Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Sunday, April 29, 2007

Vệ Tinh: 14 Vệt Dầu Đổ Vào VN Cả Trăm Ngàn Mét Khối Dầu

Vệ Tinh: 14 Vệt Dầu Đổ Vào VN Cả Trăm Ngàn Mét Khối Dầu

Nhà nứớc CSVN vẫn chưa dò ra thủ phạm vụ dầu loang các bờ biển Việt Nam.

Đặc biệt, báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Bảy cho biết thêm những kết quả kinh hoàng tính được từ các không ảnh vệ tinh, rằng số lượng dầu tràn vào bờ biển VN có thể đã tới hàng trăm ngàn mét khối -- dựa theo 26 ảnh vệ tinh, dò ra 14 vệt dầu.

Ai đã cố ý hay vô tình đổ ra hàng trăm ngàn mét khối dầu để sóng xô vào bờ VN? Có phải là “đế quốc Mỹ đổ dầu từ ven biển California để cho trôi vượt qua Thái Bình Dương tấn công kẻ thù CSVN?

Bản tin báo Tuổi Trẻ trích như sau.

“Vẫn chưa tìm được "thủ phạm"

... Hôm qua 27-4, Bộ Tài nguyên - môi trường cùng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tổ chức hội thảo khoa học "Phát hiện và xử lý sự cố tràn dầu trên biển". Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Mai Ái Trực nhấn mạnh: "Yêu cầu số một là phải tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc dầu gây ô nhiễm vùng biển nước ta"...

Tuy nhiên, việc quan trọng nhất hiện vẫn chưa làm được là tìm nguyên nhân gây ô nhiễm dầu trên biển. Trong khi đó, theo báo cáo từ các cơ quan chức năng, vệt dầu đầu tiên xuất hiện tại Quảng Nam từ cuối tháng 1-2007, đến nay số tỉnh, thành bị ảnh hưởng đã lên đến 20. Còn khối lượng dầu thu gom được trên 1.700 tấn, trong đó Quảng Nam bị dầu "tấn công" nhiều nhất, lượng thu gom trên 700 tấn.

Báo cáo tại hội thảo, Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) cho biết đã có kết quả phân tích và nhận dạng của 20 mẫu dầu ô nhiễm thu được tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Kết quả này cho thấy có đến sáu nhóm dầu. Theo đó, dầu xuất hiện ở vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế là loại dầu thô có cùng nguồn gốc, song những mẫu dầu thô này khác với dầu thô của VN. Dầu xuất hiện tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đông Hòa (Phú Yên) cũng là dầu thô có cùng nguồn gốc và cũng không giống với dầu thô VN...”

Một điều hết sức đặc biệt là cac1 nhà khoa học VN nhận xét là dầu loang phần lớn nằm ngoài lãnh hải VN.

Bản tin báo Tuổi Trẻ viết:

“...Phần lớn dầu loang nằm ngoài lãnh hải Việt Nam.

Đáng chú ý nhất ở hội thảo này là công bố của nhóm tác giả Viện Địa lý do PGS.TS Nguyễn Đình Dương đứng đầu, phân tích từ 26 ảnh của vệ tinh Alos (Nhật Bản) có bộ cảm Palsar từ tháng 12-2006 đến 4-2007 cho thấy có bảy ảnh phát hiện 14 vệt dầu.

1. Ảnh vệ tinh ngày 6-12-2006 cho thấy hai vệt dầu tại tây nam đảo Hải Nam với chiều dài khoảng 20km.

2. Vệt dầu thứ ba có trên ảnh vệ tinh ngày 16-1-2007 tại ven biển Khánh Hòa.

3. Vệt thứ tư và thứ năm có trên ảnh ngày 26-1 lại ở tây nam đảo Hải Nam, ngoài khơi Quảng Bình.

4. Cũng trong ngày 26-1 ảnh vệ tinh ở khu vực thấp hơn phát hiện ven bờ Huế và đèo Hải Vân thêm vệt dầu thứ sáu và thứ bảy.

5. Ảnh vệ tinh ngày 31-1 cho thấy có đến ba vệt khác nhau ở khu vực cảng Hải Phòng và ngoài khơi đảo Bạch Long Vĩ.

6. Cũng trong ngày 31-1, trên một ảnh vệ tinh khác nhóm tác giả phát hiện hai vệt dầu ở ngoài khơi Thanh Hóa và Quảng Bình.

7. Trên ảnh vệ tinh ngày 8-3-2007 nhóm tác giả lại phát hiện hai vệt dầu ở tây nam đảo Hải Nam, trong đó một vệt dài 50km, rộng 1km (đây là vệt lớn nhất), và một vệt dài 10km, rộng 1km.

Trong các vệt dầu này rất đáng chú ý là các vệt dầu ở khu vực ven bờ Huế và đèo Hải Vân và ngoài khơi Quảng Bình, thời điểm này trùng với thời điểm mà các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi liên tục hứng chịu thảm họa tràn dầu vào thời gian từ 28-1 đến 10-2. Điểm đặc biệt khác là các vệt dầu này cũng nằm từ vĩ tuyến 16 trở ra.

Căn cứ theo đường lãnh hải thì có hai vệt dầu lớn vào ngày 6-12-2006 và 8-3-2007 đều nằm ngoài lãnh hải VN. Chỉ riêng hai vệt dầu này đã có diện tích đến 4.450ha, với lượng dầu dự tính khoảng 22.250 - 44.500m3. Trong khi các vệt dầu còn lại được xếp vào loại một chỉ có diện tích 3.195ha với lượng dầu từ 3.195 - 15.972m3.

Tính chung 14 vệt dầu khoảng 25.444 - 60.172m3 và với cách tính 1m3 tương đương 850kg thì lượng dầu nhìn thấy trên bảy ảnh vệ tinh này có khối lượng rất lớn từ 21.620 - 51.400 tấn.“

Vẫn không thấy nhà nứơc Trung Quốc lên tiếng gì về tình hình dầu loang ở VN.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=106836

Kết quả nghiên cứu khoa học: Không hẳn cứ thông minh là giàu có

Kết quả nghiên cứu khoa học: Không hẳn cứ thông minh là giàu có
Apr 25, 2007

Cali Today News - Kết quả một cuộc nghiên cứu khoa học được trường đại học Ohio State University công bố đầu tuần này và đăng trên tạp chí chuyên ngành Journal Intelligence cho hay những người có chỉ số thông minh (IQ) dưới mức trung bình cũng vẫn giàu có như những người có chỉ số IQ cao.

Jay Zagorsky, khoa học gia thuộc Ohio State University tham gia vào cuộc nghiên cứu trên, nói rằng “Không hẳn cứ thông minh là giàu có”

Theo các số liệu tổng hợp cuả Sở Thống Kê Bộ Lao Động có từ năm 1979 đến 2004, với 7,403 người Mỹ được phỏng vấn liên tục trong suốt thời gian nói trên, các nhà nghiên cứu không hề thấy có bất kỳ mối quan hệ nào giữa chỉ số IQ và những thành công tài chánh cuả họ.

Khoa học gia Zagorsky nhận định rằng “Chỉ số IQ cuả quý vị thật sự ra khôn liên hệ gì đến sự giàu có cuả quý vị. Và thông minh không có nghĩa là quý vĩ không rơi vào tình trạng khó khăn tài chánh”

Trước đây một cuộc nghiên cứu tương tự đã cho kết quả là những người thông minh thường có thu nhập cao hơn , tuy nhiên bản nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa thu nhập cao (high pay) và giàu có (overall wealth). Bản nghiên cứu viết rằng “Thu nhập bình quân giữa một người có chỉ số IQ trung bình là 100 và những người có chỉ số IQ cao 130 khác biệt từ $6,000 đến $18,500/năm.

Tuy nhiên khi tính đến mức độ giàu có nói chung và khó khăn tài chánh, những người có chỉ số IQ dưới trung bình và những người có chỉ số siêu thông minh chẳng khác gì nhau.”

Đăng Khoa-Source:AP
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=22b8d413c911453bc37adb1adf0aed28

Thursday, April 26, 2007

Một phát hiện mới quan trọng: Hành tinh có thể có sự sống vừa được khám phá



Một phát hiện mới quan trọng: Hành tinh có thể có sự sống vừa được khám phá
Lê Lộc theo AP, Apr 25, 2007

Photo courtesy: ESO
Photo courtesy: ESO

Cali Today News - Lần đầu tiên các nhà thiên văn đã khám phá được 1 hành tinh nằm ngoài Thái Dương Hệ rất có thể có sự sống trên đó, vì nhiệt độ gần giống như Địa Cầu, một phát giác hết sức quan trọng.

Độ lớn của hành tinh này là trung bình, có thể chứa nước và cách Địa Cầu khoảng 120 ngàn tỉ miles, nhưng “Mặt Trời” mà nó xoay quanh lại là “Ngôi Sao Lùn Nhỏ”, nhỏ hơn, ít nóng hơn và ít sáng hơn Mặt Trời của chúng ta.

Có rất nhiều điều chưa biết về hành tinh này. Nhưng đây là lần đầu tiên người ta thấy ngoài Thái Dương Hệ có một hành tinh có độ lớn bằng Trái Đất và có thể chứa nước được phát giác.

