Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Thursday, December 13, 2007

Một kỹ sư Việt tại Canada vừa chêá tạo người máy nữ có cảm giác



Một kỹ sư Việt tại Canada vừa chêá tạo người máy nữ có cảm giác
Nguyễn Dương, Dec 13, 2007


Cali Today News – Thế giới vừa nói đến kỹ sư Canada gốc Việt tên là Lê Trung, khi anh vừa chế tạo một cô người máy nữ, hiểu được ngôn ngữ và có cảm giác đau đớn hay cảm giác thể xác khá giống con người.

Đây là lần đầu tiên cô người máy Aiko xuất hiện trước công chúng tại Ontario Science Center vào ngày 10 tháng 11 năm 2007.

Cô người máy này có chiều cao là 1.51 mét và kích thước ba vòng: 80cm (vòng ngực), 57cm (vòng eo) và 84cm (vòng mông).

Theo một thông báo của kỹ sư Lê Trung, thì cô người máy Aiko lỡ sinh ra trong tầng hầm của một gia đình kỹ sư, nên cô ta đành mang kiếp nghèo. Trong nhiều tháng cô mặc chỉ một bộ quần áo, không có quần áo thay, nên sẵn sàng nhận quần áo tặng, dù cũ hay mới, của qúy vị.

Ngoài ra, qúy vị cũng có thể tặng tiền bạc để kỹ sư Lê Trung có thêm điều kiện để cải tiến cô người máy Aiko để cô ngày càng có cảm giác như con người hơn…

Cô người máy xin đẹp này đang thu hút sự chú ý của nhiều người như qua cuốn video sau đây.

Lê Trung, kỹ sư người Việt Nam ở Gia Nã Ðại sáng chế ra cô người máy độc đáo

Advance Female Android Aiko AI robot fembot
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=89f999e2a81325927efcfea3141b2a5c

Saturday, December 8, 2007

Một người mất cả hai cánh tay được lắp hệ thống cánh tay giả Proto 1



Một người mất cả hai cánh tay được lắp hệ thống cánh tay giả Proto 1 của Công ty Darpa (Mỹ), nó giúp ông có thể lấy các vật xung quanh. Hệ thống này sử dụng bảy bậc tự do, cho phép mỗi cánh tay cầm và nắm đồ vật.

Nếu muốn có cảm giác như cánh tay thật, người khuyết tật có thể gắn cánh tay Proto 2. Cánh tay giả này có thể chuyển các cảm giác từ bàn tay như nhiệt, lực, bị điện giật... tới người sử dụng thông qua các điện cực gắn trên bề mặt vai. Cánh tay này hoạt động với sự hỗ trợ của 24 cảm biến kết nối với một bộ vi điều khiển, cùng với nguồn pin có thể sử dụng trong 18 giờ.

Để tạo các chân tay giả loại mới này, các nhà khoa học đã ứng dụng nhiều tiến bộ trong khá nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như hệ thống năng lượng, robot, khoa học thần kinh, công nghệ cảm biến và cơ cấu chấp hành. Các loại chân tay giả điều khiển bằng tín hiệu thần kinh có thể được sản xuất đại trà vào năm 2009.
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=6&Cat_Sub_ID=5&news_id=18547

Sunday, October 14, 2007

Chất dẻo cứng như thép và có thể tự vá

Chất dẻo cứng như thép và có thể tự vá - 11/10/2007 9h:48

Các nhà khoa học vừa phát triển một chất liệu composit thông minh, có thể biết được các vết nứt khi chế tạo máy bay và sửa chữa chúng...

Chất liệu composit thông minh

Hợp chất composit sợi các-bon này được kỹ sư Nikhill Koratkar thuộc Viện Kỹ thuật Rensselaer Polytechnic ở Troy, New York nghiên cứu và phát triển. Trong các cuộc kiểm tra, hợp chất cho thấy khả năng tự sửa chỉ vài giây sau khi vết nứt xuất hiện.

Hợp chất thông minh này hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng nhiệt và làm nóng chảy một loại bột đặc biệt khi vết nứt xảy ra. Chất bột vừa bị chảy còn ấm sẽ lấp vào những chỗ trống và nhanh chóng cứng lại khi nhiệt độ hạ xuống, nhờ đó có thể duy trì tối thiểu được một nửa độ cứng của vật liệu ban đầu.

Theo tờ tạp chí khoa học New Scientist công bố hôm Chủ nhật, công trình của Koratkar có thể sẽ được sử dụng trong thế hệ tiếp theo của các máy bay thân bằng các-bon.

Một hỗn hợp chất dẻo cứng như thép

Gần như đồng thời, các nhà khoa học thuộc đại học Michigan, US cũng đã công bố chế tạo thành công một hỗn hợp chất dẻo cứng như thép và trong suốt dựa trên việc kết hợp cấu trúc phân tử của loài sò biển và công nghệ nano.

Với chất liệu composit thông minh, có thể biết được các vết nứt khi chế tạo máy bay và sửa chữa chúng... (Ảnh: Xinhua)
Từ lâu việc phát triển loại chất liệu mới từ công nghệ nano đã làm bối rối nhiều nhà khoa học: cá thể những chất liệu cơ bản có kích cỡ nano như ống nano, tấm nano và vi khuẩn nano đều cực mạnh. Thế nhưng khi cấy ghép chúng lại với nhau thì chỉ tạo ra được loại kim loại mới khá yếu so với ban đầu. Việc phát minh chất liệu mới này đã giải quyết vấn đề trên.

Chất nhựa này được cấu thành bởi một lớp các tấm nano và dung dịch cao phân tử dựa trên cấu trúc vỏ của loài sò biển, vốn là một trong những loại vật liệu cứng nhất trong tự nhiên.

Giáo sư Nicholas Kotov, đại học Michigan, cho biết quá trình chế tạo bao gồm luôn việc phát triển một robot để sắp xếp những lớp vật liệu bằng cỡ 1 nano. Cánh tay robot có nhiệm vụ giữ những lọ nhỏ chỉ cỡ bằng 1 thỏi kẹo chewing gum có chứa chất lỏng. Các lọ này được nhúng vào dung dich cao phân tử đóng vai trò như chất keo dính và sau đó, đưa vào một loại chất lỏng đặc biệt cấu thành bởi các tấm nano. Sau khi lớp hỗn hợp này khô lại, quá trình lại tiếp diễn khoảng 300 lần để cho ra một tấm nhựa 1m2.

Trong thí nghiệm trên, hợp chất đóng vai trò như chất keo dính chính là cồn tổng hợp. Hỗn hợp này làm cho các lớp nano hình thành nên các liên kết hydro. Những liên kết này, nếu bị phá vỡ có thể tái tạo lại dễ dàng mà không gây ra một vết rạn nào. Đồng thời việc sắp xếp tấm nano chồng lên và xen kẽ nhau giống như những viên gạch là hai điều quan trọng làm cho vật liệu cứng hơn.

Giáo sư Kotov nói phát triển loại chất liệu mới này có thể dẫn đến việc chế tạo thiết bị quân sự nhẹ hơn nhưng mạnh hơn cho cảnh sát và quân đội. Nó cũng có thể được áp dụng trong thiết bị cơ điện học siêu nhỏ, bộ cảm biến đo lường y sinh và cả những máy bay không người lái. Hiện tại công nghệ mới này đang được cải tiến bởi các cộng sự của ông trên lĩnh vực hàng không.

Bùi Thành - Bạch Kim
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=17722

Saturday, August 11, 2007

7 chuẩn công nghệ không dây phổ biến hiện nay

7 chuẩn công nghệ không dây phổ biến hiện nay

Dù cáp và dây điện vẫn đóng vai trò chính trong truyền và nhận thông tin, việc sử dụng tai nghe không dây, lướt web tại điểm truy cập Wi-Fi... đang trở nên quen thuộc và tác động lớn đến đời sống hàng ngày.

Bluetooth
Ảnh: BBC.
Ảnh: BBC.

Bluetooth không chỉ được dùng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị di động và kết nối tai nghe với điện thoại mà còn xuất hiện trong một loạt thiết bị khác nhau như máy ảnh số, laptop, PC và đầu máy chơi game. Chip Bluetooth sử dụng tín hiệu sóng radio để truyền dữ liệu trong phạm vi hẹp, thường là khoảng 30 mét.

