Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Tuesday, February 19, 2008

TP.HCM giới thiệu xe hơi chạy bằng... không khí



TP.HCM giới thiệu xe hơi chạy bằng... không khí - 28/12/2007 10h:28

Xe hơi chạy bằng... không khí! Loại xe công nghệ mới này đã được giới thiệu tại Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM vào ngày 27/12. Với 150 - 200 lít không khí, xe có thể chạy được 133km, vận tốc 60km/giờ.

Ngày 27/12, một cuộc họp giới thiệu công nghệ khí nén (compressed air technology system – CAT) ứng dụng trong máy xe hơi đã được tổ chức tại TP.HCM. Ba thành phần tham gia là đại diện Sở Khoa học – Công nghệ (KH-CN) TP.HCM, Tổng Công ty Cơ khí Vận tải Giao thông (SAMCO) và TS Lê Sinh – Việt kiều Pháp.

Xe chạy bằng không khí

TS Lê Sinh năm nay 65 tuổi. Ông đã sang Nhật vào năm 1965. Năm 1968, ông sang Pháp lấy bằng tiến sĩ ngành Địa chất và định cư tại đó. Trong một cơ duyên, ông đã tiếp cận được với công nghệ khí nén này và quen biết với người đã phát minh ra nó.

TS. Lê Sinh bên chiếc xe ô tô chạy bằng không khí nén của hãng MDI. (Ảnh: Tư liệu)
Quá say mê công nghệ mới, đồng thời trước tình trạng giá xăng dầu đang tăng trong khi cả thế giới đang báo động về tình trạng ô nhiễm, TS Lê Sinh đã theo đuổi và tìm mọi cách để giới thiệu công nghệ mới này về Việt Nam. Ông cho biết, công nghệ khí nén ứng dụng trong xe hơi là phát minh của Paul Durand. Paul Durand là kỹ sư chuyên về mô tơ dành cho xe đua của hãng Renault.

“Khác với các loại xe thông thường, tất cả xe đua sử dụng không khí nén để đẩy không khí vào xilanh với áp suất cao. Xăng cũng được đẩy vào xilanh theo phương cách này. Paul Durand phát hiện ra trong nhiều trường hợp, xe đua dù hết xăng nhưng vẫn có thể chạy được. Không khí được đẩy dưới áp suất mạnh nên có thể thay nhiên liệu đốt", TS Sinh nói.

Từ đó, Paul Durand đã nghiên cứu một loại mô tơ chỉ sử dụng không khí. 10 năm, phát minh ra đời. Hiện nay, Paul Durand là Giám đốc Công ty Moteur Development International - MDI, nơi quản lý bản quyền loại mô tơ ứng dụng công nghệ không khí nén này.

Hiện nay, các loại xe MDI đang sử dụng các mô tơ thuộc sê ri 34. Đây là mô tơ có 4 xi lanh, 800 phân khối, 25 mã lực với vòng quay 4.000 lần/phút. Trọng lượng của mô tơ nặng 28kg.

Bình chứa không khí nén được chế tạo dựa trên một công nghệ đặc biệt. Đó là công nghệ chế tạo các bình chứa oxy lỏng hay kinh khí lỏng dùng trong phi thuyền không gian. Người ta đã chế tạo một loại bình nhựa có quấn sợi cacbon. Do đó bình sẽ không phát nổ. Khi không chịu nổi áp lực, các sợi cacbon sẽ giãn ra nên bình chỉ chịu tình trạng xì không khí.

Mô tơ được nối với một động cơ điện 5kW. Động cơ này được dùng để quay mô tơ khi sử dụng mô tơ với chức năng máy nén khí cao áp. Ngoài ra động cơ điện còn đóng vai trò như máy đề, máy sạc bình, phanh điện, và hỗ trợ năng lượng (khi xe leo dốc chẳng hạn).

Một chiếc ô tô MDI 4 chỗ, hay còn gọi là CityCat, thường có độ dài từ 3,84 - 3,9m, rộng 1,72m và cao 1,75m. Mỗi xe được trang bị 3 bình không khí nén, với 100lit/bình. Mô tơ sẽ có nhiệm vụ đẩy hai bánh sau. Còn 2 bánh trước có nhiệm vụ lái.

Ngoại trừ các cửa kính, sườn xe làm bằng hợp kim nhôm, cứng chắc, nhẹ, không sét rỉ. Vỏ xe (mui, cửa...) làm bằng composite hai mặt đặc biệt, lõi xốp (bằng sáng chế công nghệ MDI). Xe còn trang bị 4 thắng dĩa. Mọi điều khiển nằm trên tay lái. Và hệ thống điện 1 dây.

Sơ đồ bố trí trong một chiếc xe taxi sử dụng công nghệ không khí nén. (Ảnh: TS. Lê Sinh)
“Không khí liên tục được đẩy vào xilanh, nên không khí nén bị giãn ra và hấp thu nhiệt. Do đó, càng chạy, máy càng lạnh. Tuy đối với các nước ôn đới, điều này không được hoan nghênh, nhưng ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, đây là một điều kiện rất thuận lợi. Chúng ta không cần sử dụng năng lượng để làm lạnh không khí trong xe”, TS Lê Sinh trình bày.

Bên cạnh đó, khác với xe chạy bằng điện không phát ra tiếng ồn, xe chạy bằng không khí sẽ phát ra những tiếng động như tiếng "xì" do không khí chuyển động trong xi-lanh. Đây là một yếu tố an toàn dành cho người đi đường và các phương tiện di chuyển khác.

Quan trọng là nguồn động lực

TS Lê Sinh cho biết, MDI chỉ bán bản quyền công nghệ và một nhà máy sản xuất ô tô trọn gói hết 9,5 triệu euro. Trong đó, bản quyền công nghệ là 6 triệu euro.

Mới đây, hồi tháng 7/2007, một công ty sản xuất ô tô Ấn Độ, Tata, đã ký hợp đồng mua bản quyền tất cả các loại mô tơ dành cho các loại xe hiện có và sắp tới với giá là 100 triệu euro. Công ty này dự tính sẽ sản xuất và bán xe với giá 3.500 USD.

Hiện nay, ở các nhà máy sản xuất ô tô bình thường, một xe ô tô hoàn chỉnh mất từ 1 - 2 phút. Còn loại xe công nghệ khí nén cần 30 phút. Do đó, với 10 giờ/ngày người ta chỉ sản xuất được khoảng 20 xe. TS Sinh tính toán, nếu lợi nhuận ước tính là 1.000 USD/xe. Một năm công suất nhà máy sản xuất khoảng 5.000 xe thì sau 3 năm doanh nghiệp có thể thu hồi lại vốn.

Ông Trần Quốc Toản - Phó Tổng Giám đốc SAMCO, cho rằng không thể tính toán lợi nhuận như thế được. Vì một năm sản xuất được 5.000 xe nhưng có thể chỉ bán được 100 xe.

Theo ông Toản, Việt Nam hiện đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn kém, phụ thuộc rất nhiều vào sự điều chỉnh của Nhà nước. Do đó, cần có một đề tài nghiên cứu tính khả thi của công nghệ ô tô sử dụng không khí nén này. Qua đó tìm đầu ra của thị trường và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp.

