Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, February 27, 2010

Lợi hại trong việc sử dụng Internet

Lợi hại trong việc sử dụng Internet
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-02-26
Báo điện tử VietnamNet mới đây có bài viết mang tựa đề “Internet giúp cải tạo trí khôn”. Nhận xét này được đưa ra căn cứ vào kết quả một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy trên 75% chuyên gia tin rằng con người sẽ trở nên thông minh hơn trong 10 năm tới.

Kho tàng kiến thức



Biểu đồ sử dụng Internet tại VN từ năm 2005 đến 2009. AFP photo/Martin Megino
Tuy nhiên cũng có người nói là Internet sẽ hạ thấp chỉ số thông minh IQ, đối với những ai sử dụng quá nhiều phương tiện thông tin toàn cầu này.
Đa số ý kiến tham gia cuộc khảo sát đều tin rằng Internet sẽ giúp cho con người đọc và viết giỏi hơn, hay hơn, nhanh hơn và việc sử dụng Internet thường xuyên cũng sẽ làm tăng cường trí tuệ, nhận thức và sự hiểu biết tổng quát.
Tuy nhiên, cũng có hơn 20% các chuyên gia được hỏi ý kiến thì xem Internet không hoàn toàn có lợi, trái lại còn có tác động trái ngược hay tiêu cực, khiến cho con người đi giật lùi về mặt kiến thức hay luân lý, đạo đức. Nhận định này được phổ biến sau khi tạp chí Atlantic Monthly của chuyên gia công nghệ Nicholas Carr đăng một bài khảo cứu với tựa đề “Google có làm cho chung ta ngu dốt đi hay không?”.
Nếu nói Internet "cải tạo trí khôn" có nghĩa là giúp người ta có điều kiện thêm các thông tin, tôi nghĩ như vậy, còn chuyện cải tạo hay không là chuyện của người ta.
GSTS. Phạm Phụ
Khi phóng viên Ban Việt Ngữ hỏi ý kiến của ông về cái lợi của Internet, mà VietnamNet dùng từ “cải tạo”, giáo sư tiến sĩ Phạm Phụ, thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang tham gia hội nghị giáo dục tại Hà Nội nhấn mạnh:
“Nếu nói Internet "cải tạo trí khôn" có nghĩa là giúp người ta có điều kiện thêm các thông tin, tôi nghĩ như vậy, còn chuyện cải tạo hay không là chuyện của người ta, tức nhiên nó cũng tạo thêm phương tiện để người ta tiếp xúc với nhau trên toàn thế giới, vậy thôi. Cải tạo hay không là chuyện của từng người.”
Cùng câu gợi ý đó, chị Ca Dao, một blogger sinh sống tại Pháp giải thích:
“Internet là kho tàng giúp mở mang kiến thức rất nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian thay vì phải đến trường, thư viện, thì ngay tại nhà chúng ta cũng có thể mở ra cả một thế giới về kiến thức. Những phương pháp tìm kiếm hiện đại bằng Google hay Wikipedia, các diễn chứa hàng triệu thông tin, để tìm thấy tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hoá, âm nhạc, nấu ăn.

Bạn Đức tham gia vào chương trình chữa trị chứng nghiện game online do Đoàn thanh niên tổ chức. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Đó là cái chợ kiến thức, mà đã là chợ thì có món hàng ngon, dở, tốt xấu. Là người đi chợ, chúng ta phải biết lựa chọn món hàng nào ngon, thích hợp với khẩu vị của mình.”
Lợi nhiều hơn hại


Vẫn theo các chuyên gia không ủng hộ việc thường xuyên sử dụng Internet, vì mạng lưới điện toàn cầu hay các trang web có thể khiến người truy cập hàng ngày, mất khả năng tập trung và mất đi sự sâu sắc khi cần phải suy nghĩ vấn đề gì.

Giáo sư Phạm Phụ cũng nhìn thấy những điểm tiêu cực ấy:
“Có những người đưa trên mạng những điều không lành mạnh, nếu các em xem nội dung ấy mà ham mê thì cũng có tác hại, nhưng tôi nghĩ là cái lợi hơn nhiều, còn cái hại thì cũng có chút đỉnh nào đấy, là do những người không tốt đưa ra những thông tin không được lành mạnh chứ còn có bản lĩnh thì vẫn tốt thôi.”
Chị Ca Dao cũng từng sống trong một thế giới bị Internet mê hoặc kể lại:
“Internet là môi trường cho tất cả mọi người trong xã hội, như thế sẽ có người lợi dụng cho mục đích xấu. Đối tượng sử sụng Internet đa số là giới trẻ rất nhạy bén, bổn phận của cha mẹ là phải hướng dẫn con trẻ vào mục đích giải trí lành mạnh. Internet có thể trở thành thuốc phiện khiến nhiều người ghiền. Họ tìm thấy điều mới lạ, có thêm bạn bè, có cảm giác như đang sống trong thế giới ảo trong căn phòng nhỏ của họ.
Internet là kho tàng giúp mở mang kiến thức rất nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian thay vì phải đến trường, thư viện, thì ngay tại nhà chúng ta cũng có thể mở ra cả một thế giới về kiến thức.
Chị Ca Dao
Người ta quên đi là bên ngoài còn có đời sống, xã hội thật sự. Có người ghiền Internet thì ngồi suốt ngày trước máy, tự cô lập họ, mất dần mối quan hệ với bạn bè, người thân, bỏ đi những thói quen trước đó. Họ quên cả ăn uống và quên cả thế giới thật bên cạnh mình.”
Một số chuyên gia điện toán cho rằng, trong thời đại ngày nay hầu như mọi người đều đang sử dụng Google như một phụ tá đắc lực cho họ, mỗi khi cần có bất cứ thông tin nào, ngay lúc ấy người ta nghĩ ngay đến cái tên Google, Yahoo, Wikipedia.
Còn đối với nhận định cho là các công cụ trực tuyến vừa kể sẽ khiến con người ngu dốt đi, thì có lẽ câu trả lời cũng cần phải chờ 10 năm tới để biết đâu là sự thật?