Bluetooth 2.0, phiên bản được tích hợp nhiều nhất trong các thiết bị hiện nay, có thể trao đổi những gói thông tin đòi hỏi băng thông thấp hoặc trung bình với tốc độ 3 Mb/giây. Công nghệ này sử dụng lượng điện năng tương đối thấp.

Wibree
Ảnh: AP.
Ảnh: AP.
Wibree kết nối hiệu quả hơn Bluetooth

Công nghệ do Nokia phát triển có thể gửi một lượng dữ liệu nhỏ với tốc độ vài kilobit mỗi giây giữa 2 thiết bị mà chỉ cần rất ít năng lượng. Nó sẽ được ứng dụng trong các sản phẩm như đồng đồ, bộ cảm biến game, thiết bị y tế…

SIG, tổ chức chuyên về chuẩn Bluetooth, đã chấp thuận Wibree và đang phát triển để nó tương thích các thiết bị Bluetooth. Sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ xuất hiện trong năm 2008.

Zigbee
Ảnh: BBC.
Ảnh: BBC.
ZigBee - chuẩn công nghệ không dây mới

Zigbee cho phép truyền thông tin tới nhiều thiết bị cùng lúc (mesh network) thay vì chỉ có 2 sản phẩm tương tác với nhau như Bluetooth và Wibree. Phạm vi hoạt động của Zigbee đang được cải tiến từ 75 mét lên đến vài trăm mét.

Công nghệ này đòi hỏi năng lượng thấp hơn Bluetooth, nhưng tốc độ chỉ đạt 256 Kb/giây. Nó sẽ được ứng dụng trong hệ thống tự động tại các hộ gia đình như chiếu sáng và sưởi ấm.

NFC
Ảnh: NFC.
Ảnh: NFC.
Cảm ứng + Không dây = Điện thoại NFC 'tất cả trong một'

Thiết bị NFC chỉ có thể truyền không dây vài kilobit dữ liệu trong phạm vi vài cm, do đó nó đảm bảo an toàn khi người sử dụng muốn trao đổi thông tin nhạy cảm.

Các hãng sản xuất di động có vẻ hứng thú với công nghệ này và cho rằng điện thoại NFC sẽ được dùng để thanh toán hóa đơn khi người sử dụng uống cafe hay mua báo… Nó cũng sẽ xuất hiện trong khóa điện tử, vé và các tài liệu du lịch.

USB không dây

Wireless USB có tính năng tương tự USB nói chung nhưng không cần dây cáp. Nó hỗ trợ máy in, máy ảnh, ổ cứng rời... kết nối không dây với máy tính.

Wireless USB sử dụng nền tảng UWB (ultra-wideband) với tốc độ lên đến 2 Gb/giây, cho phép gửi video độ phân giải cao mà không tiêu tốn quá nhiều điện. Những sản phẩm Wireless USB đầu tiên cũng mới chỉ bắt đầu được giới thiệu ra thị trường.

Wi-Fi

Công nghệ kết nối Internet không dây này đã rất phổ biến trong gia đình, văn phòng, quán cafe và một số trung tâm thành phố lớn. Ngoài ra, Wi-Fi còn được dùng để nối những thiết bị gia dụng như TV, đầu DVD với máy tính.

Chuẩn Wi-Fi 802.11b/g có thể truyền dữ liệu 54 Mb/giây trong khi phiên bản đang chờ phê duyệt 802.11n đạt tốc độ 200 Mb/giây. Tuy nhiên, Wi-Fi ngốn khá nhiều điện khi so với Bluetooth hay Zigbee.

Dect
Ảnh: BBC.
Ảnh: BBC.

Dect (Digitally Enhanced Cordless Telecommunications) được dùng trong điện thoại cố định không dây. Sử dụng tín hiệu radio, nó có thể thực hiện cuộc gọi trong phạm vi 100 mét.

Dect được đánh giá là công nghệ "đặc biệt thành công" bởi mô hình điện thoại này đang được nhiều gia đình trên toàn thế giới ưa chuộng.

Công nghệ Cat (Cordless Advanced Technolog), phát triển dựa trên Dect, sẽ hỗ trợ thêm dịch vụ VoIP và radio, cho phép người sử dụng nghe đài trên Internet hoặc tra cứu danh bạ điện thoại trực tuyến. Các sản phẩm đầu tiên sẽ xuất hiện cuối năm nay.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/08/3B9F9108/

Thursday, August 9, 2007

Chế tạo thành công kính nhìn đêm

Chế tạo thành công kính nhìn đêm - 4/12/2006 8h:42

Sau hơn bốn năm miệt mài, các nhà khoa học Viện vật lý và điện tử (Viện KH-CN Việt Nam) đã nghiên cứu thành công và làm chủ công nghệ chế tạo các loại ống kính thiết bị nhìn đêm sử dụng các đầu thu khuếch đại ảnh thế hệ hiện đại.

(Ảnh: TTO)
Nghiên cứu phát triển và chế tạo ống kính thiết bị quang điện tử nói chung và kính nhìn đêm đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cao: quang học, quang điện tử, laser, vật lý màng mỏng, cơ khí chính xác, vi điện tử, toán-tin học, điều khiển tự động, xử lý ảnh và nhận dạng... Trên thế giới không phải bất cứ những nước công nghiệp phát triển cũng làm được.

Việc chủ động nghiên cứu chế tạo kính nhìn đêm trong nước không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế như tiết kiệm được đáng kể ngoại tệ cho nhập khẩu thiết kế và công nghệ, giảm giá thành sản phẩm mà còn đa dạng hóa được chủng loại kính nhìn đêm và thúc đẩy được nhiều ngành khác phát triển. Bởi, nếu cùng sử dụng đầu thu khuếch đại ảnh thế hệ 3 thì giá thành một kính quan sát cầm tay vào khoảng 5.500 USD; còn một kính ngắm cho súng nhỏ thấp nhất cũng là 6.500 USD. Nếu đi mua thiết kế và dây chuyền công nghệ chế tạo lắp ráp cho chỉ riêng một loại kính thôi thì giá thành không thấp hơn vài triệu USD.

Hơn ba năm, nhóm nghiên cứu đề tài đã tạo ra ba nhóm sản phẩm từ quy trình công nghệ này. Quan trọng nhất chính là đã nghiên cứu phát triển và thiết kế quy trình hệ ống kính quang học phức tạp, thiết kế các mạch điện tử điều khiển kỹ thuật số, các phần mềm xử lý và điều khiển theo hình ảnh. Cùng với đó là xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo các thấu kính có đường kính lớn 60 - 180 mm với sai số bán kính 0,0005 mm; sai số bề mặt 0,000125 mm.

Từ đây, một loạt các sản phẩm kính nhìn đêm đã được chế tạo, từ kính quan sát loại nhỏ gọn cầm tay chỉ vài trăm gram cho đến những loại tầm xa đến 5-8 km; kính quan sát hai mắt, kính gắn trán cho lái xe; kính ngắm bắn, kính gắn máy quay camera về đêm. Đặc biệt là kính ngắm ban đêm do đề tài chế tạo có thể quan sát rõ mục tiêu ở cự ly đến 1 km trong điều kiện đêm tối hoàn toàn nhờ sử dụng một hệ chiếu tia laser không nhìn thấy kèm theo.

Theo ông Vũ Bá Huấn, thành viên nhóm nghiên cứu, thành công lớn nhất của nhóm nghiên cứu chính là dựa hẳn vào các nguồn nội lực trong nước để thiết kế và chế tạo một sản phẩm công nghệ cao như vậy. Công việc này bao gồm trọn gói hàng chục khâu cần nghiên cứu, từ quang điện tử, laser, ống kính quang học, phủ màng trong chân không, lập trình xử lý ảnh đến thiết kế các quy trình công nghệ: gia công quang học, cơ khí chính xác, điện tử-điều khiển tự động, lắp ráp sản phẩm... cho đến những khâu gia công nhỏ nhất mà khâu nào cũng là mới mẻ, từ đầu.

“Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào việc hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa sản phẩm trên cơ sở đầu tư của Nhà nước cũng như liên doanh liên kết với một số công ty bên ngoài. Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu ứng dụng các loại linh kiện quang điện tử tiên tiến, thị giác cho robot (điều khiển giám sát, đo lường tự động...), kính hiển vi và một số thiết bị quang học đặc chủng cho quốc phòng, an ninh, y tế và một số lĩnh vực khác", Chủ nhiệm đề tài cho biết.