TS Lê Sinh cho biết, công nghệ này không chỉ áp dụng cho ô tô mà còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: máy bơm nước, sản xuất xe máy... Do đó, đầu ra không chỉ là ô tô.

Còn PGS,TS Lê Hoài Quốc, Phó Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM, nói rằng không phải tự nhiên châu Âu đưa ra tiêu chuẩn môi trường cao, kiểm soát khí thải từ các loại xe rất khắt khe. Công nghệ không khí nén là một nguồn động lực mới mà triển vọng ứng dụng rất cao. Do đó, ông hứa nếu TS. Lê Sinh cần gì, Sở KH-CN TP.HCM sẵn sàng hỗ trợ trong khả năng của mình.

Trước mắt, ông Lê Hoài Quốc gợi ý có thể tổ chức một hội thảo chuyên đề. Trong đó, thành phần tham dự sẽ là các nhà quản lý, các nhà khoa học, các trường ĐH, viện... để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ này.

Một đại diện khác của Sở KH-CN TP.HCM nói, hiện nay ở Pháp đã cho phép lưu hành loại xe này, nên đề nghị TS. Lê Sinh tìm giúp các tiêu chuẩn để xe có thể lưu hành trên thị trường Việt Nam. Ông cho biết, trước đây xe chạy bằng gas ban đầu lưu hành trên thị trường cũng gặp nhiều khó khăn về mặt tiêu chuẩn. Hiện nay, cơ chế quản lý của Việt Nam vẫn chưa mở, nên chưa có quy định nào dành cho các loại xe thuộc công nghệ mới như thế.

Do đó, thời gian để ô tô áp dụng công nghệ không khí nén được sản xuất và lưu hành ở Việt Nam phải tính theo năm, chứ không thể nhanh hơn được.
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=18775

Năm 2029, máy sẽ giống người

Năm 2029, máy sẽ giống người! - 18/2/2008 15h:38

Máy móc sẽ có trí thông minh nhân tạo giống như con người vào năm 2029, đó là tiên đoán của Ray Kurzweil, nhà phát minh hàng đầu của Mỹ.

Theo Ray Kurzweil, con người đã đi đến chặng cuối của quá trình phát triển bản thân, vì vậy sẽ có những robot nhỏ bé được cấy vào não họ làm cho họ thông minh hơn. Kurzweil cho rằng máy và con người có thể kết hợp lại với nhau thông qua những thiết bị được cấy trong cơ thể người nhằm làm tăng sức khỏe và trí thông minh.

Các thiết bị máy móc đã làm hàng trăm công việc mà con người từng làm ở mức độ thông minh tương đương, nhiều khi còn tốt hơn con người, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. “Vào năm 2029, chúng ta sẽ chế tạo được phần cứng lẫn phần mềm để tạo ra trí thông minh nhân tạo ở cấp độ như con người", ông nói.

Theo Kurzweil, trong tương lai, các nhà khoa học sẽ chế tạo được robot nano thông minh đi vào não thông qua các ống mao dẫn và tương tác trực tiếp với hệ thần kinh con người. Các robot này có thể làm chúng ta thông minh hơn, nhớ tốt hơn và tự động đưa chúng ta đi vào môi trường hiện thực ảo thông qua hệ thống thần kinh.

Các robot siêu nhỏ có thể đi vào cơ thể con người để trị bệnh (Ảnh: BBC)
Ray Kurzweil là một trong 18 nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng được Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoa Kỳ đề nghị xác định các thách thức công nghệ lớn mà con người đối mặt trong thế kỷ 21. Ngoài Kurzweil, còn có nhà sáng lập Google Larry Page và nhà tiên phong trong nghiên cứu gene Craig Venter. Theo họ, 14 thách thức mà con người đối mặt là:

- Sản xuất năng lượng từ ánh sáng mặt trời;
- Cung cấp năng lượng từ phản ứng hạt nhân;
- Phát triển công nghệ cô lập carbon;
- Quản lý vòng nitơ;
- Cung cấp phương tiện khai thác nước sạch;
- Kỹ thuật đảo ngược quá trình lão hóa của não bộ;
- Ngăn chặn khủng bố hạt nhân;
- Bảo mật mạng;
- Nâng cao hiện thực ảo;
- Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị;
- Thúc đẩy khoa học thông tin về sức khỏe;
- Sản xuất dược phẩm tốt hơn;
- Nâng cao khả năng học cá thể;
- Khám phá nhiều lĩnh vực tự nhiên.
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=19324

Sunday, February 17, 2008

Công Nghệ Xanh

Công Nghệ Xanh MAI THANH TRUYẾT . Việt Báo Chủ Nhật, 2/17/2008, 12:02:00 AM

Trong vòng vài thập niên trở lại đây, ở các quốc gia hậu kỹ nghệ, phong trào Công nghệ Xanh (Green Technology) đã được các nhà khoa học đưa lên hàng đầu trong việc giải quyết ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Mục tiêu nầy do Hội Đồng LHQ về Môi sinh và Phát triển đề ra qua Nghị trình 21 là: Tạo dựng tăng trưởng kỹ nghệ, Cân bằng môi sinh, và Tiến bộ xã hội. Đây là ba nguyên căn bản để có thể xây dựng được một sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Một trong những biện pháp để tiến tới mục tiêu trên là làm thế nào để phòng ngừa ô nhiễm và kiểm soát việc sử dụng năng lượng. Từ suy nghĩ nầy, phong trào công nghệ xanh ngày càng phát triển mạnh và được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất hiện tại để giải quyết các vấn nạn môi trường. Tuỳ theo ngành nghề khác nhau, công nghệ xanh có thể chia ra thành nhiều phân nhánh như: hoá học xanh (Green chemical), điện tử xanh (Green computing) v.v…

Hàng năm có rất nhiều Hội nghị ở cấp quốc gia và quốc tế về vấn đề trên qua những chương trình kỹ thuật nhất là ở các đại hôi của Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society – ACS). Nhiều tạp chí khoa học khác đều có những ấn bản đặc biệt liên quan đến Hóa học Xanh như tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Hạch toán Hóa học (Scientific Research & Accounts of Chemical). Riêng tại Anh Quốc, Hội Hoá học Hoàng gia đã phát hành từ 4 năm qua tạp chí Hóa học Xanh.

Một số viện đại học trên thế giới cũng đã thành lập phân khoa riêng cho môn Hóa học Xanh nằm trong chương trình Công nghệ xanh. Viện Hóa học Xanh thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ đã đóng góp rất nhiều khóa huấn luyện cho sinh viên và các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Và công nghệ Hóa học Xanh đã ra đời cũng như đã được xem như là một công nghệ xanh chiến lược cho phát triển bền vững toàn cầu.

Hiện tại, trên thế giới đã có nhiều Viện hay Trung tâm nghiên cứu đã được thành hình ở Anh Quốc, Ý, Nhật Bổn, Hoa Kỳ, và Uùc Châu. Có thể nói hầu hết các nhà hóa học trên thế giới đều được biết qua thông tin về Hóa học Xanh ngày nay.

Định nghĩa Công nghệ Xanh

Danh từ “công nghệ” (technology) dùng để chỉ sự áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế của đời sống. Công nghệ xanh là một khái niệm mới của con người trước nguy cơ ô nhiễm toàn cầu. Đây là một nỗi ưu tư lớn của những nhà làm khoa học chân chính nhằm mục đích cổ suý việc tạo dựng và tiêu dùng năng lượng qua chiều hướng phát thải phế thải không độc hại hay ít độc hại ngõ hầu hạn chế được vấn nạn hâm nóng toàn cầu hiện tại. Từ suy nghĩ đó, họ luôn luôn nghĩ đến phương cách, quy trình mới, sáng tạo và cải tiến các công nghệ cũ trở thành công nghệ xanh để bảo vệ môi trường chung cho thế giới.

Mục tiêu của chiều hướng giải queý6t vần đề qua khái niệm công nghệ xanh gồm nhiều lãnh vực căn bản liệt kê như sau:

- Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường (friendly), không làm tổn hại đền nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến những thế hệ tương lai.

- Tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất, nghĩa là phế phẩm của một quy trình sẽ là nguyên liệu của một quy trình sản xuất khác.

- Giảm thiểu tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái tạo sản phẩm cũ thành nguyên liệu mới.

- Trong nông nghiệp, sáng tạo công nghệ mới thay vì sư dụng phân bón và hoá chất.

- Một trong những lãnh vực quan trọng nhất cần phải nêu ra là lãnh vực năng lượng. Công nghệ xanh đòi hỏi cần phải sử dụng năng lượng hợp lý hoặc giảm thiểu hầu bảo vệ mội trường thiên nhiên.

- Hoa hoc xanh cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc giải quyết công nghệ xanh.

Hóa học Xanh hay Hóa học Bền vững

Hóa học Xanh còn được gọi là Hóa học Bền vững đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) đề xướng lần đầu tiên với mục đích để phòng ngừa ô nhiễm nhằm truy tìm những biện pháp giải quyết, sáng kiến kỹ thuật tối ưu hơn là đặt trọng tâm vào việc quản lý và xử lý các chất thải rắn, lỏng, và khí từ kỹ nghệ.

Trên 12 nguyên tắc căn bản để thực hiện công nghệ hóa học bền vững, công nghệ sinh học và siêu vi (nano) là hai công nghệ được áp dụng nhiều nhất trong các quy trình sản xuất và chế biến hóa chất. Điểm đặc sắc của hai công nghệ nầy là làm cho môi trường rất ít hay không bị ô nhiễm.

Vấn đề cấp bách được đặt ra là làm thế nào để cho tất cả các quốc gia trên thế giới được cập nhật thông tin và áp dụng những công nghê mới khám phá sau nầy. Nếu không cuộc cách mạng xanh chỉ có thể xảy ra ở những quốc gia hậu kỹ nghệ và vấn nạn ô nhiểm toàn cầu vẫn chưa được giải quyết đúng đắn.

Trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Phát triển Bền vững tại Johannesburg năm 2002, GS Jurgen Metzger thuộc đại học Oldenburg (Đúc) có nêu lên những tiến bộ của thế giới trong việc ứng dụng Nghị trình 21 vào chính quốc như việc xử dụng hóa chất an toàn cũng như lưu tâm nhiều đến sức khỏe của con người và môi trường. Đây chính là một đóng góp lớn của các công ty sản xuất hóa chất trên thế giới. Công ty Dow Chemical (Hoa Kỳ) là một công ty sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới đã giảm được sự thải hồi thán khí (CO2) trong các quy trình sản xuất từ 28,1 triệu tấn cho năm 1994 xuống còn 26,1 triệu tấn năm 2002.

Sau cùng GS Metzger đã đề nghị Viễn kiến 2020 với một mục tiêu rõ ràng là giãm thiểu 30% năng lượng so với năm 2002 trong các công nghệ sản xuất hóa chất toàn cầu. Và Oâng cũng đã tiên liệu sẽ có 25% hóa chất hữu cơ sẽ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái sinh.

Tuy nhiên, Ông cũng đưa ra một nghi vấn là sẽ rất khó để cho toàn thế giới áp dụng các kỷ năng mới nầy cũng như “sự ù lì” của một số đại công ty vẫn còn muốn đi theo lề lối cũ trong kỹ nghệ như xử dụng nguồn hóa dầu để sản xuất ra sản phẩm hóa học khác hơn là áp dụng nguồn nguyên liệu tái sinh…

Chất dẽo tổng hợp từ thực vật

Một trong những việc làm đáng ca ngợi của công ty Cargill Dow thuộc nhóm Nature Works là đã thành công trong việc sản xuất chất dẽo (plastic) từ trái bắp. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng xanh lớn nhất vào đầu thế kỷ 21 nầy. Polylactic acid hay PLA là một loại chất dẽo thực vật có được từ việc tổng hợp đường dextrose trong trái bắp. Phát minh nầy đã được giải thưởng Presidential Green Chemistry Challenge năm 2002. Loại plastic “bắp” nầy có thể áp dụng trong các kỹ nghệ như quần áo, khăn, thảm, bao bì cho thực phẩm và nhiều ứng dụng khác trong nông nghiệp. Cũng theo Cargill Dow thì việc sản xuất chất dẽo trong điều kiện trên sẽ giãm thiểu được 20 đến 50% năng lượng xử dụng so với việc sản xuất theo quy trình chất dẽo hiện tại.

Công ty nầy hiện ở Blair, Nebraska đã bắt đầu sản xuất 140.000 tấn /năm từ năm 2002 và dự kiến tăng lên 500.000 tấn vào năm 2006.

EPA Hoa Kỳ đã tổng kết tất cả các thành quả của Hóa học xanh tại nước nầy từ năm 1996 đến 2002, là trung bình hàng năm , Hoa Kỳ đã:

• Loại bỏ 800.000 tấn hóa chất trong đó có Chlorofluorocarbon (CFC)(Chất làm vỡ từng ozone của bầu khí quyển), hợp chất hữu cơ nhẹ, độc hại và không bị sinh thoái hóa;

• Giảm 650 triệu gallon dung môi hữu cơ;

• Giảm 138 tỷ gallon nước dùng trong việc sản xuất các kỹ nghệ dệt, phim ảnh, chất bán dẫn;

• Giảm được 90.000 tỷ đơn vị năng lượng tiêu thụ Btu và 430.000 tấn thán khí (CO2) thải hồi vào không khí;

• Giải quyết được 19 triệu tấn phế thải độc hại đã được xử lý hay tái sinh.

Cản ngại trong việc chuyển đổi quy trình sạch

Đứng trên căn bản lợi nhuận, việc chuyển đổi các quy trình cổ điển qua quy trình sạch thích hợp với tiến trình toàn cầu hóa là một việc không dễ dàng. Vì thế, tích cách “bảo thủ trong sản xuất” là một trong những cản ngại căn bản cho việc chuyển đổi nầy.

Lấy một thí dụ trong kỹ nghệ dược phẩm. Theo ước tính, nếu một công ty trong kỹ nghệ nầy đã nghiên cứu thành công dây chuyền sản xuất sạch, thì trong giai đoạn chuyển tiếp, công ty có thể bị gián đoạn hay giảm 50% sản xuất; từ đó việc mất mức lợi nhuận sẽ phải là những con số đáng kễ mà khó có công ty nào chấp nhận hy sinh được.

Do đó, để giảm bớt tính bảo thủ trên, các công ty, ngoài việc nghiên cứu quy trình sạch cần phải thực hiện song hành với việc nghiên cứu tài chính và thị trường trong công cuộc chuyển đổi nấy.

Những điểm “tối” trong hóa học xanh

Chuyển hóa hóa học hiện tại qua hóa học xanh là một cuộc cách mạng toàn diện, do đó những nhà hoa học và kỹ sư hiện đang gặp phải nhiều khó khăn trong công cuộc chuyển đổi nầy. Lý do là hầu như không có một quy trình dự kiến nào để làm căn bản cho nghiên cứu cả, mà chỉ dựa vào tính sáng tạo cá nhân của những người làm khoa học.

Trên lý thuyết, kinh tế nguyên tử (atom economy) là một nguyên tắc căn bản để thực hiện hóa học xanh đã được GS Burry Trost, đại học Stanford gợi ý vào năm 1991. Dựa theo quan niệm trên, phương pháp tổng hợp nguyên tử sẽ được áp dụng triệt để để hoàn thành sản phẩm sau cùng. Từ đó có thể kiểm soát được lượng “nguyên tử nguyên liệu” và “nguyên tử sản xuất”. Theo nguyên tắc nầy, thì trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ không có phụ phẩm (by-product). Thí dụ như trong quá trình cổ điển, việc sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4,5-T đả sinh sản ra một phụ phẩm nổi tiếng là TCĐ hay Dioxin.

Vấn đề mấu chốt của việc tổng hợp trên là làm thế nào đo lường “nguyên tử nguyên liệu” cho công cuộc tổng hợp. Và đây cũng là điểm đen trong cuộc cách mạng xanh nầy.

Hoá học xanh trong Công nghệ thông tin

Ngày hôm nay có thể nói là công nghệ thông tin đã hoàn toàn chiếm lĩnh và dự phần vào đời sống của mọi người trên thế giới nầy. Công nghệ nầy trở thành một dịch vụ hàng đầu trong trao đổi giữa các quốc gia trước tiến trình toàn cầu hóa. Hai vấn đề mấu chốt cần đặt ra trong việc phát triển công nghệ thông tin là việc kiểm soát nhu cầu năng lượng và việc giải quyết việc xử lý phế thải qua tinh thần hoá học xanh.

Theo thống kê của SandOaks, Texas, năng lượng dùng cho việc sử dụng công nghệ thông tin đã tăng gấp đôi trong vòng 6 năm qua, và hàng năm tăng thêm khoảng 3% mức năng lượng dùng cho toàn quốc Hoa Kỳ. Do đó, mục tiêu hàng đầu của các đại công ty sản xuất là làm thế nào để giảm thiểu mức năng lượng sử dụng xuống còn khoảng 40 đến 45% trong những năm sắp đến để cân bằng với việc như cầu sản xuất tăng trưởng 3% hàng năm. Với tính cách thông tin, mức % điện năng tiêu thụ trong một máy điện toán là: 33% cho bộ phận display gồm panel và inverter, 10% cho CPU, 10% hệ thống điện cung cấp, 9% cho bộ nhớ, 8% cho phần hard drive v.v…

Mặt khác, nhà sản xuất công nghệ thông tin cần phải tuân thủ tinh thần Nghị định thư Kyoto qua việc giảm thiểu sự hâm nóng tòan cầu bằng cách giảm thiểu phế thải, tái tạo nguyên liệu dùng cho sản xuất các máy móc điện tử v.v…

Từ hai vấn đề trên, tinh thần hoá học xanh áp dụng cho công nghê thông tin rất phức tạp, một mặt là làm thế nào để giảm thiểu mức năng lượng làm nguội máy, và mặt khác đa dạng hơn liên quan đến chuổi dây chuyền từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng hay các công ty ứng dụng công nghệ thông tin nầy…

Kết luận

Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại trong việc chuyển đổi các quy trình sản xuất hóa chất cổ điển ra quy trình sạch hay một công nghệ thông tin ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá và hạn chế hay giảm thiểu năng lượng tiêu dùng, điều không thể chối cải là các biện pháp kể trên hiện nay đang góp phần vào việc phòng ngừa ô nhiễm hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nhận thức trên vẫn còn nhiều nghi vấn khó mang đến sự đồng thuận của nhiều nhà khoa học trên thế giới.

Câu hỏi được đặt ra là liệu các nguyên liệu đến từ việc chuyển hóa sinh học, hay tái sinh có thể hoàn toàn thay thế được nguyên liệu dầu hỏa hay không? Thán khí và các nguồn khí thải khác có thể được thu hồi và chuyển đổi thành hóa chất khác hay không? Liệu khinh khí (hydrogen) sẽ là một nguồn năng lượng chính trong tương lai? Liệu các hóa chất xử dụng trong nông nghiệp và dược phẩm sẽ là những hóa chất có thể dễ bị sinh thoái hóa (bio-degradable) và không còn ảnh hưởng lên môi trường? Cũng như, liệu những phó phẩm và phế phẩm của công nghệ thông tin có được xử lý đúng đắn hay không? Hay chỉ là một giải pháp chấp vá như chuyển tải phế thải từ các quốc gia đã phát triển như Hoa Kỳ sang các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Hồi Quốc hoặc Việt Nam thu hồi những nguyên vật liệu để tái sử dụng?

Nhiều nhà môi sinh bi quan đã nghi ngờ sự thành công của khái niệm về hóa học xanh và công nghệ xanh; từ đó quy kết là sự phát triển bền vững đúng nghĩa không thể nào thực hiện được và chỉ là mộng tưởng mà thôi.

Ngược lại, những người lạc quan tin tưởng rằng tiến trình phát triển bền vững là một hướng đi, chứ không phải là mục tiêu để đến đích. Và Hóa học Xanh và Công nghệ Xanh là một cẩm nang căn bản đưa đến việc làm sạch và bảo vệ môi trường.

Nghĩ được như thế, Công nghệ Xanh sẽ là ngón tay chỉ hướng Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca trong công cuộc phát triển bền vững toàn cầu.

California 2/2008
MAI THANH TRUYẾT
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=123718

Saturday, February 16, 2008

Nhận diện metro Sài Gòn

Nhận diện metro Sài Gòn
22:11:00, 15/02/2008
Đức Trung
Mô hình đoạn chạy ngầm - Ảnh do Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cung cấp

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, tuyến metro đầu tiên của TP.HCM và cũng là của cả nước, dự kiến khởi công vào ngày 21.2.2008.

Bà Trần Thị Ánh Nguyệt, Phó trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã được UBND TP.HCM phê duyệt tại quyết định 1453, ngày 6.4.2007.

Trước đó, dự án được Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) hỗ trợ nghiên cứu hoàn chỉnh trong năm 2006. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 19,7 km, bắt đầu từ trước chợ Bến Thành và kết thúc tại Depot Long Bình, phường Long Bình, quận 9. Tổng vốn đầu tư dự án trên 1 tỉ USD, được JBIC chấp thuận cho vay vốn ODA để đầu tư. Phía Nhật Bản cho biết, toàn bộ nguồn vốn đã sẵn sàng để giải ngân đúng tiến độ khi dự án đi vào triển khai.


