Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Tuesday, February 27, 2007

Phương pháp trồng cây thanh long ruột đỏ (Đài Loan)



Phương pháp trồng cây thanh long ruột đỏ (Đài Loan) - 26/2/2007 16h:16

Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được Chi nhánh Tổng công ty Rau quả Việt Nam tại Lạng Sơn trồng khảo nghiệm, bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng... Bộ NN–PTNT đã cho phép Viện Rau quả trồng thí điểm để nhân giống ra diện rộng.

Quả thanh long Đài Loan có 3 loại: Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ vàng ruột trắng, đều có tên quốc tế Hylocereas; tên khoa học H. Undatus Britton & Rose, S. Megelanthus moran. Giống cây thanh long Đài Loan có 4 loại:

- Ruột trắng vỏ đỏ: Là giống cây của Việt Nam được đem về Đài Loan năm 1988.

- Ruột trắng vỏ đỏ: Dòng từ Mêhicô, được đem vào Đài Loan năm 1995.

- Ruột trắng vỏ vàng: Được đưa vào từ Mêhicô,

- Ruột đỏ vỏ đỏ: (Đang trình bày trong bài).

Quả thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cây tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây thanh long hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 – 100mm thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a. Làm đất và bón phân

(Ảnh minh họa: Tuoitre)
- Với đất bằng: Dùng 600 – 1000kg phân chuồng/mẫu và vôi bột thích ứng, cũng như các chất hữu cơ khác để cải tạo đất.

- Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.

- Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2 x 2m.

- Đối với đất núi đá sỏi: Mỗi hố trồng phải có đường kính 1m trở lên, độ sâu 30cm, đá xung quanh phải đập vụn, sử dụng 50% đất mượn, 30% cát mịn, 20% phân hữu cơ và ít vôi bột cho xuống hố.

Cần chú ý trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, không phun vào cây và xung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.

b. Cách trồng và chăm sóc

Trồng cây khoảng cách: 2,5 x 2,5m, trồng sâu 5 – 10cm, khi trồng đào hố dựng cột (cột có thể bằng xi măng hoặc gỗ), mỗi hố trồng từ 4 – 8 cây con xung quanh cột.

Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ gìn bộ rễ không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước, gió bão... Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Hàng năm trước khi vào mùa đông, khi bón phân phải thêm kali chống rét cho cây, đồng thời che đậy để giữ độ ẩm v.v...

http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=12960

Giá trị của phân bò tại một nhà máy chế biến ethanol ở Hoa Kỳ

Giá trị của phân bò tại một nhà máy chế biến ethanol ở Hoa Kỳ
Monday, February 26, 2007

MEAD, Nebraska - Những con bò thở ra hơi khói kia đang cố tìm chỗ đứng tại một chiếc máng cho bò ăn ở một vùng quê Nebraska đâu có biết rằng những cục phân của chúng hiện đang được giữ gìn trong một nỗ lực mới nhằm giải tỏa tình trạng khao khát chất ethanol của Mỹ Quốc.

Cũng giống như bất cứ những con bò nào khác trên các vùng đồng cỏ miền Trung Tây Hoa Kỳ, đoàn súc vật tại nhà máy Mead, một phần trong chương trình thí nghiệm mang biệt danh “Khởi Nguyên” (Genesis), hằng ngày đều đặn cho ra một nguồn tiếp tế phân bò giàu năng lượng.

Một tổng số là 27,000 con bò này mỗi ngày đã phải đứng trên những tấm sàn để bài tiết xuống các hố sâu một khối lượng phỏng chừng 1.6 triệu cân Anh (726,000 kí lô) phân bò tại một trại nuôi gia súc nằm kế cận một nhà máy sản xuất ethanol mới được dựng lên.

Rồi số lượng cặn bã bay mùi nồng nặc này sẽ được chế hóa thành hơi mê-tan để chuyển vận nhà máy ethanol. Các phó sản lấy ra từ phân bò gồm có chất bón dùng cho các cánh đồng bắp chung quanh. Rồi bắp lại được dùng trở lại để cho bò ăn hoặc là cất lên lấy chất ethanol.

Quy trình sản xuất này được giới hạn bên trong một cơ sở rộng 2,000 mẫu Anh có khả năng sản xuất chừng 24 triệu ga lông chất ethanol mỗi năm.

“Ðây là phân xưởng đầu tiên thuộc loại này với khả năng thực hiện một chu trình sản xuất kín cả hai đầu,” đó là lời của Ron Lamberty, phát ngôn viên của Liên Hiệp Hoa Kỳ Vận Ðộng cho Ethanol (American Coalition for Ethanol - ACE), một tổ chức vận động nghị trường cho kỹ nghệ ethanol.

“Hầu hết các nhà máy ethanol đều dùng hơi đốt thiên nhiên để vận hành, nhưng làm như thế này đây thì cũng không được thiên nhiên cho lắm. Thật là độc đáo.”

Hiện nay, tại Hoa Kỳ, có cả thảy 117 nhà máy ethanol đang hoạt động với khả năng sản xuất 5.3 tỷ ga lông mỗi năm. Theo lời của ACE thì hiện còn có hơn 70 nhà máy nữa đang được xây dựng.

Từ xưa tới nay, các nhà máy sản xuất ethanol vẫn dùng khí đốt thiên nhiên hoặc than đá để tiếp tế cho các lò đốt trong tiến trình tạo ra hơi nước để tinh lọc chất ethanol lấy từ bắp hay từ các nguồn thực vật khác. (V.P.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=56260&z=4