Thành công của nhóm nghiên cứu có thể sẽ mở ra nhiều ngành nghề mới cũng như thúc đẩy nhiều ngành công nghệ phụ trợ liên quan phát triển vật liệu siêu sạch, hóa chất, cơ khí chính xác, vi cơ quang điện tử, lập trình. Các loại sản phẩm này đã được giới khoa học đánh giá cao, bảo đảm chất lượng ngang bằng sản phẩm, thiết bị nhập ngoại mà lại có giá thấp hơn và có khả năng triển vọng áp dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Việc nghiên cứu thành công, làm chủ công nghệ chế tạo kính nhìn đêm được coi là nền tảng công nghệ mở ra hướng phát triển lĩnh vực công nghệ cao còn khá mới ở VN.

Theo Nhân dân, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tuổi trẻ
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=3&Cat_Sub_ID=9&news_id=10534

Tạo ra điện từ nhiệt của cơ thể

Tạo ra điện từ nhiệt của cơ thể - 2/8/2007 15h:29

Gọi điện từ điện thoại di động mà không cần Pin, chỉ cần sử dụng hơi ấm của tay bạn? Điều đó không còn là một giấc mơ viễn vông nữa. Các mạch mới hoàn toàn có thể lấy nhiệt của cơ thể để sản xuất ra điện.

Có rất nhiều thiết bị y tế được gắn vào cơ thể bệnh nhân nằm ở khu chăm sóc đặc biệt. Các thiết bị này kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, mạch và nhịp thở. Điều này thường tạo ra một mớ lộn xộn dây vì tất cả những thiết bị này đều cần được cung cấp điện. Trong tương lai, các cảm biến y khoa sẽ có thể hoạt động mà không cần điện từ ổ cắm trên tường. Thay vào đó, chúng sẽ thu tất cả năng lượng chúng cần từ hơi ấm của cơ thể người.

Các nhà khoa học tại viện Fraunhofe đã phát triển được cách thu nhiệt tự nhiên trong cơ thể để sản xuất ra điện hoạt động theo nguyên tắc của máy phát điện nhiệt điện hay nói ngắn gọn là TEG, được làm từ các nguyên tố bán dẫn. TEG lấy năng lượng điện từ hiệu số nhiệt giữa môi trường nóng và môi trường lạnh.

Các mạch mới biến đổi nhiệt của cơ thể - như là nhiệt của bàn tay - thành điện.

Các mạch mới biến đổi nhiệt của cơ thể - như là nhiệt của bàn tay – thành điện. (Ảnh: Fraunhofer IIS)
Bình thường, cần có một hiệu số vài chục độ để có thể sản xuất đủ năng lượng, nhưng hiệu số giữa nhiệt độ bề mặt cơ thể và nhiệt độ của môi trường thì chỉ có vài độ.

“Chỉ có thể sản xuất ra được điện áp thấp từ những hiệu số như thế này,” ông Peter Spies, giám đốc của dự án cho biết. Một máy TEG bình thường sẽ phát một điện áp khoảng 200 millivolt, nhưng các thiết bị điện tử lại cần ít nhất một hoặc hai volt.

Các kỹ sư đã tìm ra một giải pháp cho vấn đề này: “Chúng tôi kết hợp nhiều thành phần theo một cách hoàn toàn mới để tạo ra các mạch có khả năng vận hành với điện áp 200 millivolt,” ông Spies nói. “Điều này giúp chúng tôi tạo ra được toàn bộ hệ thống điện tử không cần phải có pin bên trong mà chỉ lấy năng lượng từ nhiệt độ của cơ thể.”

Các nhà khoa học đang cải thiện hệ thống nhiều hơn nữa: đã có các vi mạch hoạt động với điện áp 50 millivolt.

Ông Peter Pies tin rằng trong tương lai khi thực hiện được những cải thiện đáng kể cho các hệ thống bật tắt, thì chỉ cần có hiệu số nhiệt độ 0,5 độ cũng đủ để tạo ra điện.

Các nhà khoa học đã tập trung vào những ứng dụng khác nhau: “Có thể tạo ra điện từ nhiệt ở bất cứ nơi nào mà có hiệu số nhiệt độ xuất hiện,” Ông Spies tuyên bố. “Nơi đó có thể trên cơ thể, trên bộ tản nhiệt để đo sự hao phí nhiệt khi giám sát dây chuyền làm nguội trong quá trình vận chuyển hàng hóa ướp lạnh hoặc trong những hệ thống điều hòa không khí.”

Thanh Vân

Theo Fraunhofer-Gesellschaft, Sở KH & CN Đồng Nai
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=3&Cat_Sub_ID=10&news_id=16603

Monday, August 6, 2007

Nhân giống thành công nhiều loài cá nước ngọt



Nhân giống thành công nhiều loài cá nước ngọt - 3/8/2007 8h:19

Trước nguy cơ nhiều giống thủy sản nước ngọt sinh cư vùng hạ lưu sông Mekong ngày càng khan hiếm dần và có nguy cơ mai một. Gần đây, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ có những công trình nghiên cứu thành công về sinh sản nhân tạo nhiều giống thủy sản nước ngọt ở vùng ĐBSCL như cá tra, cá ngát, cá kết... Và mới đây, thêm các giống lươn đồng, cá lóc bông, cá leo được nhân giống thành công, mở ra nhiều triển vọng cho ngành nuôi thủy sản nước ngọt ở vùng ĐBSCL.

TS Đỗ Thị Thanh Hương, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc cho lươn đồng (Monopterus albus) sinh sản. Sau hơn một năm nghiên cứu, nhóm đã thu thập được đầy đủ các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản của lươn.

Lươn được sinh sản nhân tạo thành công từ công trình nghiên cứu của Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ.
Bằng cách tiêm các loại kích dục tố (hormone) khác nhau, bước đầu đã thành công nuôi vỗ thành thục cũng như kích thích lươn sinh sản đồng loạt. Hơn 35% số lươn tiêm kích dục tố đã đẻ. Nhóm cũng đã thử nghiệm thành công trong ấp trứng và ương lươn bột. Hiện đã có hơn 1.000 lươn bột được sản xuất. Với kết quả khả quan này, qui trình cho đẻ lươn đồng sẽ hoàn thành sớm và tiếp theo giai đoạn sắp tới nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu nuôi thâm canh lươn từ con giống sinh sản nhân tạo...

Song song đó, TS Bùi Minh Tâm, thành viên nhóm nghiên cứu phát triển kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá đồng của Khoa Thủy sản, cũng vừa công bố đã thành công trong nuôi vỗ thành thục và kích thích cá lóc bông trong ao và trong bể.

Theo TS Tâm, khó khăn trong kích thích sinh sản cá lóc bông là cá đực và cái khó phân biệt và thường thành thục không cùng lúc, vì thế rất khó xác định thời gian tiêm kích dục tố phù hợp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nhóm đã bước đầu xác định được thời gian, liều lượng cũng như loại kích dục tố phù hợp để tiêm cho cá. Hơn 2 tháng qua, nhóm đã cho đẻ được hơn 35 cặp cá (20 trong bồn composite và 15 trong lô đất) và thu được hơn 20.000 cá bột.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu dinh dưỡng thủy sản của Khoa Thủy sản cũng đã phát triển được qui trình ương cá lóc bông từ bột lên giống với tỷ lệ sống cao bằng thức ăn chế biến. Từ những thành công nay, qui trình sản xuất giống cá lóc bông sẽ được hoàn chỉnh và chuyển giao sớm cho người sản xuất để chủ động con giống đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm.

Đối với cá leo, vừa qua nhờ sự tài trợ kinh phí Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Khuyến ngư và giống Thủy sản tỉnh An Giang thực hiện nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo giống cá này.

Sinh sản nhân tạo thành công cá lóc bông. (Ảnh: Thiện Khiêm)
Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu thực tế, cá leo bố mẹ hoàn toàn có khả năng thành thục sinh dục trong điều kiện nuôi vỗ trong ao với chế độ dinh dưỡng thích hợp. Qua kích thích cá sinh sản nhân tạo bằng kích dục tố cá rụng trứng tốt, tỷ lệ trứng thụ tinh đạt dao động từ 32–61% và tỷ lệ nở đạt dao động từ 63–82%.

Hiện thời, Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản tiếp tục thử nghiệm các giải pháp nâng cao tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và ương cá bột để sớm hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá leo và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ĐBSCL.

