Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Monday, April 16, 2007

Cộng đồng 2 gia đình, vẫn ra một tờ báo



Cộng đồng 2 gia đình, vẫn ra một tờ báo
Friday, April 13, 2007
medium_NVT_DaoNhatTien.jpg

Ông Ðào Nhật Tiến, chủ nhiệm sáng lập nguyệt san “Tiếng Việt,” một trong ba tờ báo đầu tiên của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. (Hình: Thanh Nguyên/Người Việt)

medium_NVT_BaoAustin.jpg

Ba nguyệt san tại thành phố Austin: Tiếng Việt, Ðoàn Kết và U.S, Viet-Times.

medium_NVT_SieuThiMyThanh.jpg

Mỹ Thành, một trong những siêu thị lớn và mới nhất tại thành phố Austin. (Hình: Vũ Ðình Trọng/Người Việt)

Vũ Ðình Trọng/Người Việt

AUSTIN, Texas - Cũng chỉ là chuyện tình cờ! Trong chuyến làm phóng sự cho Ðại Hội Sinh Viên Người
Ông Ngọc Hoài Phương, chủ nhiệm báo Hồn Việt, California: “Người làm báo tiếng Việt trong những năm đầu định cư ở Mỹ là một sự hy sinh to lớn. Vợ con sẽ không nhờ vả gì được mà con phải lo giúp chồng chạy cơm từng bữa. Tiền bạc đổ vào làm báo như gió lùa vào nhà trống, chẳng thấy chúng quay lại. Việc bỏ dấu tiếng Việt cũng lắm chuyện cười ra nước mắt. Viết là một người, đánh máy là một người, người thứ ba mới dùng viết mực bỏ từng con dấu. Lắm lúc mệt quá, mắt nhắm mắt mở, bỏ lộn dấu là chuyện thường, thí dụ như câu “duoi ga cho vo” (đuổi gà cho vợ) được bỏ dấu thành “ dưới ga chờ vợ.””
Mỹ Gốc Việt tại thành phố Austin, Texas, tôi biết tờ nguyệt san mang tên “Tiếng Việt,” tờ báo đầu tiên của cộng đồng người Việt tại thành phố này.

Ðến thăm ông Chủ Nhiệm Ðào Nhật Tiến, người sáng lập tờ báo tại tòa soạn và cũng là nhà riêng của ông, được ông kể không chỉ về 32 năm làm báo tại hải ngoại, câu chuyện được trải dài theo những khúc quanh của một đời người.

Những khúc quanh

Ông sinh tại Hà Nội vào thập niên 1920, lớn lên trong một xã hội mà trong đó lịch sử đang chuyển mình (1954) và ông cũng sẵn sàng thử thách mình qua giông bão lịch sử.

Hai ngày trước khi hiệp định Geneve được ký kết, đất nước Việt Nam bị chia đôi, ông cho gia đình vào Nam trước, còn mình ở lại móc nối với một người bạn để gặp ông Ngô Ðình Luyện chuẩn bị làm việc cho chính phủ Ngô Ðình Diệm khi vào Nam.

Năm 1955, sau khi vào Nam và được ông Luyện đề nghị lập kế hoạch tổ chức một tổ chức dân sự giúp chính phủ trong việc an cư, ông nhận lời và sau khi kế hoạch được đệ trình khoảng một tháng thì ông nhận được sự đồng ý của chính phủ và cùng ông Luyện thành lập tổ chức Dân Vệ Ðoàn. Ðây là một tổ chức không võ trang, chỉ làm những việc dân sự giúp chính phủ ổn định trật tự xã hội. Khoảng năm 1957, do viện trợ của Mỹ, một phần tổ chức Dân Vệ Ðoàn được quân sự hóa
“Thành phố tôi ở lúc bấy giờ chỉ có 2 gia đình người Việt, tôi vẫn cứ ra báo. Có lần một cô phóng viên người Mỹ đến phỏng vấn, cô ấy nói chắc trong máu của tôi nó có mực hay sao ấy. Tôi nghĩ chắc như vậy chứ không thì làm sao tôi có thể làm như vậy được'
và chuyển thành Dân Vệ Ðịa Phương. Ông cảm thấy không thích hợp với tình hình mới nên xin rút lui.

