Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Thursday, December 31, 2009

Có những mùi vị làm người ta cảm thấy no

Có những mùi vị làm người ta cảm thấy no
Thursday, December 24, 2009 Bookmark and Share
medium_KH_Meat_94466719.jpg




Hình bên: Thịt là món ăn giàu chất đạm (protein). Mùi của chất đạm là một trong những loại mùi có thể làm cho người ta có cảm giác no. Các nhà khoa học đang khai thác yếu tố này để làm thuốc chống mập phì. (Hình: Carl De Souza/AFP/Getty Images)



Áp dụng cho việc chống mập phì



WASHINGTON (livescience.com) - Các mùi vị làm cho người ta cảm thấy no có thể giúp vào việc chống dịch béo phì trên thế giới, theo lời các khoa học gia.

Mọi người ai cũng biết về các mùi vị làm cảm thấy đói bụng, cũng như các mùi làm cho bao tử nhộn nhạo. Nhưng cũng có các phân tử khác tạo thành mùi đồ ăn tác động đến phần của não bộ cho người ta cảm thấy no.

Khi người ta nhai thực phẩm, các mùi đồ ăn bốc ra từ trong miệng lên đến phía sau mũi giúp giảm bớt cảm giác đói, theo chuyên gia về thực phẩm Rianne Ruijschop tại trung tâm nghiên cứu NIZO Food Research ở Ede, Hòa Lan, và các cộng sự viên cho biết.

“Ðây là những điều chúng tôi không ngờ tới,” Ruijschop cho hay.

Cuộc nghiên cứu cho thấy một số mùi, vị và kết cấu (textures) đặc biệt hữu dụng trong việc làm cho người ta cảm thấy no.

Các thực phẩm cứng đòi hỏi phải nhai và nuốt - do đó tạo ra mùi thơm lâu, cho thấy làm người ta no hơn là thực phẩm lỏng.

Khi có mùi liên hệ đến mỡ, chất carbonhydrate hay chất đạm (protein) người ta dễ cảm thấy no, có lẽ vì cho thấy thức ăn đó có nhiều năng lượng.

Các mùi vị phức tạp với nhiều phần tử khác nhau, có thể tạo cảm giác no so với chỉ một mùi. Các mùi phức tạp (complex aroma) có thể cho óc biết là người ta đang ăn nhiều thực phẩm khác nhau do đó có thể tạo cảm giác ăn bữa lớn.

Ngay cả độ lớn nhỏ của miếng ăn cũng có ảnh hưởng, vì ăn từng miếng nhỏ kéo dài thời gian ảnh hưởng của mùi vị món ăn.

Trong các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu có thể thay đổi mức làm cho no của các loại thực phẩm. Thí dụ, làm cho một loại chất lỏng để uống tiết ra mùi giống như thực phẩm cứng có thể làm tăng cảm giác no bụng lên rất nhiều.

Các khám phá này có thể giúp các nhà nghiên cứu chế ra những loại thực phẩm của thế hệ mới tiết ra những mùi làm cho người ta cảm thấy no, do đó giảm thiểu tình trạng ăn quá nhiều và mập phì. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106084&z=15

Wednesday, December 23, 2009

Công nghệ khử muối – Giải pháp cho khủng hoảng nước

Công nghệ khử muối – Giải pháp cho khủng hoảng nước
Cập nhật lúc 16h05' ngày 23/12/2009

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: môi trường, giải pháp, nước, công nghệ, khử muối, năng lượng nguyên tử

Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con người cũng sẽ gia tăng đáng kể, nhưng vẫn có một giải pháp có thể giúp cung cấp đủ nước sạch cho thế giới và đồng thời giúp giảm khí thải CO2. Giải pháp đó là khử mặn bằng năng lượng nguyên tử.