Michael Mayor, nhà Thiên Văn của Đai Học Geneva, một trong nhóm 11 nhà khoa học khám phá hành tinh, cho hay: “Đây là bước quan trọng trên con đường tìm ra sự sống trong Vũ Trụ. Đây là khám phá tuyệt vời, chúng tôi còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Alan Boss, nhà khoa học đang làm việc ở Viện Carnegie Institution of Washington, tuyên bố: “Đây là cột mốc quan trọng trong lãnh vực tìm kiếm sự sống trong Vũ Trụ.”

Hành tinh mới tìm mang bí số 581 c, có trọng lượng gấp 5 lần Trái Đất. Nếu hành tinh này có đá cứng như Địa Cầu, đường kính của nó sẽ là gấp 1,5 lần đường kính Địa Cầu, nhưng nếu nó là “quả cầu nước đá” thì nó sẽ lớn hơn Địa Cầu nhiều.

Tuy chưa rõ bầu khí quyển của 581 c ra sao nhưng các khoa học gia đã ước chừng nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng từ 32 độ F đến 104 độ F.

Cho đến hôm nay có khoảng 200 hành tinh được khám phá, nhưng tất cả đều có vấn nạn như hoặc quá nóng hay quá lạnh, quá lớn hay chỉ toàn là hơi, giống như Jupiter.

Lê Lộc theo AP
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=3d9c19af68c3f354a035c4c265b6abdb

Tuesday, April 24, 2007

Nevada khởi sự xây dựng các tấm thu điện năng mặt trời tại căn cứ Nellis

Nevada khởi sự xây dựng các tấm thu điện năng mặt trời tại căn cứ Nellis
Monday, April 23, 2007

LAS VEGAS, Nevada - Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Tư, các giới chức đã khỏi sự công trình xây dựng một trạm sản xuất điện mặt trời được thiết kế để cung cấp khoảng một phần tư tổng số điện năng cần thiết cho căn cứ không quân Nellis ở Nevada.

Dự án này, được gọi là Solar Star (Ngôi Sao Mặt Trời), được đề cao là dự án sản xuất điện năng từ ánh sáng mặt trời lớn nhất trên toàn quốc.

Tổ hợp MMA Renewable Ventures - có trụ sở tại San Franncisco, California - đã cho mướn 140 mẫu đất tại phía Tây của căn cứ không quân nằm ở mạn Bắc Las Vegas để làm nơi công ty SunPower - có trụ sở tại San Jose, California - xây dựng dự án trị giá trên 100 triệu Mỹ kim này.

Theo kế hoạch, người ta sẽ thiết đặt tại chỗ 70,000 phiến thu ánh sáng mặt trời, từ nay cho tới sang năm, nhằm sản xuất hơn 25 triệu kilowatt-giờ điện mỗi năm, hoặc số điện năng đủ cung cấp cho chừng 11,000 ngôi nhà trong vùng Las Vegas sử dụng.

Căn cứ không quân Nellis sẽ mua điện từ dự án này nhằm tiết kiệm khoảng 1 triệu Mỹ kim mỗi năm so với việc mua điện từ nhà máy sản xuất điện của công ty Nevada Power Co.

“Sự kiện quân đội nhảy vọt sang lãnh vực điện năng mới này là điều mang nhiều ý nghĩa,” đó là lời của Don Soderberg, chủ tịch Ủy Hội Tiện Ích Công Cộng của Nevada (Nevada Public Utilities Commission). “Tôi luôn coi điện mặt trời là sự đầu tư vào tương lai của chúng ta.”

Thomas Fair, giám đốc kế hoạch điện năng mới của Nevada, nói rằng một khi dự án Nellis và nhà máy điện mặt trời có sản lượng 64 megawatt tại Boulder City hoàn thành, Nevada sẽ có sản lượng điện mặt trời tính theo đầu người cao nhất trên toàn quốc. (V.P.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=58829&z=5

Thursday, April 19, 2007

Khi lúa gạo tuyệt chủng!

Khi lúa gạo tuyệt chủng!
Như truyền thuyết kể lại, Vua Thần Nông bên Tầu là người đầu tiên dạy dân cách trồng lúa. Từ ấy trăm họ được cơm no áo ấm. Hạt gạo theo năm tháng trở thành lương thực tối thiết yếu cho con người. Ngày nay, bất cứ bà nội trợ nào đứng trước gian hàng gạo cũng phải ít nhiều phân vân chọn lựa: nào là gạo tẻ trắng tinh, gạo nàng hương Thái, gạo hạt ngắn, hạt dài, gạo thổi ít nước, nhiều nước, gạo nếp, gạo đen, gạo sắt, gạo đồ, v.. v… Thôi thì đủ loại gạo, không biết kể sao cho siết!

Tuy nhiên, chuyện khó tin nhưng có thực là nhiều loại gạo đã biến mất trên thị trường hay giống lúa đang mai một dần chỉ vì nông dân không còn gieo trồng, điển hình như giống Pin Kaew của Thái, từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới trong cuộc thi năm 1966; nhưng từ đó, loại gạo này không còn nữa, vì nhà nông chạy theo những giống lúa cho năng suất cao hơn.

Đứng trước tình trạng nhiều giống lúa bị tuyệt chủng vì những lý do như năng suất kém, vì xu hướng thị trường và vì không có cơ chế bảo tồn, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Philippines đã thành lập quỹ tài trợ ngân hàng gien để bảo quản các giống lúa. Đây là cơ cấu mà tổng giám đốc viện IRRI ông Robert Zeigler cho biết, sẽ lưu lại cho các thế hệ mai sau một nguồn tài nguyên rất quý báu. Dù vậy, điều ông quan ngại hơn cả là vấn đề tài chính lúc có, lúc không. Như ông nói chính vì không có ngân quỹ bảo tồn mà nhiều giống lúa đã bị mai một trong những năm qua.

Để tìm hiểu một công trình khoa học mang ý nghĩa quan trọng đối với nền nông nghiệp thế giới trong tương lai lâu dài, biên tập viên Ban Á Châu – Thái Bình Dương, Đài Úc, Corinne Podger đã phỏng vấn ba chuyên gia hàng đầu trong ngành lúa gạo quốc tế: ông Robert Zeigler, tổng giám đốc viện IRRI; Tiến sĩ Ruaraidh Sackville-Hamilton, giám đốc ngân hàng giene của Viện IRRI và Tiến sĩ Ramanatha Rao, chuyên viên Cơ quan Đa Sinh học Quốc tế.
http://www.bayvut.com/baivo/s1876769.htm

Công ty Úc xây xưởng tại Việt Nam



Công ty Úc xây xưởng tại Việt Nam


VIỆT NAM (Associated Press, 17/4/2004) – Truyền thông và quan chức nhà nước Việt Nam cho hay hôm thứ ba: công ty mỏ than Ensham Resources Pty Ltd. của Úc (Australia) dự kiến xây dựng một nhà máy phát điện (chạy bằng than) trị giá 4 tỉ USD tại miền Nam Việt Nam.

Thị trường của Ensham
Nguồn: ensham.com.au
Việt Nam đã chấp thuận đề án để Ensham xây nhà máy phát điện có công suất 3.600 megawatt ở miền Nam đồng bằng sông Cửu Long, Phùng Hữu Tiêm, Sở Kế hoạch – Đầu tư Kiên Giang cho hay.

Nếu được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn, công trình xây dựng sẽ bắt đầu vào năm 2008 và hoàn tất vào năm 2012, TTXVN đưa tin.

Nhà máy phát điện sẽ xây nằm trong tỉnh Kiên Giang, cách Sài Gòn 250 km về hướng tây nam.

Giới chức địa phương đã đồng ý mở rộng cảng trung ương ở Kiên Giang để tàu loại 60.000 tấn có thể cặp bến đưa than vào nhà máy điện do công ty Ensham toàn quyền sở hữu.

Nhu cầu tiêu dùng điện lực của Việt Nam đang tăng trung bình 17% mỗi năm khiến các nhà máy điện chật vật lắm mới cung cấp được để đáp ứng với nền kinh tế đang tăng trưởng.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3259

Wednesday, April 18, 2007

CNG ( compressed natural gas)

Khí Đốt Thiên Nhiên-Nguồn Năng Lượng Mới Việt Báo Thứ Hai, 4/16/2007, 12:02:00 AM

Xe hơi sử dụng công nghệ Hybrid đang tỏa sáng trong những ngày này trên thế giới, nhưng cũng còn có những chọn lựa khác cho những người lái xe muốn bầu không khí không bị ô nhiễm.

Một trong những nguồn nhiên liệu tốt nhất dùng cho xe hơi và xe tải hiện nay là khí đốt được nén hay còn gọi là CNG ( compressed natural gas).

Xe dùng khí nén sẽ chạy sạch hơn loại xe dùng máy xăng và dầu diesel, còn giá của khí nén cũng rất ấn tượng chỉ chiếm ít hơn 33% giá xăng và nhất là gas thiên nhiên này được chế tạo Mỹ, điều này cũng giúp giảm nặng sự lệ thuộc vào dầu hỏa nước ngoài.