Gia đình ông sống phần lớn nhờ tài quán xuyến của vợ ông, bà Ngô Bích Hoa. Với ông, trong công việc dù có kiếm được tiền chăng nữa ông vẫn không để tâm. Khoảng Tháng Tư năm 1965 ông ra tờ tuần báo “Việt” chỉ với mục đích nâng cao dân trí và thỏa mãn niềm đam mê của mình. Tuần báo “Việt” ra được khoảng 10 số thì bị đình bản. Ông kể:

“Trong số báo cuối cùng đó, một phóng viên của tôi “phang” ông Phạm Văn Thụ, giám đốc báo chí của Bộ Thông Tin lúc bấy giờ, một bài. Thực ra tôi cũng đã xem qua nhưng không để ý lắm vì thấy cũng chẳng có gì quan trọng.”

Cái “chẳng có gì quan trọng” đó lại dẫn đến một buổi trò chuyện với ông bộ trưởng Thông Tin, ông Ðinh Trịnh Chính. “Ông Chính mời tôi đến văn phòng nói chuyện, và bảo sao nói năng gì mà lôi thôi quá vậy, thôi ông về đóng cửa tờ báo của ông lại đi.”

Chán quá, ông thôi làm báo. Cái nhà in của ông cũng phải đóng cửa theo vì không có báo in nên không xin được quota nhập giấy.

Tháng Tư năm 1975, được một người bạn chỉ dẫn, ông đưa cả gia đình vào phi trường Tân Sơn Nhất và được ra đi vào ngày 26 Tháng Tư. Như nhiều người khác, một lần nữa ông lại từ bỏ quê hương của mình; cái bước ngoặc dù không phải trả giá bằng máu hay sinh mạng nhưng cuộc trốn chạy nào cũng để lại nhiều nỗi đau.

Tiếp tục làm báo

Tháng Tư năm 1975, từ đảo Guam, gia đình ông (gồm hai vợ chồng và 11 người con) được một người cựu quân nhân Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam bảo lãnh định cư tại Hoa Kỳ, thành phố Taylor, Texas, một năm sau, gia đình ông dời về thành phố Austin.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của phóng viên Người Việt và ông Ðào Nhật Tiến chung quanh chuyện làm báo và sự phát triển cộng đồng người Việt tại thành phố Austin.

Phóng viên (PV): Tờ “Tiếng Việt” ra đời trong hoàn cảnh nào, thưa ông?

Ông Ðào Nhật Tiến (ÐNT): Qua đây được rồi thì tìm cách hoạt động chứ chẳng lẽ chỉ có kiếm ăn thôi sao? Ðôi khi mình cảm thấy mình hơi nhục, cuộc sống không ổn định, phần khác thì tôi nói với các bạn của mình hai vấn đề cần phải lo. Thứ nhất là tìm cách phối hợp nhau, thành lập hội để kết dính anh em lại, thế là tôi tổ chức Hội Việt Nam Ái Hữu cho người Việt tỵ nạn (1975). Thứ hai là phải tập hợp một số anh em để làm báo khi có khả năng, thế là tờ “Tiếng Việt” ra đời vào ngày mùng 1 Tháng Giêng năm 1976.

PV: Thế lúc đó bác đã có khả năng?

ÐNT: Khả năng khỉ gì đâu. Cái khả năng làm báo của tôi đúng nghĩa là in báo, vì tôi biết nghề này hồi còn ở Hà Nội cơ. Lúc làm báo ở Sài Gòn thì anh Bùi Sâm Nguyên là tổng thư ký cho tôi, mọi chuyện anh ấy lo hết, còn cái nhà in của tôi cũng chỉ có hai máy nhưng cũng vừa đủ để in tờ tuần báo. Cái thị trường tiêu thụ ở trong nước mình còn biết, chứ ở đây chẳng biết tí gì cả, nhưng do nhu cầu thì cứ làm thôi.