Mực nước ở hồ Mead – nguồn cung cấp nước sạch cho 22 triệu người Mỹ, đang ngày càng sụt giảm. Ảnh: Telegraph

Rất nhiều vùng trên thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước sạch. Không chỉ các quốc gia đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển như Mỹ cũng đang phải đối mặt với tình trạng này. Cuộc khủng hoảng nước ở các vùng miền tây của Mỹ đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Las Vegas có thể trở thành một trong những thành phố đầu tiên của Mỹ phải đối mặt với khủng hoảng thiếu nước sạch. 90% nguồn nước cung cấp cho thành phố này được lấy từ hồ Mead. Nhưng hiện tại mực nước ở hồ Mead và sông Colorado – nguồn cung cấp nước chính cho hồ Mead, đang bị sụt giảm, đặc biệt là vào mùa khô. Viện Hải dương học Scripps của Mỹ tin rằng mực nước của hồ Mead sẽ giảm 50% vào năm 2021 nếu biến đổi khí hậu vẫn diễn ra như hiện nay và tình trạng lãng phí nước sạch không được ngăn chặn.

Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thế giới. Khi dân số ngày càng gia tăng và theo đó nhu cầu về nước sạch cũng tăng. Điều này sẽ làm gia tăng các cuộc xung đột trên thế giới trong tương lai. Theo Hội đồng thế giới về nước (WWC), hiện có 260 dòng sông trên thế giới được chia sẻ bởi hơn 2 quốc gia.

WWC chỉ ra một số khu vực có thể xảy ra các cuộc xung đột như kênh đào Parana ở Nam Mỹ, Biển Ả rập và sông Danube. Những căng thẳng về nước sạch không chỉ diễn ra giữa các quốc gia mà có thể diễn ra giữa các vùng trên một quốc gia.

Hôm 3/12 vừa qua tại Ấn Độ, một người đàn ông đã bị tử vong và hàng chục người khác bị thương trong một vụ biểu tình chống lại việc điều phối lại nguồn nước ở vùng Mumbai. Điều này chứng minh rằng các cuộc xung đột tranh giành nguồn nước đang dần trở thành hiện thực. Tuy nhiên, năng lượng nguyên tử có thể là một giải pháp hiệu quả giúp thế giới giải quyết vấn đề nguy hiểm này.

Các quốc gia dầu mỏ ở Trung Đông đang rất chú trọng phát triển các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN). Ông Anwar Gargash, Bộ trưởng Ngoại giao của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), cho biết rằng các nhà máy ĐHN là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của quốc gia này. Ước tính nhu cầu sử dụng điện của UAE sẽ tăng gấp 2 vào năm 2020.

Ả rập Xê út cũng đã lên kế hoạch tăng sản lượng điện từ năng lượng hạt nhân chiếm ¼ sản lượng điện của nước này trong vòng 15 năm tới. Ả rập Xê út có nguồn nước sạch khá khan hiếm và dường như hiện tượng nóng lên toàn cầu và sự gia tăng dân số đang khiến tình trạng thiếu nước sạch trở nên trầm trọng hơn.

Do vậy các nhà máy ĐHN sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp các quốc gia vùng vịnh giải quyết vấn đề khó khăn này vì trong các nhà máy điện này, nhiệt lượng phát ra từ các lò phản ứng hạt nhân có thể được sử dụng để sản xuất điện và chúng cũng có thể được sử dụng để khử muối trong nước.

Khử muối bằng năng lượng nguyên tử là một công nghệ mới đã được chứng minh ở Kazakhstan. Quốc gia này đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân nhỏ ở vùng Aktau và trong thời gian từ năm 1972 đến năm 1999, lò này đã sản xuất được 135 megawatts điện và 80.000m3 nước/ngày. Ngoài ra, công nghệ khử muối bằng năng lượng nguyên tử cũng đã được áp dụng ở Ấn Độ và Nhật Bản.
Theo VietNamNet (Telegraph)
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/26379_Cong-nghe-khu-muoi-Giai-phap-cho-khung-hoang-nuoc.aspx

Wednesday, December 9, 2009

Pin nano nguyên tử có thể hoạt động liên tục hàng trăm năm

Pin nano nguyên tử có thể hoạt động liên tục hàng trăm năm
Cập nhật lúc 09h49' ngày 26/10/2009

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: pin nano, nguyên tử, năng lượng, vĩnh cửu, siêu vi khuẩn

Theo các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Tổng hợp Mitssuri, sắp tới đây, pin nano nguyên tử sẽ được sử dụng rộng khắp trong các thiết bị máy móc, từ thiết bị y tế cho đến vệ tinh nhân tạo và thiết bị dẫn đường trên tàu chiến.

