quang Nam:Dạ đúng đây là vấn đề lớn nhất chúng ta phải đương đầu, có lẽ trong thời gian trước mắt phải trông cậy vào số lượng giảng viên Việt kiều giảng dạy bằng tiếng Anh, tất nhiên số lượng này sẽ không đáp ứng lại hòan toàn nhu cầu cho nên chúng ta phải có trường trọng điểm và chúng ta trông cậy vào xã hội, vào các nhà đầu tư bằng nhiều cách từ nguồn vốn trong dân chúng, hay ngân sách....

Mặc Lâm: Xin cảm ơn anh.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/11/VNgoingBecomeSoftwareManufactureInRegion_MLam/

Thursday, May 10, 2007

Nên trồng luân canh các loại rau đậu hay hoa màu khác nhau

Nên trồng luân canh các loại rau đậu hay hoa màu khác nhau
Wednesday, May 09, 2007

Hồ Ðiệp

Vào thời điểm này, gia chủ nào thích làm vườn trồng rau thì đã bắt đầu từ lâu rồi. Các loại rau đậu thu hoạch vào Mùa Hè thì giờ này đã xanh tốt. Húng quế, ngò, tía tô, kinh giới cũng đã mạnh khỏe vươn lên từ lâu, hái ăn rồi. Mướp, bầu, bí đã ra hoa.

Theo các chuyên viên về trồng cấy nông nghiệp, nên trồng luân chuyển các loại cây, hoa màu khác nhau. Từ ngữ canh nông trước đây gọi là luân canh.

Luân canh là kỹ thuật làm vườn đã được áp dụng từ lâu. Ðây là phương pháp giản dị và hữu hiệu để giúp cho các loại cây trồng chống lại được các loại bệnh tật và côn trùng phá hoại.

Ý kiến căn bản của vấn đề này là, nếu trồng cùng một loại cây hay hoa màu tại một chỗ từ năm này sang năm khác, bệnh tật gây cho loại cây này, côn trùng ưa thích sống bám vào loại cây này để ăn hay sinh đẻ, mỗi ngày một nhiều hơn, trầm trọng hơn. Nếu luân canh, thứ bệnh tật hay côn trùng của loại cây đó mất chỗ dựa quen thuộc, sẽ chết dần.

Ðể có thể thực hiện được điều này một cách dễ dàng, ngay từ đầu mùa, nên chia khu vườn dành ra để trồng rau đậu làm bốn hay làm năm khu khác nhau. Mỗi một khu trồng một nhóm rồi mùa sau, trồng nhóm khác. Cứ như thế, nhóm thứ nhất sẽ trở lại khu thứ nhất sau bốn năm sau.

Tuy nhiên, có những loại cây trồng có thể không cần phải luân canh vì chúng chống lại các loại bệnh tật và côn trùng rất giỏi. Thí dụ, át ti xô (artichokes), asparagus.

Theo giới chuyên môn, nên chia các nhóm rau đậu thành từng nhóm tương cận với nhau, cùng chống lại được những thứ bệnh hay côn trùng giống nhau. Giả sử như nhà nào không có chỗ rộng dành để làm vườn, thay vì luân canh bốn năm, ba năm cũng còn tốt hơn là không thay đổi gì.

Một cách giản dị, nên trồng các loại đậu (peas, beans) chung với nhau thành một nhóm. Nhóm thứ hai là cải bắp, broccoli, củ cải đỏ, củ cải trắng. Nhóm thứ ba gồm hành, tỏi, zuchini, xà lát (lettuce), bí, bầu, mướp. Nhóm thứ tư gồm khoai tây, cà rốt, cần tây, cà chua. Nhóm thứ năm là loại cây có thể trồng vĩnh viễn, không phải đổi chỗ, như át-ti-xô (artichokes), măng tây (asparagus).

Hoặc nếu tính trồng luân canh 3 năm thì giới chuyên viên đề nghị nên chia thành các nhóm như sau:

Nhóm 1: các loại đậu (peas, beans), hành, tỏi tây, bắp (ngô), zuchini, xà lát, squashes, bí.

Nhóm 2: khoai, củ dền, củ cải, cà rốt, cà chua.

Nhóm 3: cải bắp, cải Brussels, broccoli, củ cải tròn (turnip), củ cải cay (radishes).

Nhóm 4: át-ti-xô, măng tây.

Ngoài lý do giúp cho các loại cây rau đậu dễ chống lại các loại bệnh tật và côn trùng, còn có những lý do khác để người ta nên trồng luân canh.

Một số loại cây chịu loại đất bón phân mới trong khi có những thứ cây không ưa. Vì vậy, thí dụ, nhóm cây trong đó có cải bắp có thể được trồng vào Mùa Xuân đầu tiên khi mà vào Mùa Thu trước đó, khi trời còn lạnh, phân mới đã được trộn xuống đất trước rồi. Tại luống đất này, mùa sau, không phải bón thêm phân gì cả, mà chỉ việc trồng các loại củ. Các loại cây củ không thích loại đất có quá nhiều phân bón.

Nói về việc trồng luân canh thì có vẻ dễ, nhưng trong thực tế, hoặc là quên, hoặc là bản tính lười đã làm cho người làm vườn tài tử nhiều khi không làm đúng những cái có thể tốt nhất cho cây trồng. Vài năm đầu có vẻ sốt sắng theo đúng được dự tính kế hoạch, nhưng rồi sau đó lại không nhớ, không làm đúng. Nhiều khi, cây già để ra hoa rồi hạt rớt xuống luống đó và năm sau nó tự động mọc lên, gây rối loạn cả kế hoạch luân canh.