PV: Hồi đó ở Mỹ có mấy tờ báo tiếng Việt?

ÐNT: Tờ “Tiếng Việt” là tờ nguyệt san thứ ba của người Việt. Có hai tờ ra trước là tờ “Hồn Việt” ở Nam California và tờ “Văn Nghệ Tiền Phong” bên Washington D.C. Còn có tờ Hòa Bình (chồng Mỹ, vợ Việt, xuất bản bên California), tôi không nhớ họ xuất bản năm nào, nhưng họ có gởi cho tôi mấy số.

PV: Lúc đó cộng đồng mình có bao nhiêu người ở đây, bác phát hành báo như thế nào?

ÐNT: Thành phố tôi ở lúc bấy giờ chỉ có 2 gia đình người Việt (cười). Có lần một cô phóng viên người Mỹ đến phỏng vấn, cô ấy nói rằng chắc trong máu của tôi nó có mực hay sao ấy. Tôi nghĩ chắc như vậy chứ không thì làm sao tôi có thể làm như vậy được.

Vào một cái đất nước mà mình không hiểu thị trường. Thấy cần thì ra báo thôi, nhưng khi ra báo rồi thì không biết phát hành như thế nào. Tôi có được một số địa chỉ của những người quen nên khi báo in xong tôi mail cho họ, báo của tôi đã từng được gởi đi tới Hawaii. Có bạn bày gởi ở mấy cái chợ nhờ họ bán giúp, tôi cũng đem ra. Người ở chợ thì không nghĩ là bán được nên cứ để đấy, ai hỏi mua thì bán, người đi chợ thì nghĩ là báo cho nên cứ thế mà lấy. Ðến khi mình hỏi đến tiền thì người ta bảo không biết vì chẳng thấy ai hỏi mua cả(?).

PV: Những số đầu tiên bác ra bao nhiêu ấn bản?

ÐNT: Một tháng một tờ, mỗi tờ 500 ấn bản là đủ chết rồi.

PV: Thế bác bán bao nhiêu một tờ?

ÐNT: Ðâu có bán được tờ nào đâu, còn phải tốn tiền tem để mail đi.

PV: Thế tiền đâu mà bác làm báo?

ÐNT: Tôi đi làm cho một sở thiện nguyện của thành phố. Ðược đồng nào tôi làm báo đồng đó, lúc hết tiền thì tạm ngưng, có tiền lại làm tiếp.

PV: Bác vui lòng nói thêm chi tiết về cách làm báo của bác?

ÐNT: Bài vở thì do tôi viết cùng với anh Ðinh Thạch Bích và người bạn tên Thái. Các anh ấy gởi bài tới thì con tôi đánh máy, tôi bỏ dấu tiếng Việt. Những chữ lớn thì tôi cắt từ những tờ báo địa phương ta rồi ghép lại. Tôi viết gần như tất cả mọi chuyện kể cả chuyện của mấy ông thầy tướng số, chuyện trên trời dưới đất, mách nước...

PV: Còn chuyện chính trị?

ÐNT: Nghề chính trị là nghề của những người đi tị nạn nên tôi không thể bỏ qua. Tin đầu tiên tôi viết là tin nhà thờ Linh Sơn bị cộng sản bắt được tiền giả trong nhà thờ đó, rồi tin cộng sản trong nước bắt giam ông Thượng Tọa Chí Quang, tin ông Mai Ngọc Khuê, kể cả tin ông Hoàng Cơ Bình ra trình diện ra sao...

PV: Nguồn tin bác lấy từ đâu?

