Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, June 2, 2007

Hệ thống Mạng nối liền Đông Nam Á và Hoa kỳ

Hệ thống Mạng nối liền Đông Nam Á và Hoa kỳ

Bích Vân 10/05/2007
Hai công ty khổng lồ chuyên cung cấp dịch vụ mạng Internet vừa thông báo sẽ hợp tác cùng nhau để mở rộng hệ thống truyền thông cable ngầm xuyên đại dương nối liền các quốc gia Đông Nam Á và Hoa kỳ. Hợp đồng trị giá 500 triệu mỹ kim vừa được ký kết giữa NEC Corporation (NASDAQ: NIPNY) và Alcatel-Lucent (Euronext Paris và NYSE: ALU) hôm 27 tháng Tư vừa qua với sự tham dự của 10 thành phần gồm chính phủ Brunei, AT&T (USA), Bharti (Ấn-Độ), CAT (Thái-Lan), PLDT (Phi-luật-tân), PT Telkom (Nam-Dương), Telekom Malaysia (Mã-Lai), Telstra (Úc), StarHub (Singapore) và VNPT (Việt-Nam). Như thế, Asia America Gateway (AAG) sẽ là hệ thống cable đầu tiên loại Térabit, dài 20.000 cây số dưới đáy biển (gần nửa vòng xích đạo) để nối Mạng trực tiếp giữa các quốc gia Đông Nam Á với đảo Guam, Hạ-uy-di và vùng duyên hải phiá Tây Hoa kỳ.
Alcatẹ Lucent và NEC cho biết sẽ đảm nhận tất cả từ sản xuất, công trình lắp đặt cho đến việc xử dụng và nối Mạng, và dự án này sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2008.
http://www.khoahoc.net/vitinh.htm

NASA dùng carbon nano tube của VN làm vỏ phi thuyền



NASA dùng carbon nano tube của VN làm vỏ phi thuyền - 31/5/2007 7h:29

Tin vui cho ngành công nghệ cao VN: Trung tâm Nghiên cứu thuộc Cơ quan Không gian Mỹ - NASA - đặt tại thung lũng Silicon ở California (NASA Ames Research Center) và Trung tâm R&D thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM ký thỏa thuận hợp tác về việc ứng dụng sản phẩm carbon nano tube do Trung tâm R&D sản xuất vào các lĩnh vực mũi nhọn của NASA.

Carbon nano tube của Trung tâm R&D (chụp qua kính hiển vi điện tử Fe-SEM)
Theo đó, NASA sẽ dùng carbon nano tube của VN để sản xuất đầu đọc của kính hiển vi điện tử có độ phân giải nguyên tử (AFM tips). Đây là ứng dụng đầu tiên của công nghệ nano vào việc sản xuất thiết bị khoa học, mang lại siêu lợi nhuận. Nguyên liệu để làm nên một sản phẩm này trị giá khoảng 10 USD, nhưng khi thành phẩm, một AFM tip được đưa ra thị trường có giá bán khoảng 600 USD.

Bên cạnh đó, NASA đã quyết định hợp tác để triển khai công nghệ phức chất nano (nano composite) của VN vào việc sản xuất vỏ phi thuyền vũ trụ. NASA đã chọn sản phẩm carbon nano tube của VN sản xuất nhờ các tính năng đồng đều, không nhiễm bẩn, giá trị ứng dụng cao và đặc biệt là giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm của Nhật Bản, Trung Quốc... Carbon nano tube được coi là vật liệu trung tâm của thế kỷ, được bán trên thị trường thế giới với giá từ 100.000 USD - 800.000 USD/kg, được Trung tâm R&D sản xuất thành công với số lượng lớn hoàn toàn bằng nguyên liệu và công nghệ trong nước.

NASA cũng đề nghị hợp tác với Trung tâm R&D trong việc thường xuyên trao đổi, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ nano. Thời gian tới, phía Mỹ sẽ tiến hành việc cấp vốn, nhân lực, thiết bị để cùng Trung tâm R&D lập kế hoạch sản xuất, cho ra đời khoảng 3 tấn nano carbon tube vào cuối năm 2008, phục vụ mục đích chế tạo các sản phẩm của NASA. Theo TS Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc Trung tâm R&D, đây là một trong những thỏa thuận hợp tác khoa học có ý nghĩa, nâng tầm ngành công nghệ cao VN khi được một cường quốc về lĩnh vực này đánh giá cao, hợp tác, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

TS Nguyễn Chánh Khê (trái), Giám đốc Trung tâm R&D và ông Cattien, chuyên viên nghiên cứu khoa học cấp cao của NASA Ames Research Center, tại Hội thảo Nanotech 2007 vừa tổ chức tại Santa Clara Convention Center (Mỹ)

Thùy Vinh
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=14&Cat_Sub_ID=0&news_id=15344