Ở trong những luống đất trống rau đậu nho nhỏ của các gia đình, như trên mới nói, lý thuyết trồng luân canh thì dễ, nhưng vì chủ nhà thường là các tay nhà vườn “tài tử” trồng chơi, có thì ăn, nếu thất bại không lên cái gì cũng thôi. Làm vườn là một cái thú tiêu khiển hơn là nghĩ đến sự tiết kiệm tiền bạc đi chợ thực phẩm.

Chỉ có một ít đất trong vườn được dành ra để trồng rau trồng đậu, cho nên bảo rằng trồng luân canh thì chỉ có một chút đất cũng không có bao nhiêu tác dụng.

Lý do dễ hiểu. Trong những thửa vườn lớn trồng cấy qui mô, khoảng cách giữa các luống đất, khu đất khác nhau và cách xa nhau được chỉ định cho một số loại cây trồng. Cách biệt lớn nên các loại bệnh tật và côn trùng có thể tránh được một phần nhờ luân canh. Nhưng nếu chỉ là một miếng đất nhỏ rộng khoảng một hai cái chiếu và chủ nhà lại muốn trồng kiểu “mỗi thứ một tí, một vài cây” thì trồng “luân canh” không thực tế.

Nói như vậy, không có nghĩa trồng luân canh là không quan trọng. Nó có khá nhiều tác dụng. Thật ra, với những mảnh vườn nhỏ, chủ nhà cũng có thể thay đổi năm nay trồng một vài thứ này, sang năm trồng một vài thứ khác. Vừa thay đổi cây trồng vừa làm cho chuyện trồng luân canh cũng thực hiện được phần nào.

Hồ Ðiệp
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=59538&z=6

Wednesday, May 9, 2007

15 tiện ích miễn phí hay cho PC

15 tiện ích miễn phí hay cho PC - 9/5/2007 10h:29

Bạn không cần phải đầu tư bất cứ một khoản tiền dù lớn hay nhỏ cho 15 phần mềm tuyệt vời này. Những công cụ ít được biết nhưng lại có khả năng làm được mọi thứ từ việc bảo vệ máy tính của bạn cho đến việc quản lý các phương tiện truyền thông.

Qua quá trình tìm hiểu, các chuyên gia đã sưu tập, kiểm tra và lựa chọn ra một bộ sưu tập gồm 15 phần mềm là những tiện ích miễn phí hữu ích mà nhiều người dùng chưa từng sử dụng hoặc nghe đến nó. Các phần mềm này được sắp xếp làm theo ba chức năng đặc trưng mà chúng đảm nhiệm: Phần mềm an ninh, công cụ hệ thống và phần mềm đồ họa cũng như các tiện ích đa phương tiện. Các chuyên gia chú ý nhấn mạnh đến những công dụng thực tế của các phần mềm này để giúp người dùng dễ dàng lựa chọn và sử dụng.

Bảo vệ PC trước spyware với SpyCatcher Express.
Trong số những tiện ích an ninh, các chuyên gia đã lựa chọn 2 công cụ tiêu biểu tiêu diệt spyware nguy hiểm là SpyCatcher Express và Squared HijackFree - sở dĩ là 2 công cụ là vì không có phần mềm an ninh riêng rẽ nào có thể tiêu diệt hết tất cả các Spyware khi hoạt động một mình. VistaFireWallControl là một lựa chọn phần mềm tường lửa khá tốt, nó sẽ giúp tăng cường khả năng phòng vệ của Windows Vista. Các chuyên gia cũng lựa chọn phần mềm Tor nhằm bảo vệ sự riêng tư của bạn khi bạn Online.

Ngoài ra, những công cụ hệ thống hữu dụng cũng được giới thiệu như:

- What’s Running cho phép bạn dễ dàng kiểm soát các chương trình và những tiến trình ẩn đang diễn ra trong máy tính.

- System Information for Windows lại bí mật lặn sâu vào từng ngõ ngách trong máy tính để xuất báo cáo cho bạn thấy chi tiết thông số về phần cứng và phần mềm đã được cài đặt và sử dụng.

- Eusing Free Registry Cleaner chẩn đoán chính xác trạng thái, thông báo những vấn đề trục trặc trong Registry của Windows, đưa ra những giải pháp tối ưu giúp máy tính của bạn chạy trơn tru hơn. Advanced WindowsCare thì lại cung cấp vô số các tính năng hiệu chỉnh cao cấp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc cho cả phần cứng và phần mềm của máy tính.

- Undelete Plus xứng đáng là ứng viên xuất sắc cho chức năng cứu dữ liệu, giúp bạn lấy lại những file đã xóa mà chúng không còn tồn tại trong thùng rác của Windows nữa.

Về những công cụ đồ họa và phần mềm đa phương tiện, bạn sẽ thực sự ngạc nhiên trước sự tinh tế và quyền năng của những phần mềm miễn phí mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. MediaMonkey giúp bạn thuận tiện trong việc quản lý và thưởng thức các tệp tin đa phương tiện như nhạc, phim. Photozig Albums Express không chỉ mạnh mẽ trong các chức năng quản lý ảnh mà nó còn có thể sửa và thực hiện chia sẻ ảnh rất tốt.

Đồ họa 3D với Google SketchUp.
Đối với Google SketchUp, phần mềm này nổi bật trong các ứng dụng đồ họa 3D miễn phí, bạn có thể xây dựng những đối tượng 3 chiều như những cái nhà, boong tàu, bàn làm việc… và nhiều hơn thế nữa một cách hết sức dễ dàng, sinh động với chất lượng cao.

