Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Friday, May 11, 2007

Phát hiện hành tinh nóng hơn 2.000 độ C



Phát hiện hành tinh nóng hơn 2.000 độ C - 11/5/2007 13h:54

Các nhà khoa học ngày 9-5 cho biết họ vừa phát hiện một hành tinh bên ngoài Hệ mặt trời có kích thước tương đương sao Thổ có nhiệt độ lên đến hơn 2.000 độ C, là hành tinh nóng nhất từ trước tới nay.

Phát hiện này dựa trên các hình ảnh và dữ liệu do kính viễn vọng Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cung cấp. Theo đó, nhiệt độ của hành tinh này - được đặt tên HD 149026b - là 2.040 độ C, tương đương nhiệt độ trên bề mặt các ngôi sao đỏ khổng lồ và bằng gần ½ nhiệt độ bề mặt mặt trời.

“Nhiệt độ trên hành tinh này cao hơn hẳn nhiệt độ những hành tinh mà chúng ta từng biết”, Drake Deming, thuộc Trung tâm chuyến bay Goddard của NASA ở Greenbelt, đồng tác giả công bố phát hiện trên cho biết.

Theo các nhà khoa học, HD 149026b là một hành tinh tối, có nghĩa là nó hấp thu hầu hết ánh sáng từ những ngôi sao tiến đến gần nó.

HD 149026b quay theo quỹ đạo một ngôi sao nằm trong chòm sao Hercules, cách Trái đất 279 năm ánh sáng. Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện những đặc điểm khác biệt của các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời sẽ giúp nâng cao hiểu biết về các hành tinh.


(Ảnh: NASA)

TƯỜNG VY

Theo CBC News, New Scientist, TTO
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=14879

Việt Nam và triển vọng trở thành một công xưởng phần mềm của thế giới

Việt Nam và triển vọng trở thành một công xưởng phần mềm của thế giới
2007.05.11

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Được trở thành một quốc gia sản xuất và gia công phần mềm cho thế giới là mơ ước của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên trong tình hình nhân lực hiện tại, khó lòng tưởng tượng ra được một vị trí xứng đáng dành cho Việt Nam trong vai trò cường quốc gia công phần mềm cho thế giới khi mà hiện trạng giáo dục hiện nay tụt hậu rất xa với những thành tựu trong CNTT của các nước. Mặc Lâm có bài về vấn đề này mời quý vị theo dõi.

* Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vnấ này
* Tải xuống để nghe

Một cửa hàng bán sản phẩm của công ty Intel ở TP. HCM hôm 10-11-2006. AFP PHOTO

Theo Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam thì trong vài năm nữa Việt Nam rất có triển vọng trở thành một công xưởng phần mềm của thế giới. Tuy nhiên khi nhìn vào những yếu kém của hạ tầng cơ sở và những gì được gọi là thành tựu của nước nhà người ta nhận thấy ngay còn nhiều bất cập cần phải được khắc phục.

Có lẽ những tiên đóan của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam xem ra quá lạc quan vì nếu nhìn kỹ thì người ta dễ nhận ra đây chỉ là tiềm năng, là những vốn quý của dân tộc cần được khai thác, bồi dưỡng và nhất là đào tạo một cách chuyên nghiệp cho những người theo đuổi ngành CNTT trong nước, góp phần vào việc nâng con số công nhân lành nghề trong lĩnh vực phần mềm lên cao, trước khi an tâm đánh giá những lợi thế của mình so với những nước trong khu vực.

Chúng tôi hỏi chuyện ông Lâm Quang Nam, trưởng phòng đào tạo của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam, còn được gọi tắt là Vinasa về những đánh giá của Hiệp Hội đối với nguồn nhân lực hiện nay. Ông Nam cho biết:

Ông Lâm Quang Nam: Điểm mạnh của Việt Nam thì xưa nay mọi người đều nói rồi, Việt Nam có một hệ thống giáo dục chú trọng đến kỹ thuật cho nên khả năng kỹ thuật và nhất là khả năng toán học của học sinh Việt Nam rất tốt trong các nước đang phát triển và đấy là tiền đề để Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam dựa vào mà tin rằng chúng ta có thể phát triển được nguồn nhân lực ở trong nước.

Và cái nhân lực là điểm mà Việt Nam mạnh hơn các nước khác về số lượng cũng như chất lượng nhân lực. Như anh cũng biết ngành phần mềm người ta chú trọng đến outsourcing và offshoring và tất cả những lĩnh vực này đều cần nhân lực.