Theo dòng thời sự:

Hoa Kỳ-Trung Quốc họp về vấn đề tự do Internet
Tật nghiện game on line
Nghiện Net, trẻ càng học lùi
2009: thời gian xử dụng internet tăng gấp đôi
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Is-Internet-useful-or-harmful-DHieu-02262010121247.html

Friday, February 26, 2010

Kim cương mất ngôi 'vua' độ cứng


Kim cương mất ngôi 'vua' độ cứng

Cập nhật lúc 16h09' ngày 05/02/2010
Bản in Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: vũ trụ, thiên thạch, kim cương, vật chất, độ cứng, havero
Trên bài viết đăng tải trên Tạp chí Khoa học về Trái đất và hành tinh, giáo sư Tristan Ferrroir, ĐH Lyon, Pháp, công bố, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện loại vật chất mới còn cứng hơn cả kim cương.

“Phát hiện mới có thể mở ra hướng nghiên cứu mới về các dạng thù hình của các bon”, giáo sư Ferrroir tuyên bố.



Việc phát hiện diễn ra tình cờ khi nhóm của giáo sư Ferrroir tìm hiểu thành phần khoáng vật thu được từ phần còn lại của thiên thạch Havero, rơi xuống Phần Lan vào năm 1971. Khi mài khoáng vật, lưỡi dao làm bằng kim cương bị mòn dần và bụi kim cương rơi xuống túi của người đứng máy.

Điều này đã thực sự gây sửng sốt, vì kim cương vẫn được coi là “vua độ cứng”, được dùng để “điều trị” bất kỳ vật chất nào tồn tại trên trái đất.

Tuy nhiên, theo chuyên gia về kim cương Changfeng Chen, làm việc tại ĐH Nevada, Mỹ, phát hiện mới đã được dự báo từ cách đây 10 năm, khi các nhà khoa học tìm cách chế tạo kim cương nhân tạo.

Theo Changfeng Chen, sự thay đổi nhiệt độ và áp suất liên tục khi Havero di chuyển trong bầu khí quyển của trái đất đã tạo điều kiện cho phân tử của khoáng vật sắp xếp và tổ chức cấu trúc để đạt độ cứng như bây giờ.

Việc xác định độ cứng của khoáng vật mới đang gặp khó khăn vì số lượng mẫu có hạn, không đủ cho các nhà khoa học làm thí nghiệm. Họ đang quan sát cách sắp xếp phân tử khoáng vật, nhằm xác định một dạng thù hình mới của các bon.

Theo Báo Đất Việt (Discovery)
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/26895_Kim-cuong-mat-ngoi-vua-do-cung.aspx

Cách mới để chế tạo pin mặt trời


Cách mới để chế tạo pin mặt trời

Cập nhật lúc 02h44' ngày 16/02/2010
Bản in Gửi cho bạn bè Phản hồi

Xem thêm: công nghệ, pin mặt trời, dẻo, silicon, vật liệu, polymer
Theo Nature Materials ngày 14/2, các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra cách tạo pin mặt trời dạng dẻo bằng sợi silicon.


Ảnh minh họa.

Điều đặc biệt là loại pin này chỉ sử dụng vật liệu bằng 1% so với pin mặt trời thông thường.

Các nhà nghiên cứu hy vọng phát minh trên sẽ tạo ra loại pin mặt trời nhẹ, mỏng, dễ lắp đặt và có chi phí thấp hơn.

Vật liệu mới này sử dụng loại silicon thông thường ở dạng sợi nhỏ cỡ micron (1 micron bằng 1/1.000.000 mét) thay vì phải sử dụng các tấm silicon cứng, nặng nề và dễ vỡ như hiện nay.

Các sợi này được bọc bằng polymer dẻo nên có thể cuộn hoặc uốn lại.

Pin mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện, đang được ưa thích trong bối cảnh giá dầu tăng cao và có những quan ngại về vấn đề biến đổi khí hậu./.
Theo Vietnam+
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/27031_Cach-moi-de-che-tao-pin-mat-troi.aspx