Cuối cùng, những tiện ích sau sẽ khép lại bộ sưu tập các phần mềm miễn phí tuyệt vời này. RSS Bandit sẽ giúp bạn đăng ký hay chọn đọc tin, bài bằng RSS, không những thế nó còn cho phép bạn quản lý, lưu trữ những RSS ưa thích ví như RSS của các địa chỉ web hay (báo, tin, sản phẩm…), các blog. Azureus là một phần mềm chia sẻ tệp tin trên mạng theo kiểu peer-to-peer (ngang hàng) dựa trên giao thức phổ biến nhất hiện nay là BitTorrent. ImgBurn sẽ giúp bạn sao chép những đĩa CD hay DVD một cách thật dễ dàng.

Bạn còn chần chờ gì nữa? Hãy tải ngay chúng về! Đó thực sự là những phần mềm tuyệt vời mà bạn cần có mà bạn không phải tốn một xu lẻ nào!! Danh sách và link tải về toàn bộ 15 phần mềm miễn phí tuyệt vời:

Security - Phần mềm An ninh máy tính

- SpyCatcher Express
- a-Squared HiJackFree
- VistaFirewallControl
- Tor

System Tools - Công cụ hệ thống

- What's Running
- Eusing Free Registry Cleaner
- Undelete Plus
- Advanced WindowsCare
- System Information for Windows

Graphics and Multimedia - Phần mềm Đồ họa và đa phương tiện

- Photozig Albums Express
- MediaMonkey
- Google SketchUp

Những phần mềm khác

- RSS Bandit
- ImgBurn
- Azureus

Hoàng Ánh

Theo Preston Gralla, PC World, TTO

http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=2&Cat_Sub_ID=7&news_id=14820

15 tiện ích miễn phí hay cho PC

15 tiện ích miễn phí hay cho PC - 9/5/2007 10h:29

Bạn không cần phải đầu tư bất cứ một khoản tiền dù lớn hay nhỏ cho 15 phần mềm tuyệt vời này. Những công cụ ít được biết nhưng lại có khả năng làm được mọi thứ từ việc bảo vệ máy tính của bạn cho đến việc quản lý các phương tiện truyền thông.

Qua quá trình tìm hiểu, các chuyên gia đã sưu tập, kiểm tra và lựa chọn ra một bộ sưu tập gồm 15 phần mềm là những tiện ích miễn phí hữu ích mà nhiều người dùng chưa từng sử dụng hoặc nghe đến nó. Các phần mềm này được sắp xếp làm theo ba chức năng đặc trưng mà chúng đảm nhiệm: Phần mềm an ninh, công cụ hệ thống và phần mềm đồ họa cũng như các tiện ích đa phương tiện. Các chuyên gia chú ý nhấn mạnh đến những công dụng thực tế của các phần mềm này để giúp người dùng dễ dàng lựa chọn và sử dụng.

Bảo vệ PC trước spyware với SpyCatcher Express.
Trong số những tiện ích an ninh, các chuyên gia đã lựa chọn 2 công cụ tiêu biểu tiêu diệt spyware nguy hiểm là SpyCatcher Express và Squared HijackFree - sở dĩ là 2 công cụ là vì không có phần mềm an ninh riêng rẽ nào có thể tiêu diệt hết tất cả các Spyware khi hoạt động một mình. VistaFireWallControl là một lựa chọn phần mềm tường lửa khá tốt, nó sẽ giúp tăng cường khả năng phòng vệ của Windows Vista. Các chuyên gia cũng lựa chọn phần mềm Tor nhằm bảo vệ sự riêng tư của bạn khi bạn Online.

Ngoài ra, những công cụ hệ thống hữu dụng cũng được giới thiệu như:

- What’s Running cho phép bạn dễ dàng kiểm soát các chương trình và những tiến trình ẩn đang diễn ra trong máy tính.

- System Information for Windows lại bí mật lặn sâu vào từng ngõ ngách trong máy tính để xuất báo cáo cho bạn thấy chi tiết thông số về phần cứng và phần mềm đã được cài đặt và sử dụng.

- Eusing Free Registry Cleaner chẩn đoán chính xác trạng thái, thông báo những vấn đề trục trặc trong Registry của Windows, đưa ra những giải pháp tối ưu giúp máy tính của bạn chạy trơn tru hơn. Advanced WindowsCare thì lại cung cấp vô số các tính năng hiệu chỉnh cao cấp nhằm nâng cao hiệu suất làm việc cho cả phần cứng và phần mềm của máy tính.

- Undelete Plus xứng đáng là ứng viên xuất sắc cho chức năng cứu dữ liệu, giúp bạn lấy lại những file đã xóa mà chúng không còn tồn tại trong thùng rác của Windows nữa.

Về những công cụ đồ họa và phần mềm đa phương tiện, bạn sẽ thực sự ngạc nhiên trước sự tinh tế và quyền năng của những phần mềm miễn phí mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. MediaMonkey giúp bạn thuận tiện trong việc quản lý và thưởng thức các tệp tin đa phương tiện như nhạc, phim. Photozig Albums Express không chỉ mạnh mẽ trong các chức năng quản lý ảnh mà nó còn có thể sửa và thực hiện chia sẻ ảnh rất tốt.