Nguồn cá tự nhiên ở ĐBSCL đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng do việc khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường nước. Ngay với giống cá tra trên sông Mekong trước đây, giống cá tự nhiên cũng đã hiếm dần từ nhiều năm nay. Do đó, những công trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công mang nhiều ý nghĩa trong việc phục hồi nguồn giống thủy sản nước ngọt, nhất là các giống cá đặc sản ở vùng ĐBSCL, hỗ trợ ngành thủy sản phát triển bền vững.

T.K-HĐ
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=16613

Saturday, July 21, 2007

Công nghệ "siêu GB" sẽ tống tiễn dây dẫn

Công nghệ "siêu GB" sẽ tống tiễn dây dẫn - 21/7/2007 10h:16

Những búi dây dẫn lằng nhằng đằng sau máy tính, thậm chí là xung quanh máy chủ tại các trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp sẽ sớm trở thành dĩ vãng, nhờ vào một công nghệ mới, cho phép kết nối không dây với tốc độ cực nhanh.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Thiết kế điện tử Georgia (GEDC) thuộc Viện Công nghệ Georgia đang nghiên cứu cách ứng dụng radio tần số siêu cao để đạt đến độ rộng băng thông và tốc độ truyền dữ liệu "chưa từng có" trước đây.

Dải tần siêu cao

Những tần số này dao động xung quanh khoảng 60GHz - vốn là vùng dải tần chưa cấp phép (tức là bất cứ ai tại Mỹ) cũng có thể sử dụng tự do.

Giải pháp tiếp cận mang tên "Không dây siêu GB" này có thể "đẻ" ra cả một bầy đoàn thê tử các ứng dụng mạng cá nhân trong vòng 3 năm tới, bao gồm cả kết nối dữ liệu không dây và multimedia gia đình thế hệ mới, cho phép truyền cả một đĩa DVD chỉ sau vài giây.

Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia đã đạt đến tốc độ truyền dữ liệu không giây là 15Gb/giây trong khoảng cách 1 mét. Tốc độ này giảm dần khi khoảng cách được nới ra xa hơn, lần lượt là 10 Gb/giây đối với 2 mét và 5Gb/giây đối với 5 mét.

"Mục tiêu của chúng tôi là mở rộng tối đa đường truyền dữ liệu, để một loạt ứng dụng không dây dành cho gia đình và văn phòng đều qua lọt", Giáo sư Joy Laskar của GEDC cho biết. Hai mũi nhọn mà công nghệ không dây siêu GB sẽ xoáy sâu là dữ liệu và video.

Cũng theo Giáo sư Laskar thì kết nối dữ liệu P2P, tốc độ cực cao sẽ có thể phát triển xong trong vòng chưa đầy 2 năm nữa.

Bước nhảy vọt về truyền dữ liệu

Khi ấy, các thiết bị như ổ cứng ngoài, laptop, máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động và kios bán hàng điện tử sẽ có thể truyền đi một khối lượng dữ liệu khổng lồ chỉ trong vài giây.

Tương tự, các trung tâm dữ liệu sẽ có thể cài đặt máy chủ mà không nhìn thấy bóng dáng của bất cứ búi dây dẫn nào.

"Nghiên cứu của chúng tôi, nếu thành công, sẽ là một bước nhảy vọt về đường truyền dữ liệu", ông Laskar nói. "Với tốc độ 10Gb/giây, bạn sẽ có thể download nguyên một đĩa DVD về điện thoại trong 5 giây. Hoặc với thời gian ấy, bạn sẽ có thể đồng bộ hóa hai chiếc laptop hoặc 2 máy nghe nhạc iPod".

Ngoài ra, người dùng còn có thể kết nối không dây bất cứ thiết bị nào mà không cần tới Firewire hay USB.

Video phân giải cao không dây cũng là một ứng dụng rất quan trọng của "siêu GB". Bạn sẽ có thể truyền phim DVD từ đầu đĩa bên cạnh (một cách không dây) sang màn hình TV ở khoảng cách 5-10 met và thưởng thức bộ phim một cách trọn vẹn.

Thách thức lớn nhất lúc này, theo các chuyên gia, là làm sao nâng cao tốc độ truyền dữ liệu hơn nữa, đồng thời cắt giảm mức độ tiêu thụ điện năng. Mục tiêu của GEDC là nâng tốc độ truyền dữ liệu lên gấp đôi vào năm tới.

Trọng Cầm
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=2&Cat_Sub_ID=7&news_id=16362

Tuesday, July 17, 2007

Khám phá bằng chứng có nước bên ngoài Thái Dương Hệ



Khám phá bằng chứng có nước bên ngoài Thái Dương Hệ

12/07/2007


Artist's rendition of solar system
Thái Dương Hệ
Các nhà thiên văn học cho hay, họ đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn đầu tiên là có nước ở bên ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta.

Các khoa học gia nói rằng, họ đã tìm thấy bằng chứng về hơi nước trong khí quyển của một hành tinh khổng lồ (được gọi là HD 18933b) cách trái đất 60 ngàn năm ánh sáng.

Một trong những tác giả của phúc trình này, ông Giovana Tinetti, một viên chức thuộc Cơ Quan Không Gian Âu Châu, nói rằng, các khoa học gia đã rất kinh ngạc khi xác định được những dấu hiệu rõ ràng của nước trên một hành tinh cách xa nhiều ngàn tỷ kilomet này.

Những phát hiện vừa kể được đăng trong tạp chí “Nature” số ra ngày hôm nay.

Các nhà thiên văn học này nói rằng, hành tinh vừa kể chắc chắn không phù hợp với sự sống như ta đã biết. Thiên thể này nằm trong một loại các hành tinh ở bên ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta được biết tới với danh hiệu “Jupiter nóng” và có một khí quyển nóng tới trên 700 độ C.

http://www.voanews.com/vietnamese/2007-07-12-voa32.cfm

Friday, July 6, 2007

Nhật phát triển bàn tay khớp nhân tạo



Nhật phát triển bàn tay khớp nhân tạo - 28/6/2007 9h:3

Công ty chế tạo robot Squse tại Kyoto (Nhật Bản) vừa giới thiệu một nguyên mẫu bàn tay nhân tạo có khả năng cầm nắm các đồ vật một cách khéo léo nhờ những “cơ” hoạt động bằng khí nén.

(Ảnh: HTV)Bàn tay robot giống hệt bàn tay người thật với 5 ngón tay và một làn da tổng hợp. Các khớp hoạt động không phải nhờ những động cơ bé xíu mà nhờ một hệ thống duy nhất được tạo từ những “cơ” chứa khí nén. Công nghệ này chủ yếu làm cho robot trở nên khéo léo, ít nặng nề và ồn ào hơn hơn robot hiện nay.

“Mục tiêu của chúng tôi là tạo những robot có khả năng thực hiện những công việc khó khăn như bàn tay của người”, tổng giám đốc Squse Mikio Shimizu giải thích.

Nguyên mẫu bàn tay có khả năng cầm một mảnh kim loại mỏng mà không làm rơi hoặc cầm một trái quýt mà không làm nát. Nó cũng có thể cầm một cây bút chì, thậm chí một quả trứng chín mà không làm vỡ.

Công ty Squse dự kiến sẽ gửi 50 mẫu bàn tay đến các viện nghiên cứu và công ty chế tạo robot nhằm tìm ra một ứng dụng thực tiễn trong vòng 5 năm.

T.Đ
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=15914

Tuesday, June 26, 2007

Bãi rác phát điện



Bãi rác phát điện
Trạm phát điện từ rác tại Nhà máy
Điện Gò Cát (TP Hồ Chí Minh).
Ảnh: TBKTVN.

Hơn 17 ha bãi rác Gò Cát (TP HCM) từ khi áp dụng công nghệ và vận hành đã sinh ra hàng triệu KW điện hòa vào mạng lưới quốc gia.

Với công nghệ chôn lấp, ủ kín và thu hồi khí gas này, rác thải sinh hoạt sẽ không còn là chất bỏ đi, là vấn nạn môi trường mà trở thành tiền, có tiềm năng kinh tế.
Phần lớn rác thải vẫn được chôn lấp sơ sài, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các bãi rác đã quá tải bởi lượng rác thải tập kết quá lớn. Đã có nơi cảnh báo nguy cơ hết quỹ đất cho chôn lấp rác.

Mỗi ngày, bãi rác Gò Cát tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác sinh hoạt của TP HCM. Toàn bộ bãi rác rộng 17,5 ha được chia làm 5 ô, mỗi ô sâu hơn 7m, có lót vật liệu chống thấm HDPE với độ bền hơn 50 năm và không ảnh hưởng tới môi trường.