Những nơi làm out-sourcing và off-shoring nổi tiếng trong thời gian vừa qua họ cũng bắt đầu thiếu hụt nguồn nhân lực trong khi Việt Nam có mức độ tham gia vào thị trường này không đáng kể, vì vậy cũng có phần cho Việt Nam tham gia vào thị trường này. Mặc Lâm: Thưa ông theo như dư luận báo chí trong nước cho rằng nguồn nhân lực kỹ thuật cao hiện nay rất thiếu vì các đại học không đào tào kịp cho thị trường. Nhiều doanh nghiệp phải chật vật với việc tìm người tài vào làm việc cho họ. Như vậy thì sự đánh giá của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm có quá lạc quan hay không?

Điểm mạnh của Việt Nam thì xưa nay mọi người đều nói rồi, Việt Nam có một hệ thống giáo dục chú trọng đến kỹ thuật cho nên khả năng kỹ thuật và nhất là khả năng toán học của học sinh Việt Nam rất tốt trong các nước đang phát triển và đấy là tiền đề để Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam dựa vào mà tin rằng chúng ta có thể phát triển được nguồn nhân lực ở trong nước.

Ông Lâm Quang Nam

Ông Lâm Quang Nam:Thật ra mà nói cái đánh giá của Hiệp Hội vẫn là đánh giá mức độ chứ không phải là việc khả thi ngay lập tức. Cách đây hai tuần trong lần phát giải Sao Khuê một giải thưởng chấm cho phần mềm Việt Nam xuất sắc, trước đó một ngày chúng tôi có tọa đàm với các doanh nghiệp phần mềm về chất lượng nhân lực và chúng tôi có đánh giá chung là nhân lực Việt Nam hiện nay rất kém và hệ thống đào tạo hiện nay hoàn toàn không theo kịp yêu cầu.

Cách đây hơn một năm trong một cuộc trưng cầu ý kiến cho thấy số lượng sinh viên ngành IT ra trường bị thất nghiệp rất cao.

Mặc Lâm: Thưa, ông có thể cho biết tại sao lại xảy ra tình trạng này, vì năng lực sinh viên yếu kém hay vì chất lượng giảng dạy?

Ông Lâm Quang Nam:Rõ ràng nếu chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ trông cậy vào cách dạy cách học của hệ thống đào tạo hiện nay thì rõ ràng là thiếu.

Mặc Lâm: Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam đã có dự kiến nào cho việc tự đứng ra đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho doanh nghiệp trong nước cũng như làm đầu mối cung cấp out-sourcing hay không?

Ông Lâm Quang Nam:Để góp phần cho việc cung cấp nguồn lực cho xã hội chúng tôi có kiến nghị lên Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc xã hội hóa giáo dục cho phép các trường chủ động trong việc đo tạo nhất là ngành CNTT, trong đó có việc đề nghị dạy học bằng tiếng Anh chứ không bằng tiếng Việt như hiện nay nữa.

Mặc Lâm: Tôi nghĩ là những đề nghị của Hiệp Hội mà ông vừa nói là rất hợp lý, vì nếu đào tạo một chuyên viên vi tính về phầm mềm mà thiếu kiến thức ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì sẽ tụt hậu rất nhanh sau khi ra trường vì không thể tự mình cập nhật được những thông tin mới trên thị trường phần mềm của thế giới.

Tuy nhiên tôi không nghĩ là đại học Việt Nam có đủ giảng viên dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, thưa ông có thấy điều này cản trở cho việc cải cách giáo dục hay không?

Ông Lâm Quang Nam:Dạ đúng đây là vấn đề lớn nhất chúng ta phải đương đầu, có lẽ trong thời gian trước mắt phải trông cậy vào số lượng giảng viên Việt kiều giảng dạy bằng tiếng Anh, tất nhiên số lượng này sẽ không đáp ứng lại hòan toàn nhu cầu cho nên chúng ta phải có trường trọng điểm và chúng ta trông cậy vào xã hội, vào các nhà đầu tư bằng nhiều cách từ nguồn vốn trong dân chúng, hay ngân sách....

Mặc Lâm: Xin cảm ơn anh.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/11/VNgoingBecomeSoftwareManufactureInRegion_MLam/