Đồ họa 3D với Google SketchUp.
Đối với Google SketchUp, phần mềm này nổi bật trong các ứng dụng đồ họa 3D miễn phí, bạn có thể xây dựng những đối tượng 3 chiều như những cái nhà, boong tàu, bàn làm việc… và nhiều hơn thế nữa một cách hết sức dễ dàng, sinh động với chất lượng cao.

Cuối cùng, những tiện ích sau sẽ khép lại bộ sưu tập các phần mềm miễn phí tuyệt vời này. RSS Bandit sẽ giúp bạn đăng ký hay chọn đọc tin, bài bằng RSS, không những thế nó còn cho phép bạn quản lý, lưu trữ những RSS ưa thích ví như RSS của các địa chỉ web hay (báo, tin, sản phẩm…), các blog. Azureus là một phần mềm chia sẻ tệp tin trên mạng theo kiểu peer-to-peer (ngang hàng) dựa trên giao thức phổ biến nhất hiện nay là BitTorrent. ImgBurn sẽ giúp bạn sao chép những đĩa CD hay DVD một cách thật dễ dàng.

Bạn còn chần chờ gì nữa? Hãy tải ngay chúng về! Đó thực sự là những phần mềm tuyệt vời mà bạn cần có mà bạn không phải tốn một xu lẻ nào!! Danh sách và link tải về toàn bộ 15 phần mềm miễn phí tuyệt vời:

Security - Phần mềm An ninh máy tính

- SpyCatcher Express
- a-Squared HiJackFree
- VistaFirewallControl
- Tor

System Tools - Công cụ hệ thống

- What's Running
- Eusing Free Registry Cleaner
- Undelete Plus
- Advanced WindowsCare
- System Information for Windows

Graphics and Multimedia - Phần mềm Đồ họa và đa phương tiện

- Photozig Albums Express
- MediaMonkey
- Google SketchUp

Những phần mềm khác

- RSS Bandit
- ImgBurn
- Azureus

Hoàng Ánh

Theo Preston Gralla, PC World, TTO

http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=2&Cat_Sub_ID=7&news_id=14820

Monday, May 7, 2007

xóm Quýt



Tháng chạp, quýt to bằng nắm tay trẻ nhỏ, da bóng lưỡng như ướt mỡ. Khi ấy gió dịu , trời ửng hồng sáng trong, nắng mới cũng vừa soi ấm vô vàn chùm quýt loà xòa, đung đưa… Đến giữa tháng, quýt chín đỏ vườn…”


Đoạn văn trên tôi tả cảnh quê mình khi còn ngồi học lớp 5, mãi đến hôm nay vẫn còn in trong trí…

***
Quê nội , nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, vỏn vẹn hơn 20 hộ , nằm rải rác hai bên bờ một nhánh sông nhỏ thuộc dòng nước Hậu Giang hiền hoà. Chốn ấy từ bao đời có tiếng vì giống quýt hồng thơm ngọt. Nhờ lẽ đó miền đất được người dân quen gọi bằng cái tên mộc mạc: xóm Quýt, dù đất đã có một tên khác khá thơ mộng: Yên Hạ .

Năm ấy, khi cha tôi làm ăn thua lỗ, cha như người dại; còn mẹ tôi ngồi đâu dáng cũng thẫn thờ. Cuối mùa nước nổi cha phải bán nhà để trả nợ. Ông nội lụm cụm theo chú Tám từ dưới Cần Thơ lên bàn bạc, dẫn dắt gia đình tôi về lại quê hương. Với số tiền ít ỏi còn lại , cha chỉ đủ mua hơn 2 công vườn quýt, cả nhà tôi đành ở tạm trong kho chứa củi của ông .

Tôi nhớ mãi buổi sáng hôm đó. Trời vừa bửng mắt, chú Tư đầu xóm cùng đứa cháu hè hụi vác đến mấy cây tre to, dài sọc . Chưa kịp lau mồ hôi, chú gọi vọng: “Sáu ơi, tao đem cho mấy cây tre đây …”. Cảm động xiết bao khi thím Bảy ở tận Bà Vèn cũng bơi xuồng đem lại hơn hai trăm lá (còn gọi là "lá chằm" là lá dừa nước đã kết thành mảnh to để lợp nhà ở vùng đồng bằng sông Cửu Long). Còn chị Phương qua làm quen tôi bằng mấy bó lạt vừng … Vậy đó, người góp công , người giúp của . Và ngày cha mẹ tôi dựng nhà, chòm xóm thân sơ đến dùm gíup thật đông. Không chỉ có vậy, nghe theo lời chú út Võ Tòng: “Làm nghĩa phải cho trót… ’’, liên tiếp nhiều ngày sau, bà con tạm gác việc nhà đến làm cỏ, be bờ ; tận tình chỉ vẽ cách bón phân, chiết nhánh… Sau này, gia đình tôi còn chịu ơn nhiều tấm lòng đáng qúi khác, như thím Tư chia sẻ cặp heo giống, chị hai Liên dạy cho chị tôi nghề dệt chiếu bông …


Tôi cũng không quên được đêm giao thừa năm ấy. Tiết trời lành lạnh, nhà nhà đỏ lửa, mùi bánh tét, bánh phồng tỏa ngát xóm thôn. Nhờ tiền bán quýt, sau khi trang trải một phần nợ, mẹ tằn tiện lo được nồi thịt kho rệu, sắm cho chị em tôi mỗi người một bộ áo quần. Chú Chín, bạn thân thiết của cha, sai con mang đến biếu một rổ bánh ít còn bốc khói. Bác Giáo cũng đem qua chè xôi, hai lít rượu nếp cẩm thơm để cúng ông bà. Còn đám trẻ mặt mày ai nấy đều hớn hở, xênh xang với áo màu , dép mới rủ tôi lên đình xem Hội… Đã lâu, tôi vẫn như còn thấy sắc mai vàng, quýt đỏ khoe tươi; đôi má chị ửng hồng, mắt cha mẹ ánh trong và dòng sông nhỏ chảy thầm thì kia cũng ấm…