Khi hố rác đã cao khoảng 2-3 mét, các ô được phủ kín bằng tấm chống thấm HDPE được hàn nối với các tấm lót đáy, phía trên bãi rác sẽ được đổ đất để trồng cỏ hoặc cây xanh. Rác được ủ trong các ô bao kín này sẽ lên men, phân huỷ và sinh ra khí gas.

Khí gas được thu gom bằng hệ thống các giếng thu đứng và dẫn về trạm thu gas, rồi qua công đoạn tách nước. Gas sạch thu được sẽ được dẫn đến máy chiết xuất và máy thổi khí nén trước khi được bơm vào hệ thống động cơ nổ để chạy máy phát điện.

Với tổng công suất điện thu được là hơn 2.430 kW/h, dự kiến mỗi năm, bãi rác Gò Cát sẽ thu lợi khoảng 13 tỷ đồng từ điện rác thải.

Theo Ban quản lý, sắp tới công trường xử lý Gò Cát sẽ ngừng tiếp nhận rác bởi bãi chôn lấp đã được sử dụng hết công suất. Tuy nhiên, bộ phận làm gas điện vẫn hoạt động bình thường trong khoảng 10 năm nữa.

Dự kiến, khi rác phân hủy hoàn toàn sẽ được dùng để chế biến phân bón. Rác thải sinh hoạt của thành phố sẽ được đưa sang bãi rác Phước Hiệp (Củ Chi) có diện tích 660 ha. Ở đây, rác cũng sẽ được chôn lấp để thu gas điện như ở Gò Cát.

Hiệu quả cao hơn nếu rác được phân loại tại nguồn

Anh Bùi Trung Việt - cán bộ Trạm gas điện và xử lý nước Gò Cát cho biết, do thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ nên phát sinh nhiều khí gas. Tuy nhiên, lượng gas sẽ cao hơn nếu rác được phân loại tại nguồn. Việc này không chỉ giúp giảm diện tích đất dành cho chôn lấp mà còn tăng hiệu quả trong quá trình tái chế làm phân bón.

(Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/06/3B9F779E/

Monday, June 25, 2007

Sắp có taxi chạy bằng khí gas



Sắp có taxi chạy bằng khí gas

TP - Môi trường ở các đô thị lớn ngày càng ô nhiễm trầm trọng do một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là khói thải của động cơ ô tô sử dụng xăng, dầu.

Ảnh minh họa từ internet
Việc sử dụng nhiên liệu khí thay thế dần cho xăng dầu để giảm ô nhiễm môi trường đang trở nên ngày càng bức thiết. Những chiếc taxi đầu tiên sử dụng nhiên liệu khí sẽ xuất hiện tại TPHCM vào đầu năm 2008.

Theo một số nghiên cứu, lượng khí thải do các phương tiện giao thông thải ra tại các đô thị chiếm tỷ trọng 60-80% lượng khí ô nhiễm thải ra không khí.

Trong khói thải của động cơ ô tô sử dụng xăng, dầu có các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như CO, NOx, HC, SOx, và bụi. Một số nghiên cứu từng cho thấy, nồng độ CO, SOx tại TPHCM và Hà Nội vượt mức cho phép từ 6 – 10 lần.

So với xăng dầu diesel, trong nhiên liệu khí không có benzen, hàm lượng lưu huỳnh rất nhỏ (khoảng 6,8 phần triệu đơn vị). Việc sử dụng nhiên liệu khí thay thế dần cho xăng dầu là biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Hiện trên thế giới có hơn 15 triệu xe chạy bằng nhiên liệu khí. Đến những năm 70 thập kỷ trước, nhiên liệu khí được sử dụng rộng rãi cho phương tiện vận tải ở Liên Xô, các nước châu Âu, Mỹ, Canada do tác động của cuộc khủng hoảng nhiên liệu.

Từ thập kỷ 90 đến nay, các nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản... và đặc biệt Trung Quốc đã phát triển rất nhanh NGV.

Riêng tại Quảng Châu (Trung Quốc) hiện nhiên liệu khí đang chiếm 80-90% trên các phương tiện vận chuyển bằng nhiên liệu sạch thay thế xăng dầu.

Thái Lan xem việc sử dụng nhiên liệu khí cho phương tiện giao thông là quốc sách và đặt ra mục tiêu đến 2010 sẽ có trên 500.000 xe NGV.
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có hẳn một chủ trương về việc thành lập các Cty taxi chạy nhiên liệu gas. Cty dịch vụ - vận tải dầu khí Cửu Long (CGT) với ngành kinh doanh chính là taxi gas đã ra đời từ chủ trương này.

Theo ông Đỗ Văn Liên – Chủ tịch HĐQT Cty CGT, tất cả các xe taxi của Cty, trước mắt là ở TPHCM, sẽ được sử dụng nhiên liệu gas. Các chuyên gia nhận xét, so với các nước, chúng ta đã quá chậm trễ trong sử dụng nhiên liệu gas cho xe cơ giới.

Việc sử dụng gas cho xe taxi sẽ là tiền lệ tốt để nhiên liệu thân thiện với môi trường này thay thế cho xăng dầu truyền thống ở hầu hết các phương tiện cơ giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngại về độ an toàn của xe chạy gas.

Song, theo một cán bộ thuộc Vụ KH&CN (Bộ Giao thông Vận tải), công nghệ và kỹ thuật của các phương tiện sử dụng nhiên liệu khí đã phát triển, hoàn thiện từ nhiều năm ở các nước tiên tiến.

“Về tổng quát, hệ thống nhiên liệu khí mang tính an toàn cao hơn hệ thống nhiên liệu xăng dầu” – Vị này khẳng định.

Theo đó, hệ thống nhiên liệu khí là hệ thống kín, từ bình chứa nhiên liệu đến quá trình cháy trong động cơ, khác với nhiên liệu truyền thống, hệ thống xăng hay diesel là hệ thống hở, nhiên liệu có thể rò rỉ ra ngoài.

Một điều khiến Chủ tịch HĐQT Cty CGT Đỗ Văn Liên băn khoăn là hiện mới chỉ có CGT kinh doanh taxi gas.

“Nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc sử dụng và phát triển phương tiện vận tải chạy bằng nhiên liệu khí (NGV) mang tính chất riêng lẻ của từng doanh nghiệp là cực kỳ khó khăn.

Một số doanh nghiệp đã suy nghĩ, áp dụng thử nhưng chưa thật thành công và khó mà phát triển rộng rãi. Cần phải xem đây là quốc sách, là trách nhiệm của các cấp trung ương và địa phương” - Ông Liên đề xuất.

Theo ông, cần phải có các chính sách, quy định hỗ trợ về giá cả, thuế, tín dụng, trợ cấp, về các tiêu chuẩn kỹ thuật, về điều kiện xây dựng các trạm nạp...

Tại Hà Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha, thuế đánh vào xe NGV thấp hơn 20% so với xe chạy xăng, dầu diezel; ở Australia, mức thuế này thậm chí thuế bằng 0 đối với NGV.

Mạnh Hùng
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=87886&ChannelID=46

Saturday, June 23, 2007

Đức hỗ trợ Việt Nam sản xuất điện bằng sức gió

Đức hỗ trợ Việt Nam sản xuất điện bằng sức gió - 23/6/2007 9h:7

Ngày 21/6 tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) cùng Bộ Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “Phát triển phong điện có nối lưới ở Việt Nam”.

Đông đảo quan chức, chuyên gia về năng lượng hai nước tham dự hội thảo đều khẳng định Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió, đặc biệt ở các vùng duyên hải từ Móng Cái đến Hà Tiên, nhiều vùng có khả năng để phát điện.

Tuy nhiên, đến nay việc tận dụng năng lượng gió ở Việt Nam còn khá khiêm tốn: Dù đã lập nhiều dự án, nhưng mới triển khai dự án phát triển ở đảo Bạch Long Vĩ. Công ty Cổ phần phong điện Việt Nam ra đời từ năm 2001, nhưng chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn tự có để xây dựng các trạm đo gió, thu thập số liệu gió…

Là cơ quan của Chính phủ Đức, GTZ có kinh nghiệm phát triển năng lượng gió tại hàng chục quốc gia trên khắp thế giới.

