Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Thursday, April 19, 2007

Khi lúa gạo tuyệt chủng!

Khi lúa gạo tuyệt chủng!
Như truyền thuyết kể lại, Vua Thần Nông bên Tầu là người đầu tiên dạy dân cách trồng lúa. Từ ấy trăm họ được cơm no áo ấm. Hạt gạo theo năm tháng trở thành lương thực tối thiết yếu cho con người. Ngày nay, bất cứ bà nội trợ nào đứng trước gian hàng gạo cũng phải ít nhiều phân vân chọn lựa: nào là gạo tẻ trắng tinh, gạo nàng hương Thái, gạo hạt ngắn, hạt dài, gạo thổi ít nước, nhiều nước, gạo nếp, gạo đen, gạo sắt, gạo đồ, v.. v… Thôi thì đủ loại gạo, không biết kể sao cho siết!

Tuy nhiên, chuyện khó tin nhưng có thực là nhiều loại gạo đã biến mất trên thị trường hay giống lúa đang mai một dần chỉ vì nông dân không còn gieo trồng, điển hình như giống Pin Kaew của Thái, từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới trong cuộc thi năm 1966; nhưng từ đó, loại gạo này không còn nữa, vì nhà nông chạy theo những giống lúa cho năng suất cao hơn.

Đứng trước tình trạng nhiều giống lúa bị tuyệt chủng vì những lý do như năng suất kém, vì xu hướng thị trường và vì không có cơ chế bảo tồn, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Philippines đã thành lập quỹ tài trợ ngân hàng gien để bảo quản các giống lúa. Đây là cơ cấu mà tổng giám đốc viện IRRI ông Robert Zeigler cho biết, sẽ lưu lại cho các thế hệ mai sau một nguồn tài nguyên rất quý báu. Dù vậy, điều ông quan ngại hơn cả là vấn đề tài chính lúc có, lúc không. Như ông nói chính vì không có ngân quỹ bảo tồn mà nhiều giống lúa đã bị mai một trong những năm qua.

Để tìm hiểu một công trình khoa học mang ý nghĩa quan trọng đối với nền nông nghiệp thế giới trong tương lai lâu dài, biên tập viên Ban Á Châu – Thái Bình Dương, Đài Úc, Corinne Podger đã phỏng vấn ba chuyên gia hàng đầu trong ngành lúa gạo quốc tế: ông Robert Zeigler, tổng giám đốc viện IRRI; Tiến sĩ Ruaraidh Sackville-Hamilton, giám đốc ngân hàng giene của Viện IRRI và Tiến sĩ Ramanatha Rao, chuyên viên Cơ quan Đa Sinh học Quốc tế.
http://www.bayvut.com/baivo/s1876769.htm

No comments: