Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Friday, January 1, 2010

nhiều hành tinh giống Trái Đất trong vũ trụ


nhiều hành tinh giống Trái Đất trong vũ trụ
Hồng Quang theo “100 Top Stories of 2009”, Dec 29, 2009

Có bao nhiêu hành tinh giống trái đất trong vũ trụ?
Photo courtesy: Reuters
Có bao nhiêu hành tinh giống trái đất trong vũ trụ?
Photo courtesy: Reuters

Cali Today News - Trong cuộc chạy đua tìm ra các hành tinh xoay quanh một ngôi sao, giải nhất sẽ là việc tìm thấy một hành tinh giống Trái Đất đang quay xung quanh một ngôi sao từa tựa như Mặt Trời.

Năm 2009 có thể được xem là năm mà ngành thiên văn có thể đoạt giải này. Các hành tinh đầu tiên trước đây được khám phá thường rất to và có dạng khí. Các khám phá “kinh thiên động địa” chưa ló dạng.

Nhưng trong tháng 2 năm nay Alain Léger thuộc Viện Institut d’Astrophysique Spatiale ở Paris và Daniel Rouen thuộc cơ quan Paris Observatory sử dụng kính thiên văn Corot tìm ra một hành tinh có đường kính to gần gấp đôi đường kính Trái Đất. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong vũ trụ đã được tìm thấy từ trước đến nay.

Thật ra “thấy” là từ ngữ sai.. Cái mà kính Corot tìm ra là các “vệt ảnh chớp sáng rất mờ” của ngôi sao Corot-7 cách Địa Cầu 500 năm ánh sáng trong chòm sao Monoceros.

Các nhà thiên văn biết là “các vệt chớp sáng gây ra” là do một hành tinh xoay quanh, khi nó đi ngang qua ngôi sao và Trái Đất, vệt sáng tối có độ dài cho thấy quả thật có 1 hành tinh đang chuyển động, theo lời giáo sư David Charbonneau, thuộc Viện Havard-Smithsonian Center for Astrophysics, cho biết như thế.

Các nhà khoa học tính toán được là hành tinh này có đường kính koảng 15,000 dặm, được đặt tên là Corot 7-b. Một năm của Trái Đất là 365 ngày, trong lúc một năm của Corot 7-b chỉ kéo dài khoảng chưa tới… 1 ngày, chỉ vì nó nằm quá gần ngôi sao, đến nỗi nhiệt độ bề mặt của nó là gần 2,000 độ F!

Vào tháng 9 thì nhà khoa học Didier Queloz thuộc Đài Thiên Văn Geneva Observatory tìm cách đo đạc trọng khối hành tinh này. Ông và các đồng dự dùng một khí cụ có tên là “High Accuracy Radial Velocity Planer Earcher” (HARPS) của đài Thiên Văn European Southern Observatory ở Chili để đo ảnh hưởng từ trường do ngôi sao mẹ tác động lên hành tinh này.

Kết quả hành tinh Corot 7-b có trọng khối gấp 5 lần Trái Đất nhưng độ đậm đặc (density) thì tương đương với Địa Cầu. Điều này khiến các khoa học gia nghĩ là nó được đất đá cấu thành, nghĩa là có cấu trúc gần giống như Trái Đất!

Các thành tựu trong những khám phá chấn động khác ồ ạt tuôn đến. Giáo sư Michael Mayor thuộc đại học Geneva sử dụng HARPS chỉa vào chòm sao tên Gliese 581 nằm cách Trái Đất 20 năm ánh sáng. Trong tháng 4 ông loan báo khám phá “thấy” một hành tinh có thể còn nhỏ hơn cả Corot -7b.

Ngoài ra toán kỹ thuật gia này còn nhận ra là Gliese 581 có một hành tinh khác xoay quanh ở một khoảng cách hữu lý để có thể chứa nước. Với đường kính gấp 7 lần Trái Đất, có thể đây là lần đầu tiên con người khám phá một hành tinh có sự sống!

Vào tháng 10 thì các nhà khoa học dùng kỹ thuật HARPS cho là trong số tất cả các ngôi sao giống Mặt Trời mà họ quan sát, có khoảng 40% chứa các hành tinh từa tựa Địa Cầu xoay chung quanh.

Cũng trong tháng 10, nhóm của giáo sư Queloz cũng tìm ra một hành tinh khác xoay chung quanh ngôi sao Corot-7. Stephane Udry, đồng sự của giáo sư Mayor tuyên bố: “Các hành tinh có trọng khối tương đối nhỏ, về căn bản, có mặt khắp nơi”.

Chưa hết, trong tháng 3 vệ tinh Kepler săn tìm các dấu vết những hành tinh có “dáng dấp giống Trái Đất”. Kính viễn vọng của Klepler to hơn kính Corot, quỹ đạo bay của nó rất vững vàng và nó có khả năng dò xét đến 100,000 ngôi sao, so với 12,000 ngôi sao của Corot.

Charbonneau, cũng tham gia vào toán chuyên gia của vệ tinh Kepler, nhận định: “Nếu ‘những Địa Cầu khác’ nằm đâu đấy trong vũ trụ thì chúng tôi sẽ tìm ra chúng”.

Hồng Quang theo “100 Top Stories of 2009”
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=6052e52045138c3a7b60802f8c931f8f