Sơ đồ hướng tuyến và các nhà ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
Hiện nay, thành phố đã giao các quận liên quan triển khai thực hiện các tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và yêu cầu chậm nhất đến tháng 6.2008, các quận phải bàn giao mặt bằng phục vụ dự án. Trước mắt, quận 9 đã hoàn tất bồi thường, giải phóng 17 ha trong tổng số 28 ha xây dựng Depot Long Bình và vào ngày 21.2 tới, lễ khởi công xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ được tổ chức tại đây.

* Đến giờ này đã có thể xác định cụ thể hướng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên?

- Có thể nói, đến thời điểm này đã xác định khá cụ thể hướng tuyến của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Trong tổng số 19,7 km, có 2,6 km đi ngầm dưới lòng đất (sâu khoảng 30m), bắt đầu từ ga số 1 (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành) đi ngầm ở giữa đường Lê Lợi gồm 2 tuyến đường hầm đơn chạy song song; từ ngã tư Lê Lợi - Pasteur chuyển sang chạy trùng tim (hầm trên - hầm dưới) đi qua bên hông Nhà hát Thành phố, qua trụ sở Công ty điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua FAFILM đến khu vực Nhà máy Ba Son thì bắt đầu chuyển lên đi trên cao. Đoạn chạy ngầm có 3 nhà ga.

Đoạn đi trên cao có chiều dài 17,1 km, từ Ba Son vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát Công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng (cách 40m về phía thượng lưu so với cầu Sài Gòn hiện hữu); sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc (vị trí vượt sông về phía thượng lưu so cầu Rạch Chiếc hiện hữu); tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội; đến khoảng Km18+535, tuyến vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào ga số 14 (Ga bến xe Suối Tiên - Km18+905) rồi rẽ phải vào Depot Long Bình. Đoạn đi trên cao có 11 ga. Như vậy, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ đi qua địa bàn các quận 1, Bình Thạnh, 2, Thủ Đức, 9 của TP.HCM và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.


Mô hình đoạn chạy trên cao
* Ngay sau ngày khởi công có tiến hành xây dựng ngay tuyến đường metro này không?

- Sau khi khởi công, chúng tôi sẽ bắt tay vào xây dựng Depot. Sau đó, khi các quận bàn giao hết mặt bằng, tư vấn nước ngoài sẽ tiến hành nghiên cứu, thiết kế chi tiết xây dựng tuyến. Có thiết kế rồi mới tổ chức đấu thầu, chọn thầu và tiến hành xây dựng tuyến. Dự kiến việc xây dựng tuyến bắt đầu từ năm 2009 và hoàn tất vào năm 2013 để có thể vận hành tuyến metro vào đầu 2014.

* Khi hoàn thành đưa vào sử dụng, tuyến metro này vận chuyển được bao nhiêu khách/ngày? Sử dụng công nghệ của nước nào và thời gian đi từ đầu đến cuối tuyến mất bao lâu?

- Chúng tôi dự kiến đoàn tàu gồm 6 toa xe, bao gồm 2 toa xe có buồng lái, 3 toa xe có động cơ, 1 toa xe thường với tổng lượng hành khách là 942 người (trong đó có 312 chỗ ngồi). Dự kiến lưu lượng hành khách chuyên chở được khoảng 162.000 lượt người/ngày giai đoạn 2014-2020, sau đó nâng lên khoảng 635.000 lượt/ngày vào năm 2030 và 800.000 lượt/ngày vào năm 2040.

Theo thiết kế tổ chức chạy tàu, vào giờ cao điểm cứ 5-6 phút sẽ có một chuyến tàu chạy, thời gian đi từ đầu đến cuối tuyến khoảng 29 phút, tương đương vận tốc 39 km/giờ. Còn về công nghệ đoàn tàu, đến giờ thì chưa thể biết sẽ sử dụng công nghệ của nước nào vì phải chờ qua đấu thầu. Nhưng tôi có thể khẳng định công nghệ chúng tôi sử dụng sẽ thuộc dạng hiện đại nhất, nhằm đảm bảo hiệu quả khai thác lâu dài, tương thích với các tuyến metro sẽ xây dựng về sau.

* Với lưu lượng người lớn như vậy, hệ thống hạ tầng, phương tiện công cộng kết nối để trung chuyển khách tại các ga có được tính toán và xây dựng đồng bộ?

- Chúng tôi đã tính toán rất kỹ những yếu tố này. Tại các nhà ga đều có bố trí các bãi giữ phương tiện giao thông cá nhân, có bến xe buýt trung chuyển, đồng thời trong tương lai còn có các trung tâm thương mại, dịch vụ... đáp ứng nhu cầu hành khách.

Cũng xin nói thêm là các nhà ga còn được thiết kế thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng. Cụ thể, ngoài thang máy tại mỗi ga còn bố trí máy bán vé tự động, điện thoại để hành khách ngồi xe lăn có thể sử dụng được, cửa soát vé rộng để hỗ trợ hành khách ngồi xe lăn, có nhà vệ sinh phù hợp, hệ thống thông tin chỉ dẫn cửa ra, vào cho người khiếm thị...

Chúng tôi dự kiến giá vé metro khi đưa vào khai thác năm 2014 là 3.000 đồng + (300 đồng x độ dài di chuyển tính bằng km), năm 2015 - 2019 là 4.000 đồng + (400 đồng x độ dài di chuyển tính bằng km) và năm 2020 là 5.000 đồng + (500 đồng x độ dài di chuyển tính bằng km). Với giá này, giá vé đi 20 km từ Bến Thành đến Suối Tiên còn rẻ hơn chi phí tiêu hao nhiên liệu khi sử dụng xe máy (khoảng 0,8 lít xăng, tương đương 10.000 đồng), chưa kể đi xe cá nhân còn phải tốn các chi phí hao mòn, sửa chữa phương tiện; còn thời gian di chuyển thì tương đương nhau, khoảng 30 phút.

Trong khi đó, di chuyển bằng metro an toàn hơn rất nhiều so với xe máy, chưa kể khoảng thời gian 30 phút đó còn là lúc nghỉ ngơi, thư giãn mà nếu sử dụng xe cá nhân bạn không bao giờ có được.
http://www1.thanhnien.com.vn/Xahoi/2008/2/16/226196.tno

Friday, February 15, 2008

Sống trong nhà - cây



Sống trong nhà - cây
Ngôi nhà Fab Tree Hab được làm từ các cành cây bện vào nhau. (ABConline)

'Trồng' một ngôi nhà từ những thân cây sống thay vì xây nó từ những khúc gỗ chết là mục tiêu của một kiến trúc sư tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).

Tiến sĩ Mitchell Joachim, thành viên nhóm Smart Cities ở Phòng thí nghiệm truyền thông của Viện, cùng với kỹ sư sinh thái Lara Greden và kiến trúc sư Javier Arbona, dự định chế tạo một ngôi nhà thực sự là một hệ sinh thái.

Được gọi là Fab Tree Hab, căn nhà này vượt ra khỏi khuôn khổ những thiết kế nhà sinh thái (nhà xanh) thông thường, được làm từ những vật liệu có ảnh hưởng thấp đến môi trường và sức khoẻ con người.

"Không chỉ gây tác hại bằng không, nó còn có khả năng làm sạch không khí", Joachim nói.

Kiểu nhà dựa trên phương pháp làm vườn cổ đại được gọi là bện -các cành cây được dệt với nhau tạo thành các cổng vào có mái vòm, rèm hoặc bình phong. Trong thiết kế của Joachim, mặt ngoài ngôi nhà được định dạng thành hình một đường chéo bảo vệ, làm từ nho, đặt rải rác với các túi đất và các cây trồng.

Hỗn hợp của đất sét và rơm sẽ được trát đầy các lỗ hổng trên "tường" nhằm tránh cho người sống bên trong khỏi cái lạnh, cái nóng và giữ khô ráo. Cửa sổ được chế tạo từ những loại chất dẻo làm từ cây đậu tương leo quanh nhà.

Nước được thu thập từ một cái máng ở trên mái, từ đó chảy xuống dưới cung cấp cho chủ nhân, tưới cho vườn, và làm đầy một cái hồ nuôi cá. Một hệ thống compost sẽ xử lý chất thải của người. Ngoài ra, căn nhà cũng sử dụng nhiệt năng của mặt trời.

Giấc mơ của Joachim là thiết lập một cộng đồng hoàn toàn dựa trên những thiết kế nhà "sống", nhưng trước khi điều đó xảy ra, có thể ông sẽ cần tới 1-2 năm để thực hiện một nghiên cứu khả thi và về mặt xã hội học. Trong thời gian đó, ông đang thiết kế một ngôi nhà ở California được chế tạo từ 50% vật liệu tái chế và tái sử dụng, và 50% vật liệu sống.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/01/3B9E6488/

Tất không mùi



Tất không mùi
(Ảnh: carlosr)

Một nhóm sinh viên Học viện công nghệ Ấn Độ đã chế sản phẩm rất có ích trong mùa hè, đó chính là những đôi tất không mùi. Những đôi tất này sẽ không bị hôi, nhờ những chất chống vi khuẩn mà họ đưa vào trong sợi vải của tất.

Họ đã đưa bạc-nano vào thành phần của sợi tất bởi vì chúng có khả năng chống vi khuẩn nên không gây mùi hôi. Các loại tất hiện nay không sử dụng thành phần này nên chúng thường có mùi.

Giờ đây thì kể cả trong mùa hè nóng nực, người đi những đôi tất này và cả những người xung quanh sẽ không cảm thấy khó chịu vì mùi mồ hôi chân.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/05/3B9EA3C9/

TP.HCM giới thiệu xe hơi chạy bằng... không khí

TP.HCM giới thiệu xe hơi chạy bằng... không khí - 28/12/2007 10h:28

Xe hơi chạy bằng... không khí! Loại xe công nghệ mới này đã được giới thiệu tại Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM vào ngày 27/12. Với 150 - 200 lít không khí, xe có thể chạy được 133km, vận tốc 60km/giờ.

Ngày 27/12, một cuộc họp giới thiệu công nghệ khí nén (compressed air technology system – CAT) ứng dụng trong máy xe hơi đã được tổ chức tại TP.HCM. Ba thành phần tham gia là đại diện Sở Khoa học – Công nghệ (KH-CN) TP.HCM, Tổng Công ty Cơ khí Vận tải Giao thông (SAMCO) và TS Lê Sinh – Việt kiều Pháp.

Xe chạy bằng không khí

TS Lê Sinh năm nay 65 tuổi. Ông đã sang Nhật vào năm 1965. Năm 1968, ông sang Pháp lấy bằng tiến sĩ ngành Địa chất và định cư tại đó. Trong một cơ duyên, ông đã tiếp cận được với công nghệ khí nén này và quen biết với người đã phát minh ra nó.

TS. Lê Sinh bên chiếc xe ô tô chạy bằng không khí nén của hãng MDI. (Ảnh: Tư liệu)
Quá say mê công nghệ mới, đồng thời trước tình trạng giá xăng dầu đang tăng trong khi cả thế giới đang báo động về tình trạng ô nhiễm, TS Lê Sinh đã theo đuổi và tìm mọi cách để giới thiệu công nghệ mới này về Việt Nam. Ông cho biết, công nghệ khí nén ứng dụng trong xe hơi là phát minh của Paul Durand. Paul Durand là kỹ sư chuyên về mô tơ dành cho xe đua của hãng Renault.

“Khác với các loại xe thông thường, tất cả xe đua sử dụng không khí nén để đẩy không khí vào xilanh với áp suất cao. Xăng cũng được đẩy vào xilanh theo phương cách này. Paul Durand phát hiện ra trong nhiều trường hợp, xe đua dù hết xăng nhưng vẫn có thể chạy được. Không khí được đẩy dưới áp suất mạnh nên có thể thay nhiên liệu đốt", TS Sinh nói.

Từ đó, Paul Durand đã nghiên cứu một loại mô tơ chỉ sử dụng không khí. 10 năm, phát minh ra đời. Hiện nay, Paul Durand là Giám đốc Công ty Moteur Development International - MDI, nơi quản lý bản quyền loại mô tơ ứng dụng công nghệ không khí nén này.

Hiện nay, các loại xe MDI đang sử dụng các mô tơ thuộc sê ri 34. Đây là mô tơ có 4 xi lanh, 800 phân khối, 25 mã lực với vòng quay 4.000 lần/phút. Trọng lượng của mô tơ nặng 28kg.

Bình chứa không khí nén được chế tạo dựa trên một công nghệ đặc biệt. Đó là công nghệ chế tạo các bình chứa oxy lỏng hay kinh khí lỏng dùng trong phi thuyền không gian. Người ta đã chế tạo một loại bình nhựa có quấn sợi cacbon. Do đó bình sẽ không phát nổ. Khi không chịu nổi áp lực, các sợi cacbon sẽ giãn ra nên bình chỉ chịu tình trạng xì không khí.

Mô tơ được nối với một động cơ điện 5kW. Động cơ này được dùng để quay mô tơ khi sử dụng mô tơ với chức năng máy nén khí cao áp. Ngoài ra động cơ điện còn đóng vai trò như máy đề, máy sạc bình, phanh điện, và hỗ trợ năng lượng (khi xe leo dốc chẳng hạn).

Một chiếc ô tô MDI 4 chỗ, hay còn gọi là CityCat, thường có độ dài từ 3,84 - 3,9m, rộng 1,72m và cao 1,75m. Mỗi xe được trang bị 3 bình không khí nén, với 100lit/bình. Mô tơ sẽ có nhiệm vụ đẩy hai bánh sau. Còn 2 bánh trước có nhiệm vụ lái.

Ngoại trừ các cửa kính, sườn xe làm bằng hợp kim nhôm, cứng chắc, nhẹ, không sét rỉ. Vỏ xe (mui, cửa...) làm bằng composite hai mặt đặc biệt, lõi xốp (bằng sáng chế công nghệ MDI). Xe còn trang bị 4 thắng dĩa. Mọi điều khiển nằm trên tay lái. Và hệ thống điện 1 dây.

Sơ đồ bố trí trong một chiếc xe taxi sử dụng công nghệ không khí nén. (Ảnh: TS. Lê Sinh)
“Không khí liên tục được đẩy vào xilanh, nên không khí nén bị giãn ra và hấp thu nhiệt. Do đó, càng chạy, máy càng lạnh. Tuy đối với các nước ôn đới, điều này không được hoan nghênh, nhưng ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, đây là một điều kiện rất thuận lợi. Chúng ta không cần sử dụng năng lượng để làm lạnh không khí trong xe”, TS Lê Sinh trình bày.

Bên cạnh đó, khác với xe chạy bằng điện không phát ra tiếng ồn, xe chạy bằng không khí sẽ phát ra những tiếng động như tiếng "xì" do không khí chuyển động trong xi-lanh. Đây là một yếu tố an toàn dành cho người đi đường và các phương tiện di chuyển khác.

Quan trọng là nguồn động lực

TS Lê Sinh cho biết, MDI chỉ bán bản quyền công nghệ và một nhà máy sản xuất ô tô trọn gói hết 9,5 triệu euro. Trong đó, bản quyền công nghệ là 6 triệu euro.

Mới đây, hồi tháng 7/2007, một công ty sản xuất ô tô Ấn Độ, Tata, đã ký hợp đồng mua bản quyền tất cả các loại mô tơ dành cho các loại xe hiện có và sắp tới với giá là 100 triệu euro. Công ty này dự tính sẽ sản xuất và bán xe với giá 3.500 USD.

Hiện nay, ở các nhà máy sản xuất ô tô bình thường, một xe ô tô hoàn chỉnh mất từ 1 - 2 phút. Còn loại xe công nghệ khí nén cần 30 phút. Do đó, với 10 giờ/ngày người ta chỉ sản xuất được khoảng 20 xe. TS Sinh tính toán, nếu lợi nhuận ước tính là 1.000 USD/xe. Một năm công suất nhà máy sản xuất khoảng 5.000 xe thì sau 3 năm doanh nghiệp có thể thu hồi lại vốn.

Ông Trần Quốc Toản - Phó Tổng Giám đốc SAMCO, cho rằng không thể tính toán lợi nhuận như thế được. Vì một năm sản xuất được 5.000 xe nhưng có thể chỉ bán được 100 xe.

Theo ông Toản, Việt Nam hiện đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn kém, phụ thuộc rất nhiều vào sự điều chỉnh của Nhà nước. Do đó, cần có một đề tài nghiên cứu tính khả thi của công nghệ ô tô sử dụng không khí nén này. Qua đó tìm đầu ra của thị trường và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp.

TS Lê Sinh cho biết, công nghệ này không chỉ áp dụng cho ô tô mà còn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: máy bơm nước, sản xuất xe máy... Do đó, đầu ra không chỉ là ô tô.

Còn PGS,TS Lê Hoài Quốc, Phó Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM, nói rằng không phải tự nhiên châu Âu đưa ra tiêu chuẩn môi trường cao, kiểm soát khí thải từ các loại xe rất khắt khe. Công nghệ không khí nén là một nguồn động lực mới mà triển vọng ứng dụng rất cao. Do đó, ông hứa nếu TS. Lê Sinh cần gì, Sở KH-CN TP.HCM sẵn sàng hỗ trợ trong khả năng của mình.

Trước mắt, ông Lê Hoài Quốc gợi ý có thể tổ chức một hội thảo chuyên đề. Trong đó, thành phần tham dự sẽ là các nhà quản lý, các nhà khoa học, các trường ĐH, viện... để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ này.

Một đại diện khác của Sở KH-CN TP.HCM nói, hiện nay ở Pháp đã cho phép lưu hành loại xe này, nên đề nghị TS. Lê Sinh tìm giúp các tiêu chuẩn để xe có thể lưu hành trên thị trường Việt Nam. Ông cho biết, trước đây xe chạy bằng gas ban đầu lưu hành trên thị trường cũng gặp nhiều khó khăn về mặt tiêu chuẩn. Hiện nay, cơ chế quản lý của Việt Nam vẫn chưa mở, nên chưa có quy định nào dành cho các loại xe thuộc công nghệ mới như thế.

Do đó, thời gian để ô tô áp dụng công nghệ không khí nén được sản xuất và lưu hành ở Việt Nam phải tính theo năm, chứ không thể nhanh hơn được.
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=18775

Xe hơi cực rẻ chạy bằng khí nén



Xe hơi cực rẻ chạy bằng khí nén - 14/2/2008 16h:11

Một kỹ sư người Pháp hứa hẹn trong vòng 1 năm tới sẽ bán ra thị trường loại xe hơi chạy bằng khí nén, không hề phát thải mà giá lại cực rẻ. Chiếc OneCat sẽ có 5 chỗ ngồi với thân làm bằng sợi kính, nặng chỉ 350 kg và có giá chỉ nhỉnh hơn 2.500 bảng một chút.

Nó chạy bằng khí nén chứa trong các bồn làm bằng sợi carbon đặt ở gầm xe. Các bồn này có thể được nạp đầy nhiên liệu từ máy nén chỉ trong vòng 3 phút, nhanh hơn nhiều so với một chiếc xe chạy bằng ăcquy.

Chiếc xe có thể được bơm đầy khí nén chỉ trong 3 phút. (Ảnh: BBC)
Với những chuyến đi dài, khí nén đẩy pit-tông có thể được tăng cường bởi một buồng đốt nhiên liệu, giúp sưởi ấm không khí khiến nó nở ra và làm tăng áp suất trong pit-tông. Buồng đốt này sẽ sử dụng tất cả các loại nhiên liệu lỏng. Nhà thiết kế cho biết đi đường trường, xe tiêu thụ khoảng 3,7 lít nhiên liệu cho 190 km. Trong thành phố, chạy bằng khí nén, giá thành sẽ rẻ hơn nhiều.

"Những khách hàng đầu tiên sẽ là những người quan tâm đến môi trường", nhà phát minh người Pháp Guy Negre, nói.

Negre từng lạc quan trong hơn 1 thập kỷ về việc sắp có một bước ngoặt. Các quan sát viên độc lập gần đây bị thuyết phụ hơn bởi ông đang có được sự ủng hộ từ tập đoàn khổng lồ Tata của Ấn Độ để đưa loại động cơ này về đích.

Tata sẽ là công ty lớn duy nhất ông sẽ đăng ký bán xe cho - và chúng cũng chỉ giới hạn ở Ấn Độ. Với phần còn lại của thế giới, ông hy vọng sẽ thuyết phục được hàng trăm nhà phát minh thành lập các nhà máy riêng của mình, chế tạo xe từ 80% vật liệu tại chỗ.
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=19280

Thursday, February 14, 2008

Columbus lắp ghép vào Trạm không gian quốc tế



Columbus lắp ghép vào Trạm không gian quốc tế

TP - Phòng thí nghiệm không gian của châu Âu, Columbus, đã tách ra khỏi tàu không gian Atlantis và lắp ghép vào Trạm không gian quốc tế (ISS). Việc lắp ghép được các nhà du hành vũ trụ thực hiện cả ở bên trong lẫn bên ngoài ISS.

Phòng thí nghiệm Columbus

Một chiếc sàn được bắc ở bên ngoài không gian để giúp cho việc lắp đặt phòng thí nghiệm, kéo dài khoảng 8 giờ, dài hơn so với dự kiến.

Công việc này đáng lẽ được tiến hành hôm Chủ nhật, nhưng đã buộc phải hoãn lại do chuyên gia sàn không gian Hans Schlegel bị ốm.

Nhà du hành vũ trụ thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) Hans Schlegel đã thay thế bởi Stan Love thuộc phi hành đoàn.

Columbus được thiết kế và chế tạo với tổng kinh phí lên đến 2 tỷ USD. Phòng thí nghiệm này có phòng rộng đủ cho 3 nhà nghiên cứu. Columbus là bộ phận đầu tiên của ISS mà ESA sẽ kiểm soát.
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=110865&ChannelID=46

Wednesday, February 13, 2008

Chiếc máy bay độc nhất vô nhị ra đời tại Nga



Chiếc máy bay độc nhất vô nhị ra đời tại Nga - 13/2/2008 10h:18

Alexander Begak - nhà phát minh và là người thiết kế máy bay Nga - đã tạo ra một chiếc tàu bay mà ông gọi là Evolution, có khả năng lướt trên mặt đất, trên nước và trong không trung.

Chiếc máy bay nhỏ được thiết kế đa dụng, có thể bay trên không, đi trên mặt đất và lướt trên mặt nước. (Ảnh: Pravda)
"Đây là một loại phương tiện phổ thông. Nó có thể bay ở độ cao 4.000 mét so với mặt đất và bay qua quãng đường 400 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Động cơ 30 sức ngựa cho phép nó đạt tới vận tốc 160 km/giờ trong không trung và 80 km/giờ trên mặt đất. Một máy tính cài sẵn sẽ điều khiển hành động của phi công", Alexander Begak nói.

Khác với các máy bay nặng và hiện đại, Evolution dễ dàng di chuyển hơn nhiều. Nó được làm từ loại nhựa than siêu nhẹ và các sợi kevlar. Tổng trọng lượng của máy bay chỉ 60 kg.

Nhà thiết kế đã trưng bày sản phẩm của mình tại triển lãm hàng không MAKS-2007 mới đây tại Nga. Các chuyên gia đánh giá cao sản phẩm khác thường này. Trong trường hợp khẩn cấp khi ở trên không, hệ thống dù của máy bay sẽ cho phép nó lượn nhẹ nhàng xuống mặt đất.

Alexander Begak đã làm việc với sáng chế này trong 2 năm, và trải qua hơn 100 thử nghiệm. Alexander Begak là một nhà thiết kế, một phi công và là người nhảy dù chuyên nghiệp. Ông đã có 15 dự án về máy bay thành công.
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=19269

Thursday, February 7, 2008

PRT - Taxi tự động sắp xuất hiện ở Anh



PRT - Taxi tự động sắp xuất hiện ở Anh - 7/2/2008 11h:56

Không tài xế, không đường ray, không giờ xuất bến, không thải khí gây ô nhiễm môi trường và hành khách không phải xếp hàng. Đó là hệ thống vận chuyển nhanh cá nhân đầu tiên thế giới (PRT), gọi tắt là taxi cá nhân tự động, sắp được đưa vào sử dụng tại Anh.

Hình quả đậu trông giống như những chiếc xe trong phim khoa học giả tưởng, PRT sẽ trở thành phương tiện đi lại công cộng ở xứ sương mù. Sau khi sân bay Heathrow ở Luân Đôn khánh thành nhà ga số 5 vào tháng 3 tới, một đội PRT gồm 18 chiếc sẽ chở khách qua lại giữa khu vực đỗ xe đến quầy làm thủ tục ở nhà ga mới chỉ mất 4 phút.

Với chiều dài 3,7 m, rộng 1,4 m, cao 1,8 m, tải trọng 500 kg, taxi PRT có 4 chỗ ngồi. Điểm “ăn tiền” của hệ thống này không phải là tốc độ (trung bình 40 km/giờ) mà là sự tiện lợi hứa hẹn mang đến cho hành khách. PRT được cho là “liệu pháp” cho những “căn bệnh” thường gặp ở hệ thống vận chuyển công cộng như lịch chạy cố định – dẫn đến tình trạng hành khách phải xếp hàng, đợi chờ lâu, lộ trình giới hạn...

Là phương tiện phục vụ theo yêu cầu, PRT có thể được lập trình để đưa hành khách đến bất cứ nơi nào. Theo Advanced Transport Systems, nhà chế tạo PRT ở Bristol, sử dụng loại taxi này, hành khách chỉ chờ tối đa 12 giây. Và do PRT có làn đường được thiết kế riêng nên sẽ không xảy ra tình trạng kẹt xe hay phải chờ đèn giao thông, nói cách khác là xe chạy bon bon không ngừng giữa đường. Một điểm đặc biệt là PRT chỉ phục vụ cho một nhóm hành khách đã quen biết trước, nên phụ nữ và trẻ em có thể an tâm sử dụng vì sẽ không có chuyện đi chung xe với người lạ.

Hành khách có thể bắt xe ở những điểm định sẵn. (Ảnh: Jaunted)

Với những ai quan tâm tới “sức khỏe” môi trường, hệ thống này vượt trội với ưu điểm: không thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tiết kiệm 70% năng lượng so với xe hơi và 50% so với xe buýt. “Đây là phương tiện vận chuyển công cộng hoàn toàn mới, cung cấp dịch vụ nhanh và tiện lợi cho hành khách đồng thời mang lại những lợi ích rõ rệt cho môi trường bởi nó tiết kiệm nhiên liệu hơn gấp đôi so với những phương tiện đi lại cá nhân hay công cộng hiện nay”, Mark Bullock – giám đốc điều hành phi trường Heathrow nói.

Vận hành bằng pin có thể tự động sạc sau mỗi lần đỗ, PRT chạy theo làn đường riêng rộng 1,5 m sử dụng hệ thống cảm biến laser gắn trong xe. Hành khách đón PRT ở những điểm đã được bố trí sẵn – giống như trạm xe buýt hoặc bến taxi – và chỉ vài giây là có xe xuất hiện. Sau khi lên xe, hành khách chọn điểm đến qua màn hình cảm ứng. Hệ thống điều khiển trung tâm sẽ chỉ định hướng chạy cho xe và hành khách được đưa một mạch đến nơi đã chọn. Tuy nhiên, nhằm tránh va vấp những vật cản có thể gây nguy hiểm hay mưa tuyết..., PRT được thiết kế để tự động dừng khi nhìn thấy chướng ngại vật trên đường.

Nếu việc thử nghiệm PRT lần đầu tiên tại nhà ga số 5 thành công, phi trường Heathrow sẽ sử dụng PRT khắp các nhà ga. Ngoài ra, thị trấn Daventry ở Northamptonshire đang có ý triển khai hệ thống PRT với 100 xe để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Hiện nay, PRT đang trong tầm ngắm của nhiều nước trên thế giới, trong đó có các quốc gia ở vùng Vịnh.
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=19226