Kết cấu của nó cũng khá đơn giản, trong đó gồm một điện cực được chế tạo từ chất đồng vị phóng xạ, còn cực kia là một tấm mỏng luôn chịu sự bắn phá không ngừng của bức xạ ion hóa phát ra từ điện cực kia.


Để tạo ra nguồn năng lượng đủ dùng tới hàng trăm năm, ngang với tuổi thọ của chất đồng vị phóng xạ, tấm mỏng được dùng làm điện cực phải có kích thước khá lớn. Để giải quyết bài toán công nghệ này, các nhà khoa học Mỹ sử dụng chất bán dẫn lỏng có kích thước nhỏ hơn dường kính của sợi tóc để làm điện cực.

Dự báo, phát minh mới này sẽ được sử dụng trong các máy móc và thiết bị cơ học siêu nhỏ và cơ sở đặt hàng đầu tiên sẽ là quân đội Mỹ.

Nguyên tố thứ tư tạo trí thông minh cho máy tính điện tử

Các nhà khoa học Mỹ vừa sáng chế thêm một yếu tố có tên là memresistor, có tác dụng đưa vi mạch tổng hợp tiệm cận tới trí thông minh của bộ não người. Memresistor sắp được đưa vào ứng dụng trong công nghiệp và các nhà vật lý dự báo sẽ mở ra triển vọng vô cùng to lớn.

Trước hết, vi mạch điện tử kết hợp có yếu tố memresistor sẽ khác hẳn về nguyên tắc hoạt động so với các vi mạch điện tử hiện nay như có phản ứng trong vi mạch điện tử tổng hợp rất giống với hành vi của các cơ thể sống đơn giản nhất, mở ra triển vọng chế tạo máy tính điện tử có khả năng tự học và gọi là máy tính điện tử thông minh.


Ngoài ra, các memresistor còn tạo ra khả năng nhớ lại các trạng thái đã từng trải qua giống như các nơron thần kinh trong bộ não người hoạt động theo kinh nghiệm đã có trước đó. Như vậy, memresistor sẽ đưa công nghệ điện tử tới khả năng tạo ra nguyên mẫu bộ não nhân tạo.

Theo nhận xét của tiến sỹ toán - lý người Nga Annatoli Xonhencov thuộc Viện Vật lý Đại cương mang tên A.M.Prokhorov, memresistor là cơ sở của công nghệ điện tử trong thế kỷ XXI.

Phát hiện siêu vi khuẩn kỳ lạ có thể là nguyên mẫu của sự sống ngoài trái đất

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra một loại thực thể kỳ lạ dưới lớp băng dày ở Bắc Cực có khả năng thẩm thấu qua bất kỳ một loại màng lọc nhỏ nhất nào mà khoa học được biết đến tới nay.

Đó là những siêu vi khuẩn có khả năng sống trong những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt, thậm chí có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài Trái Đất.


Mặc dù trải qua hàng vạn năm, những siêu vi khuẩn này vẫn còn sống sót và hoàn toàn có khả năng được đánh thức lại ở trạng thái bình thường.

Sau một thời gian được phục hồi trong khoảng bảy tháng ở nhiệt độ 2oC, các nhà sinh học đã làm cho các siêu vi khuẩn này nảy nở và phát triển thành một lớp mỏng có kích thước nhỏ hơn 20.000 lần so với kính thước tế bào của người!

Theo nhận xét của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, rất có thể loại siêu vi khuẩn này là vật mang sự sống ngoài hành tinh.
Theo Tiền Phong
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/25667_Pin-nano-nguyen-tu-co-the-hoat-dong-lien-tuc-hang-tram-nam.aspx