Nhưng cũng không may là không có nhiều những trạm xăng cung cấp khí nén tự nhiên phía ngoài tiểu bang California. Hiện nay tiểu bang California có khoảng 100 trạm bơm xăng có khả năng cung cấp khí nén thiên nhiên, bao gồm 60 trạm trong vòng 100 mile của khu trung tâm Los Angeles. Nhiều cây xăng trong số này đòi hỏi phải có loại thẻ riêng để bơm khí nén, do vậy một số xe sử dụng khí nén cũng không thể ghé qua.

Cây xăng mới nhất tại Carson, nó được khai trương tháng trước doSanitation District of Los Angeles County, sở này cũng điều hành một cây xăng cung cấp khú nén cho công chúng tại Whittier.

Trạm xăng Carson tại góc đường Figueroa và đại lộ Sepulveda hi vọng phục vụ cho doanh nghiệp, chánh phủ và đội ngũ xe taxi đã dùng xe có máy chạy bằng khí nén như Ford Crown Victoria 2004 và GMC Sierra 2005 và chiếc Chevrolet Silverado pickup 2005.

Có một số lớn xe dùng khí nén thuộc các công ty tư cũng đã chuyển đổi từ dùng xăng qua dùng khí nén thiên nhiên cho xe hơi và tải nhẹ. Theo phát ngôn nhân của Sở vệ sinh Los Angeles -Basil Hewitt cho biết, sở cũng đã có ý muốn đổi qua dùng khí nén toàn bộ đội xe 120 chiếc vào năm 2012.

Có một lúc các nhà sản xuất xe hơi đã vào cuộc trong việc chế tạo xe dùng hơi khí nén thiên nhiên như đời xe năm 2004 có sẵn 9 kiểu xe từ hãng GM, Ford Motor Co. và hãng xe Nhật Honda gồm có 3 kiểu cho xe tải nhẹ cỡ lớn, hai kiểu cho xe nhỏ, 3 kiểu cho xe van, và 1 kiểu cho du lịch cỡ lớn.

Nhưng tất cả các hãng chế tạo xe ngoại trừ hãng Honda đã bỏ rơi loại máy dùng khí nén thiên nhiên trong hàng ngũ đội xe của họ, các nhà chế tạo xe đổ lỗi cho hệ thống cây xăng, sự thiếu kiến thức của công chúng về hơi khí nén thiên nhiên, và cho tới lúc ấy giá xăng tương đối vẫn còn thấp.

Đời xe 2007 chỉ duy nhất có kiểu xe Honda Civic GX, dùng khí nén chỉ bán ra duy nhất tại California và New York, nhưng mang một giá cũng không thấp $25,185, giá là cao so với chiếc Civic Hybrid căn bản có gia $22,600 và so với chiếc Civic chạy xăng DX căn bản $15,400.

Cho dù giá hơi cao thì người mua chiếc GX cũng không lo ngại gì mấy vì các khoản tiền khuyến khích của chính phủ.

Đầu tiên là chiếc Honda Civic được hưởng $4,000 tiền của federa tax credit so với $2,100 tiền bớt thuế của kiểu xe Hybrid.

Thêm nữa nếu thời gian là tiền bạc thì chiếc GX được thêm một lợi điểm khi đi xa là được phát một tem cho phép dùng lane carpool trong trường hợp cho dù chỉ một mình tài xế trên xe, dành riêng xe được bán ra và lưu hành tại California. loại xe Hybrid cũng có nhưng con tem loại này.

Còn lại vấn đề là nạp gas, nhưng hãng Honda đã bán ra hay cho thuê lại dụng cụ dùng nạp gas tại nhà riêng cho chiếc GX, sau khi được hưởng $2,000 của South Coast Air Quality Management District và $1,000 tiền federal tax credit, thì dụng cụ gần như miễn phí, thiết bị nạp gas nén có giá $3,500 khi được lắp vào gara của chỉ nhân chỉ còn tốn có $500.

Thiết bị này tên là Phill được chế tạo bởi FuelMaker Corp. tại Toronto có thể nén đủ gas cho nhu cầu hàng ngày của chiếc GX là 8 gallon( chiếc xe có thể chạy được 28 mpg trong thành phố và 39 mpg trên xa lộ, do đó nó có thể du hành từ 200 đến 300 miles cho mỗi bình xăng đầy).

Giá hơi nén thiên nhiên tại cây xăng là $2 cho mỗi gallon, nhưng chỉ có $1.20 khi nạp gas nén này tại nhà.

Các xe dùng khí nén khi đi chuyến du hn=ành xa có thể kiếm địa điểm bơm loại gas nén này tại địa chỉ http://afdcmap2.nrel.gov/locator/findpane.asp
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=75&nid=106141

Tuesday, April 17, 2007

Xe điện năng lượng mặt trời do sinh viên Việt Nam chế tạo



Xe điện năng lượng mặt trời do sinh viên Việt Nam chế tạo
2007.04.16

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Số ngày nắng trong năm của Việt Nam khá nhiều do vị trí địa lý của đất nước thuộc vùng nhiệt đới, gió mùa. Tuy nhiên việc tận dụng năng lượng mặt trời để phục vụ cuộc sống vẫn chưa được triệt để.

* Bấm vào đây để nghe tiết mục này
* Tải xuống để nghe

Trưởng nhóm nghiên cứu Dương Minh Hùng (cầm lái) và thành viên nghiên cứu Lê Hoàng Ri trên chiếc xe điện-năng lượng mặt trời. Hình của báo Tiền Phong

Vừa qua, tại trường Đại học Cần Thơ, một nhóm sinh viên Khoa Công Nghệ đã hưởng ứng kêu gọi của nhà trường tham gia chế tạo ra một mô hình xe điện năng lượng mặt trời. Từ đó có thể ứng dụng làm ra các lọai phương tiện sử dụng năng lượng mặt trời để di chuyển trên các kênh rạch của vùng sông nước Đồng bằng Cửu Long.

Trong chương trình Sáng kiến & Đời sống kỳ này, mời quí thính giả và các bạn cùng đến với chiếc xe điện năng lượng mặt trời đó.

Nhóm sinh viên của Khoa Công nghệ Đại học Cần Thơ tham gia Ngày hội Sáng tạo của Trường Đại học Cần Thơ vừa qua gồm tám người, trong đó sinh viên Dương Minh Hùng là trưởng nhóm. Giảng viên Hùynh Việt Phương là thầy giáo hướng dẫn cho cả nhóm.

Theo thông tin mà nhóm cho hay thì phải mất một năm để thiết kế và năm tuần chế tạo cho ra đời chiếc xe điện năng lượng mặt trời vào thời điểm cuối năm ngóai.

Trưởng nhóm Dương Minh Hùng nói về sản phẩm xe điện năng lượng mặt trời qua cuộc nói chuyện với chúng tôi sau đây:

Vào đầu năm học thầy hiệu trưởng phổ biến học phải đi đôi với hành. Và Khoa Công nghệ có phát động cuộc thi ‘sinh viên nghiên cứu khoa học’ đưa ra đề tài xe điện năng lượng mặt trời. Chúng em thấy Việt Nam có nhiều ngày nắng, nên chọn đề tài đó. Việc ứng dụngnăng lượng mặt trời cho động lực thì còn mới ở Việt Nam. Lâu nay người ta chỉ dùng để đun nước nóng, thắp sáng …

Trưởng nhóm Dương Minh Hùng

“Vào đầu năm học thầy hiệu trưởng phổ biến học phải đi đôi với hành. Và Khoa Công nghệ có phát động cuộc thi ‘sinh viên nghiên cứu khoa học’ đưa ra đề tài xe điện năng lượng mặt trời. Chúng em thấy Việt Nam có nhiều ngày nắng, nên chọn đề tài đó. Việc ứng dụngnăng lượng mặt trời cho động lực thì còn mới ở Việt Nam. Lâu nay người ta chỉ dùng để đun nước nóng, thắp sáng …

Nguyên tắc ánh sáng chuyển từ quan năng sang điện năng. Xe sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời qua panel, rồi nạp vào bình acqui và chuyển đổi để chạy động cơ. Xe không gây tiếng ồn, tải trọng nhẹ. Do động cơ điện trực tiếp vào bánh xe để không gây tiếng ồn. Vật liệu là composite cho xe nhẹ. Riêng khung, sườn thì tự hàn.

Mô hình thì có nghiên cứu ở trên mạng. Trên thế giới chỉ có gần giống thôi. Sau khi xe làm xong tổng kinh phí là 45 triệu rưỡi. Góp ý của các thầy giáo là hướng tấm năng lượng theo ánh sáng nhiều nhất, vì nay còn cố định trên khung.

Về điểm này thì sẽ sử dụng ‘sensor’ cảm biến để có thể điều khiển các panel quay về đó. Về mẫu mã cũng phải làm cho đẹp hơn. Làm cho trọng lượng nhẹ hơn nữa.”

Kế hoạch triển khai

Như thông tin mà Dương Minh Hùng cho hay thì sau khi làm ra chiếc xe đầu tiên, nay sản phẩm đó được giao cho khoa và chưa có kế họach triển khai tiếp theo.