ÐNT: Một là các anh em trong làng báo trước năm 1975 gởi cho, rồi tin từ tờ Hòa Bình, theo dõi tin tức trên đài VOA, BBC... Tôi khai thác những tin tức đó theo cảm nghĩ của mình, mình suy đoán. Thí dụ như chiếc tàu Việt Nam Thương Tín từ đảo Guam qua trở lại Việt Nam. Tôi nghĩ ngay rằng nếu đi theo hải trình như vậy thì tàu sẽ phải cập bến tại Vũng Tàu, như vậy tụi cộng sản sẽ đón ngay ngoài khơi trước khi cập bến, mấy ông này sẽ bị buộc tội gián điệp và sẽ bị mắt. Thế là mình khai thác thôi.

PV: Các cộng tác viên của bác lúc đó có được tiền nhuận bút không?

ÐNT: Tiền bạc gì... Bao nhiêu tiền tôi làm được bỏ vô tờ báo hết, rồi như nó bay vào không gian hay sao ấy. Chỉ lo tiền in với tiền mail không cũng đủ mệt.

PV: Thế gia đình bác nghĩ sao?

ÐNT: Lúc tôi mới làm báo, gia đình có một buổi họp. Vợ con tôi đồng ý cho tôi là cái tiền của tôi đi làm thì muốn xài cái gì thì xài, vợ và các con tôi đi làm cũng đủ trang trải chi phí trong gia đình rồi. Vợ tôi quán xuyến mọi thứ trong nhà, bà ấy chẳng bao giờ hỏi tiền bạc tôi tiêu xài ra sao cả. Có người nói với tôi rằng bác làm như vậy thì gàn quá. Tôi nói là ừ thì tôi gàn tổ mẹ đi chứ còn gì hơn nữa. Ai cũng cười tôi thôi, nhưng mà sự thực nếu không có vợ tôi thì chắc tôi cũng đi ăn mày thôi!

PV: Tờ báo có được xuất bản thường xuyên không?

ÐNT: Có tiền thì làm, hết tiền thì tôi ở chơi vài tháng, xong lại tiếp tục. Có cái may là khi tôi vào làm cho cơ quan USCC ở đây thì người ta bằng lòng trả cho những chi phí về bưu điện. Thực ra cũng không có bao nhiêu nhưng ít nhất là có người lo gởi. Tôi nhớ vào khoảng năm 1978, hết tiền, tôi đóng cửa tờ báo. Tự mình đóng cửa chứ ai bắt mình đâu. Lúc đó cơ quan chính phủ Human Resources hỏi văn phòng USCC là tờ báo của tôi rất cần cho sinh hoạt cộng đồng sao lại ngưng. Tôi nói tôi chỉ tạm ngưng tôi, chờ khi tôi kiếm tiền kha khá rồi lại làm. Họ mới hỏi tôi cần bao nhiêu tiền, tôi mới nhờ họ trả tiền in và tiền mailing thôi, mà phải trả thẳng cho nhà in và bưu điện chứ tôi không nhận tiền về. Họ tài trợ cũng được hai năm.

PV: Thế còn quảng cáo? Bao lâu thì bác có cái quảng cáo đầu tiên?

ÐNT: Làm được 4, 5 số gì đó thì ông Giáo Sư Lê Bá Kông nhờ tôi đăng một quảng cáo bán sách của ông ấy, sau đó là một anh bán tạp hóa.

PV: Bao nhiêu tiền một trang quảng cáo?

ÐNT: Tiền bạc gì... Tôi nghĩ mình đi làm có tiền rồi nên cũng không cần, ai cần quảng cáo thì tôi quảng cáo giúp cho thôi. Có một anh đăng quảng cáo báo tôi lâu lắm rồi, một hôm anh ấy bảo rằng bác có biết bác quảng cáo cho cháu bao lâu rồi không. Tôi nói không biết, anh ấy nói là quảng cáo được 12 năm rồi!

Khoảng năm 1981, có một ông bác sĩ lần đầu tiên mở phòng mạch đến nhờ đăng quảng cáo. Cũng là người quen nên bà vợ hỏi tôi bao nhiêu tiền, tôi nói bà cứ trả đại đi. Bà ta đưa cho tôi $120 cho quảng cáo 1 trang. Thế là từ đó cho đến nay, cái giá đó vẫn được giữ nguyên. Một trang $120, nửa trang $60, 1/4 trang $30.