Tại Việt Nam, GTZ đang trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và sẽ xem xét hỗ trợ, hợp tác với các cơ quan chức năng Việt Nam để tận dụng tiềm năng về năng lượng gió một cách tốt nhất.


Theo Tiền phong
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=14&Cat_Sub_ID=0&news_id=15825

Wednesday, June 20, 2007

Pin nhiên liệu hydrô



Pin nhiên liệu hydrô - 20/6/2007 8h:56

Hydrô được xem là nhiên liệu thay thế tốt nhất trong các loại nhiên liệu sạch bởi nó chỉ thải ra nước. Trước thực tế đó, Giáo sư Jerry Woodall đã tiến hành pha trộn những hạt nhiên liệu giữa nhôm và gallium.

Giáo sư Jerry Woodall (người ở giữa) và mẩu “nhiên liệu mới” pha trộn giữa nhôm và gallium. (Ảnh: SGGP)
Theo đó, thông thường nhôm sẽ không phản ứng với nước bởi nó luôn hình thành một lớp màng bảo vệ khi tiếp xúc với ôxy. Sự pha trộn thêm gallium sẽ giúp ngăn lớp màng này hình thành, cho phép nhôm phản ứng với ôxy trong nước. Phản ứng sẽ phân tách ôxy và hydrô có trong nước, giải phóng khí hydrô.

Với loại nhiên liệu này, trong động cơ, các sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy chỉ là nước, không hề có chất độc hại nào khác được thải ra. Phế thải của quá trình còn cho ra ôxít của nhôm và gallium – hai sản phẩm có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí và giảm giá thành hệ thống.

Phương pháp này có thể áp dụng cho động cơ chạy bằng pin nhiên liệu hydrô hoặc những động cơ nhỏ hơn để thay thế cho khí gaz. Với mức giá bình quân chỉ vào khoảng 3 USD cho một gallon. Hiện Công ty AlGalCo LLC tại bang Indiana cũng đã nhận được giấy phép của Chính phủ Mỹ độc quyền thương mại hóa quá trình này, kể từ nửa cuối năm 2007.

NHƯ QUỲNH
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=15759

Tuesday, June 19, 2007

Công ty Điện lực Nhật Bản dự định xây nhà máy phát điện tại Bà Rịa-Vũng Tàu

Công ty Điện lực Nhật Bản dự định xây nhà máy phát điện tại Bà Rịa-Vũng Tàu

18/06/2007


Công ty Điện lực Nhật Bản dự trù xây dựng tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu một nhà máy phát điện chạy bằng than với tổng kinh phí 2,4 tỉ đô la để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam.

Bản tin hôm thứ hai của hãng thông tấn Reuters trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng đại công ty J-Power đã nộp hồ sơ cho giới hữu trách Việt Nam để xây dựng nhà máy có công suất 2,400 megawatt ở huyện Tân Thành.

Các giới chức của J-Power cho biết họ sẽ áp dụng công nghệ hiện đại và chú trọng đến tác động với môi trường. Họ cho biết thêm rằng: toàn bộ nguồn than dùng cho nhà máy này sẽ được nhập khẩu từ Indonesia và Australia.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi tập trung các hoạt động của công nghiệp dầu khí Việt Nam, và đã có một số các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và khí đốt hóa lỏng.

Tuần trước, Bộ Công nghiệp Việt Nam cho biết hơn 30 nhà máy phát điện đã được xây dựng trong những năm vừa qua và Việt Nam dự trù xây dựng thêm hơn 30 nhà máy nữa từ nay đến năm 2020 để thỏa mãn nhu cầu điện dự kiến gia tăng với tỉ lệ từ 17 đến 18% mỗi năm.

http://www.voanews.com/vietnamese/2007-06-18-voa12.cfm

Thursday, June 14, 2007

Gạo chứa vaccine chống dịch tả



Gạo chứa vaccine chống dịch tả - 14/6/2007 15h:10

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Hiroshi Kiyono thuộc khoa nghiên cứu miễn dịch, Trường đại học Tokyo đứng đầu, đã công bố việc phát triển một loại gạo có chứa vaccine chữa bệnh dịch tả. Tiến bộ này có thể sẽ giảm bớt khó khăn cho việc phân phối vaccine ở những quốc gia đang phát triển trong thời gian sắp tới.

Gạo là loại thực vật mới nhất được nghiên cứu cho việc mang vaccine. Đây là một phát kiến quan trọng ở những quốc gia còn yếu kém về mặt y khoa do thiếu kỹ thuật đông lạnh phục vụ cho việc lưu trữ vaccine lâu dài.

Phương pháp này có thể tạo ra những phản ứng miễn nhiễm không chỉ trên toàn cơ thể mà còn ở những bộ phận khác như mũi, miệng và bộ phận sinh dục.

Các loại vaccine tiêm thông thường không tạo được phản ứng miễn nhiễm ở những nơi có màng nhầy trong cơ thể. Do vậy loại vaccine mới này sẽ có tác dụng tốt trong việc chống lại tác nhân gây nhiễm thông thường qua màng nhầy, ví dụ virus dịch tả, E. coli, virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người, virus cúm và SARS.

David W. Pascual, một nhà sinh học phân tử ở Đại học Montana, cho biết các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã có thể tạo ra phản ứng miễn nhiễm ở chuột, đồng thời tránh phản ứng dị ứng với chính loại gạo này.

Ngoài ra, loại gạo chuyển hoá gen này có thể được trữ ở nhiệt độ thông thường mà không gặp nguy cơ nhiễm khuẩn.

Mặc dù thế, việc sử dụng loại gạo được biến đổi để tạo nên phản ứng vaccine không có nghĩa rằng đây là loại vaccine ăn được. Các nhà khoa học không muốn công chúng nghĩ rằng ăn gạo này sẽ được chủng ngừa.

Thay vào đó, vaccine này sẽ được cung cấp dưới dạng viên nhộng hoặc viên nén có chứa bột gạo và được xem là thuốc chứ không phải thực phẩm.

Sau thành công trên loài chuột, người ta cho rằng cần phải có những cuộc nghiên cứu căn bản khác nữa và hy vọng sẽ kiểm nghiệm vaccine này trên loài linh trưởng trong thời gian sắp tới.

Huyền Trinh
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=6&Cat_Sub_ID=5&news_id=15648

Monday, June 11, 2007

Bill Gates Đã Lấy Bằng Tốt Nghiệp



Bill Gates Đã Lấy Bằng Tốt Nghiệp
[08/06/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Diễn Đàn Hoa Tự Do
08.06.2007

Hôm 7/6, Chủ tịch Microsoft Bill Gates đã quay lại Đại học Harvard để phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các sinh viên tại đây và nhận bằng danh dự của trường đại học này. 33 năm trước đây, Bill Gates cũng là một sinh viên tại Đại học Harvard nhưng ông đã bỏ dở việc học tại đây để đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft.

Mở đầu bài phát biểu của mình tại buổi lễ, Bill Gates nói: “Tôi đã đợi hơn 30 năm nay để nói điều này: ‘Bố, con luôn nói là con sẽ quay lại và lấy bằng tốt nghiệp đại học.’” Trong số những người có mặt tại buổi lễ cũng có cha ông, người cũng có tên là Bill Gates.

Đại học Harvard đã trao cho Bill Gates tấm bằng Tiến sỹ Luật danh dự. Bill Gates cũng đã nhận được rất nhiều bằng tiến sỹ danh dự của các trường đại học trên khắp nơi thế giới, lần gần đây nhất là của Đại học Tsinghua của Trung Quốc vào tháng 4 vừa qua.

Viện trưởng Đại học Harvard Steven Hyman nói: “Chúng tôi nhận ra rằng thành viên sáng giá nhất của Đại học Harvard niên khóa 1977 vẫn chưa tốt nghiệp và đã đến lúc nên cấp bằng cho ông ấy.”

Khi mới bước chân vào Đại học Harvard 34 năm trước đây, Bill Gates không xác định chắc chắn về con đường học hành của mình nhưng biết chắc niềm đam mê của mình danh cho việc chế tạo phần mềm. Do đó, ông đã thôi học ngay ở giai đoạn đầu để dành toàn bộ thời gian cho lĩnh vực này và cùng với người bạn thời thơ ấu là Paul Allen sáng lập nên Microsoft.

Tập đoàn Microsoft được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 1986 và đến năm 1987, nhờ giá cổ phiếu công ty tăng mạnh, Bill Gates, khi đó mới 31 tuổi, đã trở thành nhà tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới tự gây dựng tài sản của mình.