Lại có những đêm sân nhà ngập ánh trăng, hương hoa quýt thơm lừng. Các người thân hiểu gia đình tôi vừa gặp chuyện không may, nên thường kéo nhau đến ngồi trước sân, đàn ca rôm rả. Già trẻ, gái trai trong xóm cũng xúm xít góp vui. Lẫn tiếng đàn cò, kìm , sáo, nhị là giọng ca mộc mạc, vụng về … vậy mà vẫn có sức quyến rũ lạ …


Và cũng thật xốn xang, khác với bạn bè trên phố phường, các bạn nơi xóm Quýt như Tí Cộc, 14 tuổi, chưa học xong lớp 4; Nghĩa Đen còn ễnh bụng tuyên bố: “ Làm cỏ mướn có tiền, đi học chẳng có xu nào! ’’. Đổi lại , các bạn ấy nói vanh vách từng loại chim: thằng chài, chích choè, thầy bói…; tháng nào mù u trổ bông, cá lên đồng, xiết nước lúc nào cho quýt chín kịp tết...



Ngày trước làm văn, tôi hay ca ngợi thú vui nơi thôn dã, như trẻ thơ được mặc sức đùa giỡn, lặn hụp trên sông; được thi nhau vớt trái mù u để lấy dầu thắp sáng hoặc nhồi đất sét nặn voi, nắn ngựa… Sống lâu miệt đồng, tôi mới hiểu mọi chuyện không hoàn toàn như vậy. Sau giờ học các bạn ấy còn phải đi giăng câu, vớt bèo nuôi vịt hoặc làm cỏ, tưới cây… nghĩa là phải lem lấm, phải đổ mồ hôi để có thêm cái ăn, cái mặc, gánh vác tiếp mẹ cha mà phần lớn đều đông con, nghèo và ít hiểu biế …

…Sống nơi quê nội vui buồn như thế mấy năm, cậu Tám sắm được xe, mời cha tôi lên phụ giúp. Gia đình lại dắt díu nhau đi. Đêm trước khi xa quê, tôi lặng lẽ khóc, tuy lòng hé vui vì biết mẹ cha và chị sẽ vơi bớt nỗi nhọc nhằn. Nhưng không bùi ngùi sao được khi tôi phải xa ông bà nội, mặc dù tuổi cao vẫn hết lòng lo lắng, yêu thương con cháu; xa bà con xóm Quýt nghèo tiền nhưng giàu chữ nghĩa nhơn. Nhất là phải xa đám bạn bè hôi như cú mà thật thà như đấ , xa vuông vườn tuổi thơ bé nhỏ đã cho gia đình tôi không biết bao nhiêu là hoa trái ngọt lành …

***


vuonquyt2.jpg
Tưới quýt
Tết này tôi mới có dịp về thăm xóm Quýt, quê xa. Thăm lại ông bà cùng bao người ơn đã giang tay đùm bọc gia đình tôi suốt một thời khốn khó. Tuy trên gương mặt, nếp nhăn có nhiều theo năm tháng; nhưng qua ánh mắt tôi hiểu tấm lòng bà con vẫn đôn hậu như xưa. Tôi chỉ buồn, khi nhịp sống nơi thành thị ngày một sôi nổi, đi lên; những cảnh đời chốn vùng sâu chưa đổi thay mấy. Vẫn nhiều những mái nhà tol, lá … nóng bức, ẩm thấp với mớ đồ đạc cũ kỹ. Vẫn là thứ ánh sáng qua nhiều trung gian, le lói buồn thiu… Tôi nghe đâu mấy năm trước quýt được mùa, được giá ; nhiều hộ đã sắm được xe gắn máy, tivi…Mấy năm gần đây chén cơm của họ khá bấp bênh, do nguồn nước tưới bị ô nhiễm; giá thuốc sâu, phân bón vùn vụt tăng cao và sâu “vẽ bùa” kháng thuốc nên chồi lá cứ vàng úa, quăn queo, hoa trổ rồi lại rụng, lũ kiến vàng lũ lượt bỏ đi. Đến khi vào mùa vụ thì quýt hồng không sao cạnh tranh nổi với lê, táo nhập nên giá rẻ như bèo, như cho…

Tôi cũng dành nhiều thì giờ đi thăm hỏi bạn bè. Gặp lại nhau, ai nấy đều nửa mừng, nửa tủi. Sáu Đèo, Khách , Bích; con nhà kha khá còn được học. Số đông bạn đành chịu dở dang về lam lũ với ruộng vườn. Thương Tí Cộc, Tâm Hô theo cha chú làm phụ hồ tận Sông Bé, ngày tết vẫn không về được .