Chúng tôi đã tiếp xúc với thầy Dương Thái Công, phụ trách Khoa Công nghệ Đại học Cần Thơ để hòi về vấn đề liên quan thì được ông cho biết:

Xe của các em cũng đã chạy được; thế nhưng tốc độ còn chậm chỉ 25 cây số/giờ thôi. Để hoàn chỉnh thì những cơ cấu điều chỉnh phải tốt hơn, dáng xe thì còn đơn giản. Cải tiến để ứng dụng thì hiện nay chúng tôi còn khó là những tấm panel thu năng lượng giá thành còn cao. Khoa có gặp những đoàn nước ngoài nghiên cứu về vật liệu mới và đó là hướng của khoa.

Thầy Dương Thái Công

“Xe của các em cũng đã chạy được; thế nhưng tốc độ còn chậm chỉ 25 cây số/giờ thôi. Để hoàn chỉnh thì những cơ cấu điều chỉnh phải tốt hơn, dáng xe thì còn đơn giản. Cải tiến để ứng dụng thì hiện nay chúng tôi còn khó là những tấm panel thu năng lượng giá thành còn cao. Khoa có gặp những đoàn nước ngoài nghiên cứu về vật liệu mới và đó là hướng của khoa.

Xe điện năng lượng mặt trời này có thể đưa vào những ứng dụng như làm ra những phương tiện tàu du lịch trên hệ thống kênh rạch phục vụ du lịch sinh thái.”

Cụ thể thì kích cỡ chiếc xe điện năng lượng mặt trời do nhóm Dương Minh Hùng làm ra như sau: xe dài 2, 7 mét, rộng 1,3 mét, tổng trọng lượng cân nặng 133 kilogram. Tổng công suất hai động cơ điện 500W.

Mụs Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/04/16/SolarEnergyOperatedVehicleMadeStudents_GMinh/

Monday, April 16, 2007

Cộng đồng 2 gia đình, vẫn ra một tờ báo



Cộng đồng 2 gia đình, vẫn ra một tờ báo
Friday, April 13, 2007
medium_NVT_DaoNhatTien.jpg

Ông Ðào Nhật Tiến, chủ nhiệm sáng lập nguyệt san “Tiếng Việt,” một trong ba tờ báo đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. (Hình: Thanh Nguyên/Người Việt)

medium_NVT_BaoAustin.jpg

Ba nguyệt san tại thành phố Austin: Tiếng Việt, Ðoàn Kết và U.S, Viet-Times.

medium_NVT_SieuThiMyThanh.jpg

Mỹ Thành, một trong những siêu thị lớn và mới nhất tại thành phố Austin. (Hình: Vũ Ðình Trọng/Người Việt)

Vũ Ðình Trọng/Người Việt

AUSTIN, Texas - Cũng chỉ là chuyện tình cờ! Trong chuyến làm phóng sự cho Ðại Hội Sinh Viên Người
Ông Ngọc Hoài Phương, chủ nhiệm báo Hồn Việt, California: “Người làm báo tiếng Việt trong những năm đầu định cư ở Mỹ là một sự hy sinh to lớn. Vợ con sẽ không nhờ vả gì được mà con phải lo giúp chồng chạy cơm từng bữa. Tiền bạc đổ vào làm báo như gió lùa vào nhà trống, chẳng thấy chúng quay lại. Việc bỏ dấu tiếng Việt cũng lắm chuyện cười ra nước mắt. Viết là một người, đánh máy là một người, người thứ ba mới dùng viết mực bỏ từng con dấu. Lắm lúc mệt quá, mắt nhắm mắt mở, bỏ lộn dấu là chuyện thường, thí dụ như câu “duoi ga cho vo” (đuổi gà cho vợ) được bỏ dấu thành “ dưới ga chờ vợ.””
Mỹ Gốc Việt tại thành phố Austin, Texas, tôi biết tờ nguyệt san mang tên “Tiếng Việt,” tờ báo đầu tiên của cộng đồng người Việt tại thành phố này.

Ðến thăm ông Chủ Nhiệm Ðào Nhật Tiến, người sáng lập tờ báo tại tòa soạn và cũng là nhà riêng của ông, được ông kể không chỉ về 32 năm làm báo tại hải ngoại, câu chuyện được trải dài theo những khúc quanh của một đời người.

Những khúc quanh

Ông sinh tại Hà Nội vào thập niên 1920, lớn lên trong một xã hội mà trong đó lịch sử đang chuyển mình (1954) và ông cũng sẵn sàng thử thách mình qua giông bão lịch sử.

Hai ngày trước khi hiệp định Geneve được ký kết, đất nước Việt Nam bị chia đôi, ông cho gia đình vào Nam trước, còn mình ở lại móc nối với một người bạn để gặp ông Ngô Ðình Luyện chuẩn bị làm việc cho chính phủ Ngô Ðình Diệm khi vào Nam.

Năm 1955, sau khi vào Nam và được ông Luyện đề nghị lập kế hoạch tổ chức một tổ chức dân sự giúp chính phủ trong việc an cư, ông nhận lời và sau khi kế hoạch được đệ trình khoảng một tháng thì ông nhận được sự đồng ý của chính phủ và cùng ông Luyện thành lập tổ chức Dân Vệ Ðoàn. Ðây là một tổ chức không võ trang, chỉ làm những việc dân sự giúp chính phủ ổn định trật tự xã hội. Khoảng năm 1957, do viện trợ của Mỹ, một phần tổ chức Dân Vệ Ðoàn được quân sự hóa
“Thành phố tôi ở lúc bấy giờ chỉ có 2 gia đình người Việt, tôi vẫn cứ ra báo. Có lần một cô phóng viên người Mỹ đến phỏng vấn, cô ấy nói chắc trong máu của tôi nó có mực hay sao ấy. Tôi nghĩ chắc như vậy chứ không thì làm sao tôi có thể làm như vậy được'
và chuyển thành Dân Vệ Ðịa Phương. Ông cảm thấy không thích hợp với tình hình mới nên xin rút lui.

Gia đình ông sống phần lớn nhờ tài quán xuyến của vợ ông, bà Ngô Bích Hoa. Với ông, trong công việc dù có kiếm được tiền chăng nữa ông vẫn không để tâm. Khoảng Tháng Tư năm 1965 ông ra tờ tuần báo “Việt” chỉ với mục đích nâng cao dân trí và thỏa mãn niềm đam mê của mình. Tuần báo “Việt” ra được khoảng 10 số thì bị đình bản. Ông kể:

“Trong số báo cuối cùng đó, một phóng viên của tôi “phang” ông Phạm Văn Thụ, giám đốc báo chí của Bộ Thông Tin lúc bấy giờ, một bài. Thực ra tôi cũng đã xem qua nhưng không để ý lắm vì thấy cũng chẳng có gì quan trọng.”

Cái “chẳng có gì quan trọng” đó lại dẫn đến một buổi trò chuyện với ông bộ trưởng Thông Tin, ông Ðinh Trịnh Chính. “Ông Chính mời tôi đến văn phòng nói chuyện, và bảo sao nói năng gì mà lôi thôi quá vậy, thôi ông về đóng cửa tờ báo của ông lại đi.”

Chán quá, ông thôi làm báo. Cái nhà in của ông cũng phải đóng cửa theo vì không có báo in nên không xin được quota nhập giấy.

Tháng Tư năm 1975, được một người bạn chỉ dẫn, ông đưa cả gia đình vào phi trường Tân Sơn Nhất và được ra đi vào ngày 26 Tháng Tư. Như nhiều người khác, một lần nữa ông lại từ bỏ quê hương của mình; cái bước ngoặc dù không phải trả giá bằng máu hay sinh mạng nhưng cuộc trốn chạy nào cũng để lại nhiều nỗi đau.

Tiếp tục làm báo

Tháng Tư năm 1975, từ đảo Guam, gia đình ông (gồm hai vợ chồng và 11 người con) được một người cựu quân nhân Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam bảo lãnh định cư tại Hoa Kỳ, thành phố Taylor, Texas, một năm sau, gia đình ông dời về thành phố Austin.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên Người Việt và ông Ðào Nhật Tiến chung quanh chuyện làm báo và sự phát triển cộng đồng người Việt tại thành phố Austin.

Phóng viên (PV): Tờ “Tiếng Việt” ra đời trong hoàn cảnh nào, thưa ông?

Ông Ðào Nhật Tiến (ÐNT): Qua đây được rồi thì tìm cách hoạt động chứ chẳng lẽ chỉ có kiếm ăn thôi sao? Ðôi khi mình cảm thấy mình hơi nhục, cuộc sống không ổn định, phần khác thì tôi nói với các bạn của mình hai vấn đề cần phải lo. Thứ nhất là tìm cách phối hợp nhau, thành lập hội để kết dính anh em lại, thế là tôi tổ chức Hội Việt Nam Ái Hữu cho người Việt tỵ nạn (1975). Thứ hai là phải tập hợp một số anh em để làm báo khi có khả năng, thế là tờ “Tiếng Việt” ra đời vào ngày mùng 1 Tháng Giêng năm 1976.

PV: Thế lúc đó bác đã có khả năng?