Tại buổi lễ, Bill Gates kể lại việc ông khuyến khích người bạn thân của ông tại Harvard là Steve Ballmer, hiện là CEO của Microsoft, bỏ học và gia nhập Microsoft khi công ty mới có khoảng 50 nhân viên. Ông nói: “Tôi là một tấm gương xấu. Đó là lý do tại sau mà tôi được mời tới phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các bạn. Nếu tôi nói với các bạn từ khi các bạn mới bắt đầu định hướng cho tương lai, sẽ chẳng có mấy ai trong số các bạn ở đây hôm nay.”

Trước khi đến dự buổi lễ này, Bill Gates đã nói với một người bạn: “Năm tới, tôi sẽ thay đổi công việc và thật tuyệt vì cuối cùng, tôi sắp lấy được bằng tốt nghiệp.” Theo kế hoạch, từ năm 2008, Bill Gates sẽ thôi giữ vai trò quản lý tại Microsoft để tham gia vào các hoạt động từ thiện.

Trong bài phát biểu tại Harvard, ông nói: “Những tiến bộ lớn nhất của loài người không phải là những phát minh mà là cách áp dụng những phát minh đó vào việc giảm tình trạng bất bình đẳng. Tôi muốn làm cho mọi người yêu thích phần mềm nhưng tại sao chúng ta không làm cho mọi người yêu thích công việc cứu giúp người khác?”

Vào năm 2000, Bill Gates và vợ ông Melinda đã sáng lập quỹ nhân đạo có tên Bill và Melinda Gates để hỗ trợ các dự án cải thiện y tế, giảm nghèo và mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ cho người dân ở các nước nghèo. Mới đây, tỷ phú Warren Buffet, người giàu thứ hai thế giới đã cam kết đóng góp 30,7 tỷ USD cho quỹ này, giúp tăng số tiền của quỹ lên gần gấp đôi.

http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6481

Sunday, June 10, 2007

Xe Toyota loại Hybrid đã bán trên 1 triệu chiếc, một thành công đáng nễ

Xe Toyota loại Hybrid đã bán trên 1 triệu chiếc, một thành công đáng nễ
Jun 10, 2007

Cali Today News - Một thập niên sau khi chiếc xe Prius đầu tiên được bán ra, doanh số bán xe Hybrid của Toyota đã vượt quá 1 triệu chiếc, khiến công ty này đang dẫn đầu kỹ thuật “xanh hóa” ngành chế tạo ô tô trên thế giới.

Vào cuối tháng 5 năm nay tổng số xe hơi loại hybrid của Toyota bán ra trên thế giới là 1.047 triệu chiếc, trong đó có 345,000 chiếc bán ra ở Nhật và 702,000 chiếc bán ra ở các xứ khác.

Công ty Toyota thứ năm 7/6 còn cho hay nếu trong năm 1998 chỉ có 18,000 chiếc được bán ra thì trong năm 2006 có tới 312,500 chiếc được bán ra.

Hiện nhu cầu về loại xe hybrid, vốn là loại xe có động cơ vừa dùng xăng, vừa dùng điện, tăng rất mạnh. Hai lý do chính là giá xăng tăng quá cao và mối lo về môi trường đã ảnh hưởng lại hiện tượng nóng ấm toàn cầu.

Detroit đã phải công nhân là Toyota đúng và các công ty Mỹ cũng sản xuất nhiều loại xe hybrid, nhưng ông Tsuyoshi Mochimanu, một nhà phân tích về thị trường xe hơi, nói: “Toyota vẫn dẫn đầu rõ ràng về dòng xe hybrid.”

Hiệu xe Prius là hiệu xe đứng đầu, từ năm 1997 đến nay đã bán được 757,600 chiếc . Năm 2006, hiệu xe Prius đã chiếm tới 40% thị phần toàn thể xe hybrid bán ra trên thị trường Hoa Kỳ. Ưu điểm của Prius là chạy tới 55 miles cho mỗi gallon.

Lê Lộc theo AP
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=05977cf1663abc86cc4ced8163a8e9e6

Friday, June 8, 2007

Malaixia đầu tư 1,6 tỷ USD xây nhà máy điện tại VN

Malaixia đầu tư 1,6 tỷ USD xây nhà máy điện tại VN
19:45' 08/06/2007 (GMT+7)

8/6, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ngài Abdul Hamid Pawanteh, Chủ tịch Thượng viện Malaixia.

Chủ tịch thượng viên Malaixia Abdul Hamid Pawanteh khẳng định sẽ chọn những lĩnh vực mà Malaixia có thế mạnh để đầu tư tại Việt Nam. Trong đó riêng đầu tư phát triển nguồn điện Malaixia có khả năng đầu tư xây dựng một nhà máy điện tại Việt Nam với số vốn khoảng 1,6 tỷ USD.

Thủ tướng mong muốn hai bên thúc đẩy hơn nữa thương mại - đầu tư giữa hai nước và hoan nghênh các doanh nghiệp Malaixia đầu tư theo hình thức BOT vào các nhà máy phát điện của Việt Nam.

Riêng về dự án xây dựng nhà máy điện, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Malaixia làm việc cụ thể với Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam

(Theo TTXVN)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/doingoai/2007/06/704188/

MIT thực nghiệm thành công việc truyền điện không cần dây

MIT thực nghiệm thành công việc truyền điện không cần dây
Thursday, June 07, 2007

CHICAGO, Illinois (AFP) - Hôm Thứ Năm, 7 Tháng Sáu, các nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT) cho biết họ đã phát triển một kỹ thuật chuyển tải năng lượng không dây, có thể bảo đảm các dụng cụ vô tuyến luôn luôn được nạp điện và sẵn sàng di chuyển.

Toán nghiên cứu tại MIT, một trong số những “phòng thí nghiệm” khoa bảng hàng đầu của Hoa Kỳ về các phát minh mới, đã thực nghiệm kỹ thuật đang manh nha và chứng tỏ rằng nó có thể cung cấp điện cho một bóng đèn 60 watts từ một nguồn điện cách xa hai mét (7 feet).

Vậy là quá đủ để cung cấp điện cho một máy điện toán xách tay trung bình, theo Marin Soljacic, một giáo sư vật lý tại MIT, ở Cambridge, Massachusetts, người đã nghiên cứu dự án này từ vài năm nay.

Ý niệm đứng sau kỹ thuật này tương đối giản dị và căn cứ trên nguyên tắc rằng hai vật cộng hưởng trên cùng tần số cộng hưởng có thể trao đổi năng lượng một cách hiệu quả.

Trong thực nghiệm này, toán MIT đã sử dụng các máy cộng hưởng điện từ dưới hình thức những cuộn dây đồng, dao động ở một tần số nào đó, trao đổi năng lượng bên trong một điện từ trường thích hợp. Một trong các cuộn dây được nối với một nguồn điện. Cuộn dây kia đóng vai một máy thu.

Các nhà nghiên cứu, sau khi chứng minh rằng kỹ thuật được gọi là “WiTricity” quả thật hoạt động hữu hiệu, dự tính sẽ cải tiến kỹ thuật để làm cho nó hữu hiệu hơn, mặc dù khoảng cách mà dòng điện vô tuyến có thể được chuyển tải có thể sẽ không vượt qua giới hạn một căn phòng hoặc sàn một nhà máy.

Tuy nhiên, họ tin tưởng rằng họ có thể cải tiến hệ thống và giúp người tiêu thụ có thể vứt bỏ những sợi dây điện và ngay cả những bình điện cho các máy điện toán xách tay hoặc điện thoại lưu động nếu chúng được sử dụng trong cùng một căn phòng với nguồn điện. (n.n.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60818&z=75

Thursday, June 7, 2007

30 Nước Á Châu Hội Nghị Bàn Hợp Tác Đa Phương

30 Nước Á Châu Hội Nghị Bàn Hợp Tác Đa Phương Việt Báo Thứ Tư, 6/6/2007, 12:02:00 AM

SEOUL - Hôm Thứ Ba, thủ đô Seoul mở hội nghị thứ 6 của Đối Thoại Hợp Tác Á Châu của Các Ngoại Trưởng (viết tắt ACD), quy tụ 30 Ngoại Trưởng và trưởng phái đoàn - cuộc họp tại khách sạn Shilla sẽ thảo luận các đề tài từ an ninh khu vực đến trao đổi kỹ thuật tin học.