Đêm đó, tôi ngồi bên nội cùng canh lửa cho nồi bánh nếp lá dừa, nghe bà kể chuyện người, chuyện đất… Về giống quýt hồng nhờ ai mà có, về bao nổi gian lao của cha ông thuở mở đất, khai nguồn. Bà cũng phiền trách mấy đứa con của thím Sáu không chịu làm gì, chỉ ham mê rượu chè, đàn đúm ngày đêm cứ tơ tưởng số tiền đất sẽ được bồi hoàn. Tôi nghe mà lòng chạnh xót xa. Chợt nhớ lại ánh trăng đêm nào cùng lời ca cũ: “

Đất như người mẹ hiền tần tảo , vắt kiệt sức mình nuôi lớn các con …” Và cũng đêm đó tôi mơ thấy những đoàn tàu chở đầy quýt đỏ, những áo màu dự lễ hội kỳ yên, nghe lại giọng hát hò trên cánh đồng lúa mới và tiếng chị tôi reo vui khi đàn kiến trở về ….

Lẽ ra, tôi không nên viết thêm những câu buồn bã vào cuối mẩu chuyện này. Không hiểu sao có những chiều như hôm nay, lẫn trong những kỷ niệm êm đềm nơi xóm Quýt, hình bóng chị Phương thân thiết lại cứ hiện về. Nhớ mà đau, cha chị mất sớm; rồi vì mẹ vì em, chị bằng lòng lấy chồng người Đài loan cao tuổi và nghe đâu phải lâm cảnh đắng cay, mặn nhạt ở xứ người… Những ngày nơi xóm Quýt xưa kia, chiều nào chị cũng sang nhà rủ tôi đi quét lá quýt khô để dành nhóm bếp. Có lẽ chiều nay chị âm thầm ngồi đâu đó một mình, nhớ mẹ nhớ quê, nhớ cả khói lên trời …

http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/tanman/2007/05/691208/

nông sản phẩm khủng hoảng thừa, dội chợ, giá rớt thê thảm.



Dù VN đã chính thức gia nhập WTO, nhưng trạng thái chung của nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như nông dân cả nước là không được đào tạo nghề, thiếu kiến thức, dẫn đến những hệ quả như nông sản phẩm khủng hoảng thừa, dội chợ, giá rớt thê thảm.



Cau_khi.jpg
Mỗi xã, huyện, tỉnh, thành phải có những vùng sản xuất, gắn kết với chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước



GS.TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang nhận định: “Ở nhiều nước, nông dân được đào tạo bài bản, được cấp bằng hẳn hoi mới “trở thành” nông dân. Còn ở ĐBSCL, hầu như nông dân là đối tượng chưa được học nghề nhiều nhất”. Đó là nhược điểm lớn nhất của nông dân ĐBSCL khi VN đã gia nhập WTO.Hậu gia nhập WTO: Bức xúc chuyện nông dân học nghề.



Còn PGS. Đào Công Tiến - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM thì chỉ ra “nghịch lý đang cản trở phát triển của ĐBSCL”: Trong khi cả vùng đóng góp 17% GDP, 92% sản lượng lương thực, 66% sản lượng thủy sản của cả nước thì vẫn còn khoảng 10% dân số mù chữ và tái mù chữ, 80% người lao động chưa qua đào tạo”. Con số 80% người lao động chưa qua đào tạo nghề ấy theo nhận định của nhiều nhà khoa học, quản lý, tập trung ở những người nông dân chân lấm tay bùn. Đó là một nghịch lý, dù khó chấp nhận nhưng đã diễn ra nhiều năm qua.



Đầu tháng 3/2007, UBND tỉnh Hậu Giang có chỉ thị cấm xuống giống vụ lúa xuân hè trên phạm vi toàn tỉnh. Thế nhưng, nhiều nông dân vẫn xuống giống.



Gần đây, nhiều người đổ xô mua đất nuôi cá tra, cá ba sa trong khi một số ít nông dân lành nghề đã để ao trống, ngưng nuôi cá. Nhận định về hướng đi “trái chiều” này, một “đại gia” trong làng XK cá tra, ba sa ở ĐBSCL cho rằng “ngưng nuôi cá tra, cá ba sa hiện nay là sự lựa chọn tinh khôn”. Tại sao tinh khôn? Các chuyên gia đều chung nhận định: Giá cá tra, cá ba sa sẽ rớt trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu là do vùng nguyên liệu phát triển ồ ạt như hiện nay sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa. Chu kỳ này đã lặp đi, lặp lại trong 5 năm qua.



Khi tiếp xúc với nhiều nông dân sản xuất giỏi ở ĐBSCL thì thấy một “kinh nghiệm” khá thú vị: Báo, đài đăng cây, con gì có giá thì tốt nhất nông dân đừng nuôi, trồng; mà chọn cây, con gì đang rớt giá để nuôi trồng là chắc ăn! Cái “kinh nghiệm” tréo ngoe này đặt trong bối cảnh sản xuất kiểu “ăn xổi, ở thì” của nhiều địa phương vùng ĐBSCL xem ra không phải không có lý. Điệp khúc “bỏ lúa, lên liếp trồng mía” hoặc bỏ mía nuôi tôm... đã kéo dài trong 2 thập niên qua ở ĐBSCL. Thế nhưng rất nhiều nông dân vẫn chạy “theo đuôi thị trường”. Thấy cây, con gì có giá là nhiều người ùn ùn nhau tìm giống nuôi trồng. Hậu quả là khủng hoảng thừa, dội chợ, giá rớt thê thảm.



muaquyt.jpg
Miệt vườn
Nếu nông dân được đào tạo dạy nghề bài bản, họ sẽ không “xé rào” xuống giống lúa xuân hè! Vì họ sẽ biết được lúa xuân hè là “môi trường béo bở” để rầy nâu và bệnh VL-LXL tiếp tục hoành hành. Được học nghề, họ sẽ biết trồng mía, nuôi tôm sú rải vụ, không dẫn đến khủng hoảng thừa cục bộ để rồi “ôm hận” như hiện nay! Được học nghề, họ cũng sẽ ý thức được mối liên kết sản xuất, gắn với các tổ chức nghề nghiệp... Nhu cầu liên kết sản xuất, buôn bán của nông dân ở ĐBSCL là có thật và ngày càng lớn. Nhưng hầu như chưa địa phương nào đáp ứng nhu cầu này.