ÐNT: Khả năng khỉ gì đâu. Cái khả năng làm báo của tôi đúng nghĩa là in báo, vì tôi biết nghề này hồi còn ở Hà Nội cơ. Lúc làm báo ở Sài Gòn thì anh Bùi Sâm Nguyên là tổng thư ký cho tôi, mọi chuyện anh ấy lo hết, còn cái nhà in của tôi cũng chỉ có hai máy nhưng cũng vừa đủ để in tờ tuần báo. Cái thị trường tiêu thụ ở trong nước mình còn biết, chứ ở đây chẳng biết tí gì cả, nhưng do nhu cầu thì cứ làm thôi.

PV: Hồi đó ở Mỹ có mấy tờ báo tiếng Việt?

ÐNT: Tờ “Tiếng Việt” là tờ nguyệt san thứ ba của người Việt. Có hai tờ ra trước là tờ “Hồn Việt” ở Nam California và tờ “Văn Nghệ Tiền Phong” bên Washington D.C. Còn có tờ Hòa Bình (chồng Mỹ, vợ Việt, xuất bản bên California), tôi không nhớ họ xuất bản năm nào, nhưng họ có gởi cho tôi mấy số.

PV: Lúc đó cộng đồng mình có bao nhiêu người ở đây, bác phát hành báo như thế nào?

ÐNT: Thành phố tôi ở lúc bấy giờ chỉ có 2 gia đình người Việt (cười). Có lần một cô phóng viên người Mỹ đến phỏng vấn, cô ấy nói rằng chắc trong máu của tôi nó có mực hay sao ấy. Tôi nghĩ chắc như vậy chứ không thì làm sao tôi có thể làm như vậy được.

Vào một cái đất nước mà mình không hiểu thị trường. Thấy cần thì ra báo thôi, nhưng khi ra báo rồi thì không biết phát hành như thế nào. Tôi có được một số địa chỉ của những người quen nên khi báo in xong tôi mail cho họ, báo của tôi đã từng được gởi đi tới Hawaii. Có bạn bày gởi ở mấy cái chợ nhờ họ bán giúp, tôi cũng đem ra. Người ở chợ thì không nghĩ là bán được nên cứ để đấy, ai hỏi mua thì bán, người đi chợ thì nghĩ là báo cho nên cứ thế mà lấy. Ðến khi mình hỏi đến tiền thì người ta bảo không biết vì chẳng thấy ai hỏi mua cả(?).

PV: Những số đầu tiên bác ra bao nhiêu ấn bản?

ÐNT: Một tháng một tờ, mỗi tờ 500 ấn bản là đủ chết rồi.

PV: Thế bác bán bao nhiêu một tờ?

ÐNT: Ðâu có bán được tờ nào đâu, còn phải tốn tiền tem để mail đi.

PV: Thế tiền đâu mà bác làm báo?

ÐNT: Tôi đi làm cho một sở thiện nguyện của thành phố. Ðược đồng nào tôi làm báo đồng đó, lúc hết tiền thì tạm ngưng, có tiền lại làm tiếp.

PV: Bác vui lòng nói thêm chi tiết về cách làm báo của bác?

ÐNT: Bài vở thì do tôi viết cùng với anh Ðinh Thạch Bích và người bạn tên Thái. Các anh ấy gởi bài tới thì con tôi đánh máy, tôi bỏ dấu tiếng Việt. Những chữ lớn thì tôi cắt từ những tờ báo địa phương ta rồi ghép lại. Tôi viết gần như tất cả mọi chuyện kể cả chuyện của mấy ông thầy tướng số, chuyện trên trời dưới đất, mách nước...

PV: Còn chuyện chính trị?

ÐNT: Nghề chính trị là nghề của những người đi tị nạn nên tôi không thể bỏ qua. Tin đầu tiên tôi viết là tin nhà thờ Linh Sơn bị cộng sản bắt được tiền giả trong nhà thờ đó, rồi tin cộng sản trong nước bắt giam ông Thượng Tọa Chí Quang, tin ông Mai Ngọc Khuê, kể cả tin ông Hoàng Cơ Bình ra trình diện ra sao...

PV: Nguồn tin bác lấy từ đâu?

ÐNT: Một là các anh em trong làng báo trước năm 1975 gởi cho, rồi tin từ tờ Hòa Bình, theo dõi tin tức trên đài VOA, BBC... Tôi khai thác những tin tức đó theo cảm nghĩ của mình, mình suy đoán. Thí dụ như chiếc tàu Việt Nam Thương Tín từ đảo Guam qua trở lại Việt Nam. Tôi nghĩ ngay rằng nếu đi theo hải trình như vậy thì tàu sẽ phải cập bến tại Vũng Tàu, như vậy tụi cộng sản sẽ đón ngay ngoài khơi trước khi cập bến, mấy ông này sẽ bị buộc tội gián điệp và sẽ bị mắt. Thế là mình khai thác thôi.

PV: Các cộng tác viên của bác lúc đó có được tiền nhuận bút không?

ÐNT: Tiền bạc gì... Bao nhiêu tiền tôi làm được bỏ vô tờ báo hết, rồi như nó bay vào không gian hay sao ấy. Chỉ lo tiền in với tiền mail không cũng đủ mệt.

PV: Thế gia đình bác nghĩ sao?

ÐNT: Lúc tôi mới làm báo, gia đình có một buổi họp. Vợ con tôi đồng ý cho tôi là cái tiền của tôi đi làm thì muốn xài cái gì thì xài, vợ và các con tôi đi làm cũng đủ trang trải chi phí trong gia đình rồi. Vợ tôi quán xuyến mọi thứ trong nhà, bà ấy chẳng bao giờ hỏi tiền bạc tôi tiêu xài ra sao cả. Có người nói với tôi rằng bác làm như vậy thì gàn quá. Tôi nói là ừ thì tôi gàn tổ mẹ đi chứ còn gì hơn nữa. Ai cũng cười tôi thôi, nhưng mà sự thực nếu không có vợ tôi thì chắc tôi cũng đi ăn mày thôi!

PV: Tờ báo có được xuất bản thường xuyên không?

ÐNT: Có tiền thì làm, hết tiền thì tôi ở chơi vài tháng, xong lại tiếp tục. Có cái may là khi tôi vào làm cho cơ quan USCC ở đây thì người ta bằng lòng trả cho những chi phí về bưu điện. Thực ra cũng không có bao nhiêu nhưng ít nhất là có người lo gởi. Tôi nhớ vào khoảng năm 1978, hết tiền, tôi đóng cửa tờ báo. Tự mình đóng cửa chứ ai bắt mình đâu. Lúc đó cơ quan chính phủ Human Resources hỏi văn phòng USCC là tờ báo của tôi rất cần cho sinh hoạt cộng đồng sao lại ngưng. Tôi nói tôi chỉ tạm ngưng tôi, chờ khi tôi kiếm tiền kha khá rồi lại làm. Họ mới hỏi tôi cần bao nhiêu tiền, tôi mới nhờ họ trả tiền in và tiền mailing thôi, mà phải trả thẳng cho nhà in và bưu điện chứ tôi không nhận tiền về. Họ tài trợ cũng được hai năm.

PV: Thế còn quảng cáo? Bao lâu thì bác có cái quảng cáo đầu tiên?

ÐNT: Làm được 4, 5 số gì đó thì ông Giáo Sư Lê Bá Kông nhờ tôi đăng một quảng cáo bán sách của ông ấy, sau đó là một anh bán tạp hóa.

PV: Bao nhiêu tiền một trang quảng cáo?

ÐNT: Tiền bạc gì... Tôi nghĩ mình đi làm có tiền rồi nên cũng không cần, ai cần quảng cáo thì tôi quảng cáo giúp cho thôi. Có một anh đăng quảng cáo báo tôi lâu lắm rồi, một hôm anh ấy bảo rằng bác có biết bác quảng cáo cho cháu bao lâu rồi không. Tôi nói không biết, anh ấy nói là quảng cáo được 12 năm rồi!

Khoảng năm 1981, có một ông bác sĩ lần đầu tiên mở phòng mạch đến nhờ đăng quảng cáo. Cũng là người quen nên bà vợ hỏi tôi bao nhiêu tiền, tôi nói bà cứ trả đại đi. Bà ta đưa cho tôi $120 cho quảng cáo 1 trang. Thế là từ đó cho đến nay, cái giá đó vẫn được giữ nguyên. Một trang $120, nửa trang $60, 1/4 trang $30.

PV: Nhưng vật giá thì mỗi ngày mỗi lên?

ÐNT: Cũng nhiều người hỏi tại sao giá không lên. Ừ thì vật giá có lên, rồi số ấn bản cũng tăng (bây giờ khoảng 3,000 ấn bản) nhưng số quảng cáo cũng tăng. Lắm lúc tôi thấy mình cũng lẩm cẩm thiệt. Tại sao mình không làm cho nó thừa tiền ra để mình tiêu? Nhưng mà tôi thấy nếu có đủ tiền để trả cho các anh em viết bài, người phụ việc, tiền nhà in, tiền mailing là được rồi. Còn những chuyện khác như từ anh chủ nhiệm đến anh “cu li” thì cũng vẫn là tôi nên cũng không đòi hỏi số tiền nhiều lắm. Cuối cùng thì nó cũng thừa chút đỉnh, người khác có thể tính toán, còn tôi nghĩ miễn sao tờ báo mình còn sống và có đủ những dịch vụ để liên lạc các cơ sở làm ăn ở đây để người ta cung cấp tiền cho mình làm báo là đủ rồi.