PV: Nhưng vật giá thì mỗi ngày mỗi lên?

ÐNT: Cũng nhiều người hỏi tại sao giá không lên. Ừ thì vật giá có lên, rồi số ấn bản cũng tăng (bây giờ khoảng 3,000 ấn bản) nhưng số quảng cáo cũng tăng. Lắm lúc tôi thấy mình cũng lẩm cẩm thiệt. Tại sao mình không làm cho nó thừa tiền ra để mình tiêu? Nhưng mà tôi thấy nếu có đủ tiền để trả cho các anh em viết bài, người phụ việc, tiền nhà in, tiền mailing là được rồi. Còn những chuyện khác như từ anh chủ nhiệm đến anh “cu li” thì cũng vẫn là tôi nên cũng không đòi hỏi số tiền nhiều lắm. Cuối cùng thì nó cũng thừa chút đỉnh, người khác có thể tính toán, còn tôi nghĩ miễn sao tờ báo mình còn sống và có đủ những dịch vụ để liên lạc các cơ sở làm ăn ở đây để người ta cung cấp tiền cho mình làm báo là đủ rồi.

Cái lề lối đó thì không đúng. Nhưng mà đúng hay không thì tôi cũng đã già rồi, không đòi hỏi cái gì cho nó lắm. Có người hỏi năm nay tôi bao nhiêu tuổi, tôi nói nếu tính tuổi thọ người bình thường thì chết rồi, còn tôi thì không biết làm sao tôi vẫn còn sống (cười).

PV: Bác có khách hàng ngoại quốc không?

ÐNT: Có một số khách hàng Mỹ, họ gởi quảng cáo đến và nhờ tôi dịch sang tiếng Việt.

PV: Giá quảng cáo với khách Mỹ chắc có khác...

ÐNT: Không, giá của họ vẫn như giá của khách hàng Việt Nam thôi. Nhiều người hỏi tại sao có khách Mỹ mà không lấy giá cao, tôi hỏi lại rằng tại sao lại phải lấy giá cao? Khách nào cũng vậy thôi.

PV: Bác có cho mình là một nhà báo?

ÐNT: Tôi là con người ôm cái mộng đấu tranh, nên tôi nhận mình là nhà tranh đấu. Nếu bảo tôi là nhà báo thì thực ra một phần tôi thấy tôi không đủ khả năng để làm nhiệm vụ làm báo. Có người nói “tờ báo của bác cứ chống cộng, rồi chống cộng không thôi, ở Việt Nam người ta có bài báo nào chống các bác đâu?” Tôi bảo cái đó là sai lầm. Tại sao bên Việt Nam không chống những người bên này? Bởi vì họ không muốn người dân trong nước biết những hoạt động của dân mình bên này. Thứ hai nữa là có những người trong nước muốn đấu tranh nhưng lại không ra được báo, nên tại sao chúng ta không ra tờ báo để ủng hộ họ. Ðó là bổn phận của những người ra đi. Tin tức, bài vở nằm trong khuôn khổ đó, còn những bài khác là chỉ để giải tí chút xíu thôi.

Khi mình đã ôm lấy cái mộng tranh đấu rồi thì thành hay bại không hẳn ở mình mà còn nhiều yếu tố khác, nên đừng vội vàng bỏ con đường của mình để chạy theo con đường khác.

Ai cũng lấy làm lạ và bảo tôi là điên khùng gì mà làm báo hơn 30 năm. Có người bảo với vợ tôi rằng làm việc với ông Tiến chán lắm, ông ấy không làm gì khác ngoài tờ báo cả. Không hút thuốc, không đánh bài, chẳng vui chơi. Tôi bảo với họ là thưa ông tôi giải trí suốt ngày với cái này, tôi vui sướng cả ngày vì cái này đấy ông ạ.

Thực hiện được mộng ước của mình, sống trọn vẹn trong niềm đam mê đó, thế là đủ một kiếp người rồi, phải không anh?
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=58368&z=56