Bên cạnh đó, nhu cầu thông tin giá cả, thị trường, hỗ trợ bán hàng, công nghệ bảo quản, đóng gói bao bì.... của nhiều nông dân cũng đang ngày càng tăng nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ hoặc chưa được quan tâm. Có thể nói, thiếu kiến thức, thiếu thông tin, lo lắng, loay hoay, lúng túng… đang là trạng thái chung của nhiều nông dân khi VN đã là thành viên của WTO.



GS.TS Võ Tòng Xuân đưa ra một so sánh: Giá 1 tấn đậu nành Mỹ nhập vào VN chỉ bán 2,2 triệu đồng, trong khi giá thành sản xuất trong nước gần 6,5 triệu đồng; bắp Mỹ nhập khẩu 164 USD /tấn nhưng bắp VN tới 4,5 triệu đồng/tấn, chênh nhau cả triệu đồng/tấn. Phải sản xuất qui mô tập trung với kỹ thuật cao mới tạo ra sức cạnh tranh có hiệu quả cho nông sản VN. Nhiều chuyên gia cảnh báo: Không đưa ra được giải pháp để có hàng nông sản chất lượng cao thì khó cạnh tranh khi hàng nông sản ngoài tràn vào. Chất lượng nông sản là một thách thức lớn đối với nông dân trong thời gian tới.



Tiến sĩ Võ Mai - Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN nhận định: Gia nhập WTO, cánh cửa về kinh tế giữa nước ta và thế giới đã mở. Cửa mở, rau quả các nước nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều, liệu rau quả chúng ta có đủ để cung ứng cho thị trường các nước đáp ứng về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm không? Vấn đề hiện nay là làm sao tổ chức sản xuất qui mô lớn, số lượng rau quả nhiều, chất lượng tốt, an toàn và giá cạnh tranh. Một số nước EU băn khoăn, lo các doanh nghiệp VN cung ứng hàng không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của họ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu.



Nhược điểm lớn nhất của ngành sản xuất rau quả Việt Nam hiện nay là manh mún. Vùng ĐBSCL là trọng điểm sản xuất trái cây, nhưng do diện tích vườn của mỗi hộ đều nhỏ lẻ, trung bình chỉ từ 0,5-1 ha/hộ, phần lớn nông dân canh tác theo thói quen thích cây trái gì trồng cây trái nấy. Hệ quả của tình trạng này là khi cần một số lượng lớn rau củ, trái cây phục vụ xuất khẩu với thị trường ổn định chúng ta sẽ gặp khó.



Tiến sĩ Võ Mai đề xuất: Mỗi xã, huyện, tỉnh, thành phải có những vùng sản xuất, gắn kết với chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước. Thái Lan là một nước nông nghiệp có những đặc điểm tương tự như ta, tại sao từ cây ngò rí, rau thơm, cà chua và rau quả các loại họ đã tổ chức sản xuất và phân phối hầu khắp các thị trường châu Âu và Mỹ? Phải học cung cách làm ăn của các nước. Cũng tương tự như mình, người ta làm được, làm hay là mình phải học hỏi.



Theo Báo Cần Thơ
http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/kinhtetrongnuoc/2007/05/691210/

Đồng Tháp: khuyến khích nông dân dùng máy gặt đập



Đồng Tháp: khuyến khích nông dân dùng máy gặt đập - 7/5/2007 1h:11

Từ tình hình khan hiếm nhân công gặt lúa, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã hỗ trợ nông dân tìm kiếm, sản xuất các loại máy gặt xếp dãy, máy gặt xếp dãy phối hợp với máy gom lúa, máy gặt đập liên hợp.

Đồng Tháp đã tổ chức nhiều cuộc tham quan, thao diễn máy gặt lúa xếp dãy, máy gặt đập liên hợp cho nông dân.

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có 45 máy gặt đập liên hợp và 485 máy gặt xếp dãy. Lượng máy gặt lúa trên phần nào hỗ trợ nông dân giảm bớt khó khăn trong khâu thu hoạch hiện nay, nhất là khi áp dụng biện pháp xuống giống tập trung, đồng loạt để né rầy nâu, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa.

Biểu diễn máy gặt đập liên hợp cho nông dân Đồng Tháp
(Ảnh: TTO)

B.LOAN
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=14745

Saturday, May 5, 2007

Quốc gia đầu tiên dự định sản xuất laptop 10 USD



Quốc gia đầu tiên dự định sản xuất laptop 10 USD
Laptop 100 USD. Ảnh: Tech2.
Laptop 100 USD của MIT. Ảnh: Tech2.

Chính phủ Ấn Độ đã từ chối hợp tác với dự án OLPC của viện công nghệ Mỹ MIT với lý do 100 USD là số tiền quá lớn và họ chuẩn bị cho ra mắt máy tính xách tay với giá thấp hơn nhiều.

Bộ phát triển nguồn nhân lực Ấn Độ đang tập trung phát triển dự án dưới sự tài trợ và giúp đỡ của nhà sản xuất mạch tích hợp Semiconductor Complex. Tờ Thời báo Ấn Độ hôm qua khẳng định các chuyên gia đã thiết kế thành công một số mẫu 47 USD nhưng 10 USD mới là mục tiêu lớn nhất của họ.