Cái lề lối đó thì không đúng. Nhưng mà đúng hay không thì tôi cũng đã già rồi, không đòi hỏi cái gì cho nó lắm. Có người hỏi năm nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi nói nếu tính tuổi thọ người bình thường thì chết rồi, còn tôi thì không biết làm sao tôi vẫn còn sống (cười).

PV: Bác có khách hàng ngoại quốc không?

ÐNT: Có một số khách hàng Mỹ, họ gởi quảng cáo đến và nhờ tôi dịch sang tiếng Việt.

PV: Giá quảng cáo với khách Mỹ chắc có khác...

ÐNT: Không, giá của họ vẫn như giá của khách hàng Việt Nam thôi. Nhiều người hỏi tại sao có khách Mỹ mà không lấy giá cao, tôi hỏi lại rằng tại sao lại phải lấy giá cao? Khách nào cũng vậy thôi.

PV: Bác có cho mình là một nhà báo?

ÐNT: Tôi là con người ôm cái mộng đấu tranh, nên tôi nhận mình là nhà tranh đấu. Nếu bảo tôi là nhà báo thì thực ra một phần tôi thấy tôi không đủ khả năng để làm nhiệm vụ làm báo. Có người nói “tờ báo của bác cứ chống cộng, rồi chống cộng không thôi, ở Việt Nam người ta có bài báo nào chống các bác đâu?” Tôi bảo cái đó là sai lầm. Tại sao bên Việt Nam không chống những người bên này? Bởi vì họ không muốn người dân trong nước biết những hoạt động của dân mình bên này. Thứ hai nữa là có những người trong nước muốn đấu tranh nhưng lại không ra được báo, nên tại sao chúng ta không ra tờ báo để ủng hộ họ. Ðó là bổn phận của những người ra đi. Tin tức, bài vở nằm trong khuôn khổ đó, còn những bài khác là chỉ để giải tí chút xíu thôi.

Khi mình đã ôm lấy cái mộng tranh đấu rồi thì thành hay bại không hẳn ở mình mà còn nhiều yếu tố khác, nên đừng vội vàng bỏ con đường của mình để chạy theo con đường khác.

Ai cũng lấy làm lạ và bảo tôi là điên khùng gì mà làm báo hơn 30 năm. Có người bảo với vợ tôi rằng làm việc với ông Tiến chán lắm, ông ấy không làm gì khác ngoài tờ báo cả. Không hút thuốc, không đánh bài, chẳng vui chơi. Tôi bảo với họ là thưa ông tôi giải trí suốt ngày với cái này, tôi vui sướng cả ngày vì cái này đấy ông ạ.

Thực hiện được mộng ước của mình, sống trọn vẹn trong niềm đam mê đó, thế là đủ một kiếp người rồi, phải không anh?
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=58368&z=56

Saturday, April 14, 2007

Thiết bị nối mạng Wi-Fi được phóng vào vũ trụ



Thiết bị nối mạng Wi-Fi được phóng vào vũ trụ
Ảnh: Engadget.

Router hỗ trợ kết nối không dây hoạt động trực tiếp trong không gian là giải pháp tăng tốc độ truy cập Internet cho người sử dụng, tránh tình trạng nghẽn mạng và tiết kiệm dung lượng cho vệ tinh.

Theo công nghệ hiện nay, gửi một thông điệp từ một điểm truy cập không dây thông qua vệ tinh bắt đầu bằng việc truyền dữ liệu từ nơi này tới vệ tinh. Sau đó, dữ liệu quay ngược trở lại một trạm trên mặt đất và trạm này truyền dữ liệu về vệ tinh theo một tần số khác, tùy thuộc vào địa điểm đến. Vệ tinh sẽ chuyển tiếp tín hiệu đó tới điểm đến cuối cùng.

Còn với router hoạt động trực tiếp trong không gian, vệ tinh có thể chọn lựa ngay kênh để gửi thông điệp tới điểm đến và quá trình truyền tín hiệu lòng vòng về mặt đất sẽ được xóa bỏ.

Dự án được Bộ Quốc phòng Mỹ và các hãng công nghệ như Cisco Systems, Intelsat General triển khai trong 3 năm. Sau khi thử nghiệm, công nghệ sẽ đi vào phục vụ đời sống.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/04/3B9F4FFA/

Tuesday, April 10, 2007

Sản xuất nhiên liệu sinh học từ váng sữa



Sản xuất nhiên liệu sinh học từ váng sữa - 10/4/2007 8h:49

Tập đoàn sữa Theo Muller của Đức vừa cho biết từ nay đến cuối năm sẽ sản xuất nhiên liệu sinh học bioethanol từ các chất cặn sữa và khẳng định đây sẽ là sáng chế đầu tiên trên thế giới.

(Ảnh: Uark.edu)Theo Muller đã đầu tư 20 triệu euro để phát triển phương pháp cho phép sản xuất ethanol từ váng sữa (còn gọi là lactoserum) được hình thành khi sản xuất pho-mát.

Nguyên liệu cho tới nay bị thải đi và hầu như miễn phí này có thể trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký so với các sản phẩm từ thực vật khác như đại mạch hay củ cải đường, đòi hỏi những diện tích trồng trọt lớn. Tổng Giám đốc Theo Muller hy vọng từ nay đến năm 2008 sẽ sản xuất 10 triệu lít bioethanol “sữa” từ một nhà máy được xây tại Leppersdorf gần Dresden.

Công bố này đã được đưa ra trong khi các bộ trưởng năng lượng ở châu Âu đã thỏa thuận với nhau vào tháng 2/2007 vừa qua để đưa ra mục tiêu pha trộn 10% nhiên liệu sinh học trong các loại nhiên liệu xe tiêu thụ tại các nước thuộc Liên minh châu Âu từ nay đến năm 2020.

V.S

Theo Futura-Science, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=4&Cat_Sub_ID=11&news_id=14160

Monday, April 9, 2007

Intel ra mắt mẫu chip "siêu" tiết kiệm năng lượng



Intel ra mắt mẫu chip "siêu" tiết kiệm năng lượng
14:43' 06/04/2007 (GMT+7)

Intel vừa đưa ra thị trường hai mẫu chip mới thuộc dạng "siêu tiết kiệm năng lượng" dành cho các chủng loại máy tính xách tay và PC cỡ nhỏ.

d
Hai chip Core 2 Duo mới chỉ tiêu thụ tối đa 10 watt khi chạy hết tốc độ, rất lý tưởng cho các "siêu" laptop (ultraPC) và các thiết bị khác có kích cỡ pin và thời lượng sử dụng ở mức trung bình.

Theo Intel, hai mẫu chip mới chỉ tiêu thụ năng lượng bằng 1/3 so với các mẫu chip Core 2 Duo được sử dụng cho các dòng laptop thông thường hiện nay (34 watt).

Gateway cho biết sẽ sử dụng hai mẫu chip mới cho dòng "ultra" laptop E-100M của hãng này. Chip mới có hai phiên bản với các tốc độ khác nhau: U7600 1.2GHz và U7500 1.06GHz.

(Theo VnMedia/CNET)
http://vietnamnet.vn/cntt/2007/04/681778/

Người Nhật vô địch thế giới về viết blog



Người Nhật vô địch thế giới về viết blog
16:24' 06/04/2007 (GMT+7)

Technorati - công ty chuyên theo dõi nội dung webblog toàn cầu - cho biết số lượng blog trên phạm vi toàn cầu hiện đã đạt tới con số 72 triệu. Trong đó, Nhật Bản hiện là nước có các trang web cá nhân gia tăng nhanh nhất.
weblog.jpg

Ảnh: Ichimaru, một geisha trẻ đang ngồi bên máy vi tính tại nơi làm việc ở Kyoto.
Công nghệ ghi chép cá nhân trực tuyến này bắt đầu bùng nổ trên web khoảng 5 năm trước đây, hiện đã mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Theo Technorati, Nhật Bản là quốc gia có số lượng blogger đông nhất, nhiều hơn cả số lượng blogger sử dụng tiếng Anh và cộng đồng blog Trung Quốc đang phát triển rất nhanh.

Và tại các nước có nhiều vấn đề chính trị, viết blog cũng đang bùng nổ. Cụ thể là ngôn ngữ Farsi của Iran đang ghi điểm và gia tăng vị trí xếp hạng rất nhanh, theo thông tin từ công ty San Francisco.

Technorati, trong bài báo "State of the Live Web", cho biết số lượng blog trên toàn thế giới đã tăng từ 8 triệu vào năm 2005 lên hơn 72 triệu tính đến hết tháng trước. Cứ 2 giây lại có 3 weblog mới ra đời, tương đương với con số 120.000 Weblog/ngày so với con số 25.000/ngày vào tháng 3/2005, Technorati cho biết.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng gấp đôi của "thế giới blog" đã hạ nhiệt từ tỉ lệ tăng gấp đôi sau mỗi 6 tháng xuống thành 1 năm, David Sifry, nhà sáng lập Technorati cho biết.

Ông Sifry cũng thừa nhận không thể tính toán tại một số quốc gia, chẳng hạn như Pháp, nơi người sử dụng dùng dạng Skyblog, không có trong dữ liệu của công ty.