Trong khi quốc gia này chỉ trích kế hoạch “mỗi trẻ em một laptop” của MIT, nhiều nước đang phát triển khác đã đồng ý tham gia chương trình OLPC, trong đó có Argentina, Brazil, Namibia và Nigeria.

Máy tính xách tay 100 USD sẽ được trang bị bộ vi xử lý AMD Geode, phần mềm mã mở và một tay cầm là nguồn cung cấp năng lượng cho laptop.

T.N. (theo InformationWeek
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/05/3B9F5AEE/

Nước tương Chin-su bị cáo buộc chứa chất gây ung thư



Nước tương Chin-su bị cáo buộc chứa chất gây ung thư
Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị.

Ủy ban An toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu đã phát hiện lô nước tương hiệu Chin-su được nhập vào Phần Lan có lượng 3-MCPD vượt mức cho phép hơn 450 lần. Tuy nhiên nhà sản xuất cho biết không hề xuất sản phẩm sang nước này.

Theo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Bộ Y tế, vào ngày 3/4, hệ thống cảnh báo nhanh đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Ủy ban An toàn Thực phẩm Liên minh châu Âu đã phát hiện: Lô nước tương nhãn hiệu Chin-su nhập vào Phần Lan có lượng 3-MCPD (một chất được xem là có thể gây ung thư) tới 9,4 mg/kg. Trong khi đó, tiêu chuẩn cho phép ở châu Âu là 0,02 mg/kg, còn tiêu chuẩn Việt Nam là 1 mg/kg.

Đây là lần thứ hai, sản phẩm nước tương Chin-su bị cơ quan chức năng châu Âu cảnh báo là có chất gây ung thư 3-MCPD.

Tuy nhiên công ty Vitecfood, đơn vị sản xuất nước tương Chin-su, cho biết công ty đã tổng kiểm tra toàn bộ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xác định thông báo trên là không có cơ sở. Theo thông báo đó, lô hàng lấy mẫu nằm tại cảng của Phần Lan, được nhập về cảng từ ngày 1/3/2006 và đến ngày 26/2/2007 thì bị lấy mẫu kiểm tra khi đã hết hạn sử dụng 6 tháng (theo chỉ số ghi trong bao bì). Từ khi nhập về cảng trên cho đến ngày lấy mẫu, lô hàng trên không có người nhận.

Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Vitecfood, cho biết từ trước đến nay công ty đã xuất khoảng 5 triệu chai nước tương sang thị trường châu Âu nhưng chưa xuất chai nào sang Phần Lan. Có khả năng đây là hàng giả, không có nguồn gốc từ công ty. Các lô nước tương Chin-su tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều được kiểm định tại Công ty Kiểm định Quốc tế - SGS và cho kết quả là không phát hiện 3-MCPD.

Ông Nguyễn Đức An, Chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM, cho rằng vụ việc này xảy ra ở nước ngoài cho nên cơ quan chức năng khó có thể làm được gì. Ông An cũng cho biết vừa qua cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước tương tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn TP HCM và phát hiện một số mẫu chứa 3-MCPD.

(Theo Người Lao Động
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/05/3B9F5B00/

Thursday, May 3, 2007

'Nữ hoàng máy tính đồng nát' xuyên quốc gia



'Nữ hoàng máy tính đồng nát' xuyên quốc gia
Tiong và kho màn hình máy tính cũ. Ảnh: CNN.

"Monitor Queen" là biệt hiệu của người phụ nữ 41 tuổi Mary Tiong chuyên thu mua hàng nghìn màn hình PC cũ về Malaysia để sửa chữa và bán lại ở những nước nghèo, chủ yếu là Đông Nam Á.

Tiong cho biết công ty Second Life của cô có mục tiêu bảo vệ môi trường và hỗ trợ xã hội. Theo đó, nó góp phần xóa bỏ đống rác công nghệ ở Mỹ và đáp ứng nhu cầu thiết bị tối thiểu ở các nước đang phát triển.

Từ 2005 đến nay, Second Life đã gửi 35 container đến các cơ sở tái chế ở Kuala Lumpur và Penang (Malaysia). Mỗi container chứa khoảng 2.000 máy tính hoặc 800 - 1.000 màn hình. Tại đây, công nhân sẽ kiểm tra và sửa chữa linh kiện hỏng, thay vỏ màn hình mới. Tiong không có ý tưởng phá hủy chúng rồi dùng vật liệu đó để chế tạo sản phẩm khác.

Nhà xưởng của cô tràn ngập máy tính lấy từ các trường học, công ty dược phẩm, văn phòng... ở Mỹ với giá 10 USD trở xuống. "Nhưng nếu bạn có thể làm cho chúng hoạt động tốt và khiến ai đó dùng chúng, giá trị đó không chỉ là vài USD", Tiong nói.

Sau khi làm nhà phân phối cho công ty Lite-On (Đài Loan), Tiong đến Mỹ vào năm 1998. Tại đây, cô bắt đầu mua hàng loạt container màn hình và chuyển về Malaysia. Sau khi được tái chế tại nhà máy, sản phẩm làm mới sẽ đến với các nước như Việt Nam, Indonesia, Argentina... Hiện, doanh thu hàng năm của công ty Second Life vào khoảng 500.000 USD.

T.H. (theo CNN
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/05/3B9F5A38/