Ethan Zuckerman và Rebecca MacKinnon, đồng sáng lập Global Voices Online, cho biết có những lý do khác khiến cho việc thống kê số lượng blog mà hãng của Sifry thực hiện trở nên khó khăn. Họ cho biết các quốc gia khác nhau thường sử dụng các nền tảng công cụ và kỹ thuật blog khác nhau. Điều này khiến cho việc thống kê trở nên khó khăn hơn.

Trong khi thống kê của Technorati thực sự có giá trị thì việc thống kê blog của công ty này dựa vào các dấu hiệu từ công cụ tạo weblog không được sử dụng phổ biến tại các quốc gia như Trung Quốc.

Công ty có trụ sở tại Hồng Kông của MacKinnon cho biết hiện có khoảng 40 triệu weblog tại Trung Quốc. "Chúng tôi thấy số lượng blog không sử dụng tiếng Anh bùng nổ trong năm qua" bà cho biết. "Không thể xem thường Technorati và công việc cực kỳ ấn tượng mà họ đã làm, nhưng có lẽ không thể tính toán được tất cả các blog trên toàn thế giới’’.

Mặc dù vậy, ông Zuckerman cũng thừa nhận việc tăng trưởng chậm lại là một trong những điều lớn nhất của Internet trong 5 năm qua.

Thống kê của Technorati cho thấy có tới 37% weblog sử dụng tiếng Nhật, đưa nó trở thành ngôn ngữ được sử dụng để viết blog nhiều nhất. Tiếng Anh đứng thứ 2 và Trung Quốc thứ 3, tiếp theo sau là một loạt các quốc gia ở Châu Âu.

Ông Sifry cũng lưu ý rằng tiếng Farsi đã trở thành ngôn ngữ viết blog phổ biến thứ 10.

Ph.Thuý (Theo AFP)
http://vietnamnet.vn/cntt/2007/04/681848/

Điều khiển tay giả bằng... ý nghĩ



Điều khiển tay giả bằng... ý nghĩ

TTCT - Cách đây hai năm, cô gái người Mỹ này bị một tai nạn giao thông khủng khiếp. Thảm kịch trên xa lộ đã làm cô phải cắt mất cánh tay trái. Nhưng Claudia, hiện nay 26 tuổi, lại một lần nữa có thể nắm chắc cuộc đời trong... hai bàn tay của mình, nhờ những thành quả nghiên cứu diệu kỳ của Viện Phục hồi Chicago (RIC), một trung tâm chuyên phục hồi chức năng cho người tàn phế.

Bằng ý nghĩ

Đó là một cánh tay robot mà Claudia điều khiển bằng... ý nghĩ! Chẳng hạn, chỉ cần nghĩ: “Tôi muốn cầm ly nước bằng tay trái!”, thế là cánh tay tự động hướng về phía ly nước và chộp lấy. Cô lại nghĩ: “Tôi muốn đưa cái ly này lên miệng”, thì bàn tay robot sẽ đưa lên cao, đến tận miệng cho Claudia uống... Tóm lại, người phụ nữ “trị giá 3 triệu euro này” (cái giá của cánh tay robot nặng 4,5kg, trang bị sáu động cơ) đang nhìn thấy phép lạ thật sự của khoa học. Sản phẩm đầu tiên của RIC thực hiện được mọi động tác cần sự chuyển động của toàn bộ cánh tay.

Với cánh tay giả cổ điển, những người trong hoàn cảnh tương tự thực hiện động tác vụng về hơn nhiều. “Nó nằm ngay dưới khuỷu tay, có hai điện cực tiếp xúc với da và các cơ bắp phía ngoài chỗ cụt. Khi co bóp chính xác các cơ bắp này, chủ nhân có thể làm chuyển động cánh tay giả của mình”. Nhưng khi toàn bộ cánh tay đều mất thì sao?

Như trường hợp của Claudia: cánh tay trái bị cắt đến tận bả vai! Chẳng còn cơ bắp nào để điều khiển được loại tay giả cổ điển. Nhóm nghiên cứu của RIC do tiến sĩ Todd Kuilen cầm đầu đã tìm ra một giải pháp để điều khiển toàn bộ cánh tay sinh học - điện tử: dùng cơ bắp của ngực.

Kuilen đã đưa toàn bộ dây thần kinh điều khiển cánh tay nhân tạo về phía ngực của bệnh nhân. Chùm “dây điện” này xuất phát từ tủy sống, lên đến bả vai, là đường dẫn lệnh của não bộ đến tứ chi. Khi cơ thể Claudia còn nguyên vẹn, chúng nối kết với từng cơ bắp của cánh tay trái, cho phép thực hiện lệnh “tôi muốn nắm chặt bàn tay trái”, cho đến tận các cơ bắp thực thi. Nhưng bây giờ cánh tay của Claudia không còn nữa, hệ thần kinh dừng lại ở bả vai và không nối kết với đâu cả.

Nối kết điện tử - sinh học

Như vậy phải mổ Claudia để tìm dây thần kinh trong bộ ngực và nối kết chúng với những cơ bắp khác. Sau khi mổ xong, phải đợi mấy tháng để dây thần kinh phát triển bên trong các cơ bắp ngực cho đến khi hội nhập hoàn toàn với các mạch điện tử!

Kết quả: hệ thống dây cáp thần kinh được tái tạo, liên kết não của Claudia với cánh tay robot! Từ nay, khi cô gái nghĩ: “Tôi muốn đưa cánh tay trái lên”, thông tin sẽ theo đường dẫn tự nhiên nhưng kết thúc ở năm điểm cơ bắp khác nhau trên ngực. Mệnh lệnh từ bộ óc được diễn dịch thành kích thích thần kinh ở năm vùng. Các điện cực sẽ tiếp nhận và tổng hợp thông tin qua bộ vi xử lý nằm ở phía trên cùng của cánh tay giả, rồi chuyển dòng điện đến sáu môtơ vận hành cả cánh tay! Thế là cánh tay trái của Claudia có thể đưa lên!

Bạn có thể hình dung sáng chế này đã làm thay đổi cuộc đời của Claudia Mitchell như thế nào. Và tương lai sẽ còn rộng mở cho rất nhiều người khác, trong đó có các thương binh.

Ý nghĩ: “Tôi muốn nắm chặt bàn tay trái” (1).

Mệnh lệnh phát sinh trong não, qua tủy sống (2), hướng về hệ thần kinh trước đây từng ra lệnh cho cơ bắp cánh tay trái (3).

Cánh tay trái không còn nữa nhưng hệ thần kinh vẫn hoạt động. Chúng được hướng dẫn về phía một đối tượng khác: cơ bắp ngực (4). Như vậy từ nay, khi Claudia nghĩ “tôi muốn nắm chặt bàn tay trái” thì cơ ngực của cô co giật. Chuyển động này được các điện cực áp sát trên bề mặt cơ bắp nhận diện (5). Điện cực gửi tín hiệu điện đến bộ vi xử lý thông tin (6), từ đây lệnh được chuyển đến các động cơ để... hành động!

ĐINH CÔNG THÀNH (Theo Science & Vie Junior và Popular Science 03-07
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=195346&ChannelID=17

Việt Nam khai thác dầu tại Iraq

Việt Nam khai thác dầu tại Iraq
Sunday, April 08, 2007

VIỆT NAM – Chính phủ Iraq vừa công bố một số hơp đồng khai thác dầu mỏ với các công ty nước ngoài. Thông báo cho biết các công ty của châu Á gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Ðộ và Indonesia là những công ty đầu tiên hợp đồng khai thác dầu mỏ tại Iraq. Tin do báo Việt Nam, dẫn lại từ các tạp chí kinh tế tài chánh nước ngoài, loan tải.

Tuổi Trẻ nói rằng, chuyên gia dầu khí Falah Aljibury, người từng cố vấn cho chính phủ Iraq và các nước OPEC, cho biết các hợp đồng dầu mỏ đầu tiên sẽ được trao cho Trung Quốc ở khu vực Trung - Nam Iraq, các công ty của Việt Nam ở khu vực miền Nam, Ấn Ðộ ở khu vực giáp biên giới với Kuwait, còn Indonesia ở khu vực sa mạc phía Tây. Tuy vậy các hợp đồng đang được xem xét hiện có qui mô khá nhỏ. Thỏa thuận với Trung Quốc chỉ vào khoảng 70,000 thùng/ngày trong khi hợp đồng được ký với Việt Nam vào khoảng 60,000 thùng/ngày.

Hiện nay, sản lượng bình quân tại Iraq là 2 triệu thùng/ngày.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=58150&z=2

Sunday, April 8, 2007

Ba Tây Chế 50% Ethanol Cùng Mỹ Chiếm 70% Thế Giới

2005: Ba Tây Chế 50% Ethanol Cùng Mỹ Chiếm 70% Thế Giới

WASHINGTON (UPI) - Trong tương lai, Ba Tây và phần còn lại của châu Mỹ La Tinh sẽ là những điểm sản xuất dầu sinh học chính trên thế giới.

Công việc sản xuất dầu sinh học sẽ làm thay đổi ngành sản xuất nông nghiệp trên một số phần đất trên toàn thế giới.

Theo các chuyên gia, công việc sản xuất này bắt đầu cho sự ra đời của một ngành công nghiệp mới trên thế giớ.

Dầu sinh học được gọi là "năng lượng xanh", và trong tương lai có khả năng phát triển mạnh ở châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean. Ngành này sẽ phát triển vượt bậc tại các quốc gia đang phát triển.

Ba Tây là quốc gia đứng thứ nhì trên thế giới trong ngành sản xuất dầu sinh học, còn gọi là ethanol, chỉ sau Hoa Kỳ.

Trong năm 2005, Ba Tây đã sản xuất được phân nửa sản lượng ethanol trên toàn thế giới. Hoa Kỳ và Ba Tây chiếm 70% sản lượng ethanol trên thế giới.

Các chuyên gia kinh tế cho biết rằng họ hy vọng kỹ nghệ sản xuất dầu sinh học sẽ cải thiện chất lượng đời sống trên toàn châu Mỹ bằng cách đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và tạo ra việc làm cho các vùng nghèo khó.

Ngành sản xuất dầu sinh học sẽ đem nhiều nguồn lợi đến cho Hoa Kỳ, trên phương diện quốc gia và quốc tế. Sản xuất được nhiều dầu ethanol sẽ giúp cho Hoa Kỳ bớt lệ thuộc vào các quốc gia dầu hoả trên thế giới, tiêu thụ ít xăng và làm cho môi trường giảm lượng khói ô nhiễm.

Hoa Kỳ là quốc gia xử dụng năng lượng nhiều nhất trên thế giới.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=3&nid=105635

Friday, April 6, 2007

Máy cấy: Tiết kiệm, năng suất cao



Máy cấy: Tiết kiệm, năng suất cao - 6/4/2007 10h:58

Trồng lúa cấy là bước tiến mới trong sản xuất theo chương trình “ba giảm ba tăng”, vượt trội hơn cả kỹ thuật sạ hàng, bởi vừa tiết kiệm giống, nông dược, ít công chăm sóc nhưng vẫn cho năng suất cao. Từ việc cấy lúa thủ công, đến nay nông dân An Giang đã chuyển sang cấy bằng máy do Viện Cơ điện Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) sản xuất.

Ở An Giang, cấy lúa bây giờ không còn là chuyện khó nhọc. Trước đây, kỹ thuật “cấy” chỉ áp dụng trong việc nhân giống hoặc chọn tạo, phục tráng giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng. Đến nay, nông dân đã áp dụng đại trà trên diện tích sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao. Nơi áp dụng kỹ thuật trồng lúa cấy đầu tiên là ở xã Bình Hòa (Châu Thành- An Giang), rồi hình thành nhiều đội quân đi cấy thuê chuyên nghiệp.

Nông dân Từ Thanh Vân kể: “Tôi lom khom cấy lúa dưới ruộng, nhiều người đứng trên bờ đê cười mỉa mai. Đến khi lúa trổ, bông to, bằng ngọn, ai thấy cũng mê xin đổi làm giống”. Nông dân Nguyễn Thanh Tùng (xã Vĩnh Bình - Châu Thành), sau khi được tập huấn kỹ thuật, đã áp dụng kỹ thuật cấy bụi một tép để phục tráng giống nguyên chủng. Anh cho biết, cách làm này mặt ruộng phải bằng phẳng, khử ốc bươu vàng và cỏ dại rồi giăng dây thẳng hàng là cấy. Còn ông Vân, mỗi vụ chọn một vài bông lúa đẹp gieo mạ trong sân rồi mang xuống ruộng cấy. Mấy ký lô lúa giống

Sử dụng máy cấy lúa trên đồng ruộng An Giang. (Ảnh: Baocantho)
mua ở Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống (Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) từ vụ đông xuân 1993-1994, đến nay vẫn tiếp tục tuyển chọn làm giống tốt. Thăm mô hình lúa cấy ở huyện Châu Thành, một nhà khoa học ở Viện Lúa ĐBSCL nhận xét, cách làm tuy có khác đôi chút, nhưng chung quy lại, kỹ thuật trồng cấy lúa của nông dân hiệu quả không kém gì các nhà khoa học.

Kỹ thuật canh tác lúa cấy bài bản nhất là ở Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống. Diện tích lúa cấy cả ba trại giống Bình Đức, Tà Đảnh và Định Thành (thuộc trung tâm) khoảng 250ha, sản lượng thu hoạch từ 5.000-6.000 tấn/năm. Anh Hồ Hữu Trí, Trưởng trại giống Định Thành, cho biết: 28 loại giống lúa trồng ở trại đều canh tác theo kỹ thuật cấy mạ sân. Sử dụng 4kg lúa giống để gieo 10m2 mạ sân lót nilon, đủ để cấy cho 1.000m2 đất, bón phân cả vụ hết 15kg phân Urea, 15kg Kali, 10kg DAP và 10kg Lân. Gieo mạ 12-16 ngày là đem cấy 44 bụi/m2 (bụi cách bụi 1,5 tấc).

Sau khi cấy, áp dụng kỹ thuật bón phân: 3 đợt chính + bón lót và phun xịt phân bón lá trước- sau khi trổ bông, nuôi hạt. Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá theo khuyến cáo của Viện Bảo vệ thực vật. Theo anh Trí, cấy thủ công sẽ cơ động hơn trong điều kiện nền đất lún không ổn định, tuy nhiên phải huy động đông nhân công.

Kỹ sư Ngô Văn Hóa, Phòng kỹ thuật- Trung tâm Khuyến nông An Giang nói rằng, sử dụng máy cấy sẽ rút ngắn được thời gian xuống giống đại trà. Trồng lúa cấy càng phù hợp hơn trong điều kiện khan hiếm các giống lúa chống chịu rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Viện Cơ điện Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) chuyển giao 10 chiếc máy cấy lúa MC8-20 cho các HTX và nông dân An Giang (24,5 triệu đồng/máy), công suất cấy 8 giờ/1ha, bằng 20 thợ cấy giỏi, tiết kiệm được 90-120 kg giong/ha. HTX Nông nghiệp An Hòa (Châu Thành) đã thay thế sức người bằng máy cấy MC8-20 trong sản xuất vụ đông xuân 2006-2007.

Bài, ảnh: Vũ Hà

Theo Báo Cần Thơ
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=14056

Matsushita Mở Xưởng Nhu Liệu Ở VN



Matsushita Mở Xưởng Nhu Liệu Ở VN Việt Báo Thứ Sáu, 4/6/2007, 12:02:00 AM

Photo AFP/Getty Images
Công ty điện tử Nhật Bản Matsushita hôm thứ năm cho biết sẽ lập một trung tâm nghiên cứu ở VN để thảo chương nhu liệu căn bản sẽ dùng trong điện thoại di động và truyền hình màn ảnh phẳng. Matsushita là hãng nổi tiếng với thương hiệu Panasonic, sẽ bắt đầu hoạt động của công ty mới là Panasonic R and D Center Vietnam vào cuối tháng tư tại Hà Nội. Matsushita sẽ đầu tư 500 ngàn đô để mở xưởng, thảo chương và thiết kế các chip hệ thống và nhu liệu điều khiển cho các xưởng Matsushita toàn cầu.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=105527

Wednesday, April 4, 2007

Tân Gia Ba, thủ đô đầu tiên của Wi-Fi

Tân Gia Ba, thủ đô đầu tiên của Wi-Fi

Bích Vân 08/02/2007
Dường như các quốc gia khác trên thế giới đều lơ là với sự kiện : từ đầu tháng 12 năm 2006, Tân Gia Ba (Singapore) là thủ đô đầu tiên tại châu Á được trang bị hệ thống Internet không dây và miễn phí. Tin này đã hầu như không ai để ý tới. Và đúng như vậy, từ cuối năm ngoái, tất cả người dân tại Singapore có thể truy cập mạng Internet bất cứ ở đâu trên lãnh thổ Tân-Gia-Ba và điều tuyệt diệu hơn nữa là được hoàn toàn miễn phí. Dung lượng căn bản lúc tải xuống (download) là 512 kbs và không giới hạn. So với các thành phố bên Hoa Kỳ cũng trang bị với mạng Internet không dây (Wi Fi) như San Francisco, Chicago, Seattle hay thủ đô Amsterdam (của Hòa Lan) thì các làn sóng phủ trùm tại Singapore dầy đặc hơn.
Khu vực cung cấp ở Singapore hiện nay là 900 "điểm nóng liên kết (hotspots=points de connection)", nhưng dự định sẽ tăng lên 5.000 hotspots cho đến tháng 9 năm 2007. Dịch vụ này được gọi dưới cái tên Wireless@SG và do 3 công ty thao tác (opérateurs télécoms) đồng thực hiện : Singapore Telecommunications Ltd. (SingTel), QMax Communications Pte. Ltd., và iCell Network Pte. Ltd.
Trước đây, San Francisco cũng đã từng đề nghị với Google để thực hiện dịch vụ Internet không dây. Và thế là ngay sau đó, ông thị trưởng của thủ đô Paris (Pháp) cũng muốn bắt chước ý định và hứa hẹn sẽ cung cấp dịch vụ Wi Fi miễn phí cho dân "pa-ri-dziêng" trong tương lai (rất rất gần)
http://www.khoahoc.net/vitinh.htm