Trong diễn văn khai mạc, Ngoại Trưởng Song Min-soon tuyên bố "dưới chủ đề Phát Triển Hợp Tac Tin Học, hội nghị ACD năm nay chấp thuận bản tuyên cáo Seoul IT như là cột mốc cho nỗ lực giải quyết tình trạng chênh lệch về kỹ thuật tin học tại châu Á hiện nay, cũng là tiêu hướng hợp thời. Ngoài ra, Thủ Tướng Han Duck-soo cũng đã nhấn mạnh đến tiềm năng của châu Á và tầm quan trọng của hợp tác đa phương.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=3&nid=108943

Wednesday, June 6, 2007

Việt Nam khai thác dầu khí ở Cuba

Việt Nam khai thác dầu khí ở Cuba
Tuesday, June 05, 2007

HAVANA, Cuba (NV) - Hai hãng dầu khí quốc doanh của Cuba và Việt Nam hôm Thứ Sáu tuần qua thỏa thuận lập ra một công ty liên doanh để thăm dò và khai thác dầu khí, cả ở trên đất liền của Cuba lẫn trong vùng vịnh Mexico.

Một trong hàng loạt những thỏa thuận được ký kết nhân chuyến đi Cuba của Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Việt Nam Nông Ðức Mạnh, công ty Petrovietnam ký hợp đồng với công ty CUPET của Cuba để khai thác 4 block trong hải phận nước này. Ðây là nơi đã xác nhận là có dầu, nhưng với số lượng chưa chắc đủ để khai thác thương mại.

Petrovietnam cũng ký hợp đồng thăm dò trong 3 block trên đất liền của Cuba.

Việt Nam trở thành quốc gia thứ bảy tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển Cuba, sau các công ty của Tây Ban Nha, Ấn Ðộ, Na Uy, Venezuela, Canada và Malaysia.

Trên bờ, Việt Nam trở thành quốc gia thứ ba, sau Trung Quốc và Canada.

Hợp đồng dầu hỏa với Việt Nam nằm trong dự án của chính quyền Cuba nhằm gia tăng mức độ khai thác dầu hỏa. Vào Tháng Ba, Bộ Trưởng Kỹ Nghệ Yadira García tuyên bố, “Kế hoạch khai thác trên đất liền cũng như sâu dưới biển vịnh Mexico sẽ thực hiện mạnh hơn, và số giếng khoan sẽ gia tăng một cách có hệ thống.”

Theo ước lượng của cơ quan dò xét địa chấn Hoa Kỳ U.S. Geological Survey, vùng biển Bắc Cuba có thể chứa 4.6 tỷ thùng dầu, với mức tối đa có thể lên tới 9.3 tỷ thùng, và gần 1 ngàn tỷ cubic feet khí đốt.

Luật cấm vận của Hoa Kỳ cấm các công ty nước này không được tham gia khai thác dầu khí tại Cuba.

Hiện nay Cuba sản xuất mỗi ngày 60,000 thùng dầu thô chất lượng thấp, và được Venezuela viện trợ bằng cách cho nhập 92,000 thùng dầu mỗi ngày với giá rẻ. (H.N.V.)v
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60742&z=2

Saturday, June 2, 2007

Hệ thống Mạng nối liền Đông Nam Á và Hoa kỳ

Hệ thống Mạng nối liền Đông Nam Á và Hoa kỳ

Bích Vân 10/05/2007
Hai công ty khổng lồ chuyên cung cấp dịch vụ mạng Internet vừa thông báo sẽ hợp tác cùng nhau để mở rộng hệ thống truyền thông cable ngầm xuyên đại dương nối liền các quốc gia Đông Nam Á và Hoa kỳ. Hợp đồng trị giá 500 triệu mỹ kim vừa được ký kết giữa NEC Corporation (NASDAQ: NIPNY) và Alcatel-Lucent (Euronext Paris và NYSE: ALU) hôm 27 tháng Tư vừa qua với sự tham dự của 10 thành phần gồm chính phủ Brunei, AT&T (USA), Bharti (Ấn-Độ), CAT (Thái-Lan), PLDT (Phi-luật-tân), PT Telkom (Nam-Dương), Telekom Malaysia (Mã-Lai), Telstra (Úc), StarHub (Singapore) và VNPT (Việt-Nam). Như thế, Asia America Gateway (AAG) sẽ là hệ thống cable đầu tiên loại Térabit, dài 20.000 cây số dưới đáy biển (gần nửa vòng xích đạo) để nối Mạng trực tiếp giữa các quốc gia Đông Nam Á với đảo Guam, Hạ-uy-di và vùng duyên hải phiá Tây Hoa kỳ.
Alcatẹ Lucent và NEC cho biết sẽ đảm nhận tất cả từ sản xuất, công trình lắp đặt cho đến việc xử dụng và nối Mạng, và dự án này sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2008.
http://www.khoahoc.net/vitinh.htm

NASA dùng carbon nano tube của VN làm vỏ phi thuyền



NASA dùng carbon nano tube của VN làm vỏ phi thuyền - 31/5/2007 7h:29

Tin vui cho ngành công nghệ cao VN: Trung tâm Nghiên cứu thuộc Cơ quan Không gian Mỹ - NASA - đặt tại thung lũng Silicon ở California (NASA Ames Research Center) và Trung tâm R&D thuộc Khu Công nghệ cao TPHCM ký thỏa thuận hợp tác về việc ứng dụng sản phẩm carbon nano tube do Trung tâm R&D sản xuất vào các lĩnh vực mũi nhọn của NASA.

Carbon nano tube của Trung tâm R&D (chụp qua kính hiển vi điện tử Fe-SEM)
Theo đó, NASA sẽ dùng carbon nano tube của VN để sản xuất đầu đọc của kính hiển vi điện tử có độ phân giải nguyên tử (AFM tips). Đây là ứng dụng đầu tiên của công nghệ nano vào việc sản xuất thiết bị khoa học, mang lại siêu lợi nhuận. Nguyên liệu để làm nên một sản phẩm này trị giá khoảng 10 USD, nhưng khi thành phẩm, một AFM tip được đưa ra thị trường có giá bán khoảng 600 USD.

Bên cạnh đó, NASA đã quyết định hợp tác để triển khai công nghệ phức chất nano (nano composite) của VN vào việc sản xuất vỏ phi thuyền vũ trụ. NASA đã chọn sản phẩm carbon nano tube của VN sản xuất nhờ các tính năng đồng đều, không nhiễm bẩn, giá trị ứng dụng cao và đặc biệt là giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm của Nhật Bản, Trung Quốc... Carbon nano tube được coi là vật liệu trung tâm của thế kỷ, được bán trên thị trường thế giới với giá từ 100.000 USD - 800.000 USD/kg, được Trung tâm R&D sản xuất thành công với số lượng lớn hoàn toàn bằng nguyên liệu và công nghệ trong nước.

NASA cũng đề nghị hợp tác với Trung tâm R&D trong việc thường xuyên trao đổi, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ nano. Thời gian tới, phía Mỹ sẽ tiến hành việc cấp vốn, nhân lực, thiết bị để cùng Trung tâm R&D lập kế hoạch sản xuất, cho ra đời khoảng 3 tấn nano carbon tube vào cuối năm 2008, phục vụ mục đích chế tạo các sản phẩm của NASA. Theo TS Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc Trung tâm R&D, đây là một trong những thỏa thuận hợp tác khoa học có ý nghĩa, nâng tầm ngành công nghệ cao VN khi được một cường quốc về lĩnh vực này đánh giá cao, hợp tác, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

TS Nguyễn Chánh Khê (trái), Giám đốc Trung tâm R&D và ông Cattien, chuyên viên nghiên cứu khoa học cấp cao của NASA Ames Research Center, tại Hội thảo Nanotech 2007 vừa tổ chức tại Santa Clara Convention Center (Mỹ)

Thùy Vinh
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=14&Cat_Sub_ID=0&news_id=15344

Friday, June 1, 2007

Tìm thấy chất giúp tăng cường trí nhớ



Tìm thấy chất giúp tăng cường trí nhớ - 31/5/2007 16h:56

Epicatechin - hóa chất có trong chocolate, trà, nho và cây việt quất có thể giúp tăng cường trí nhớ, đó là thông báo của các nhà nghiên cứu Viện Salk (California, Mỹ đăng trên tạp chí Neuroscience).

Epicatechin được tìm thấy trong nho (Ảnh: BBC)
Theo đó, epicatechin giúp cải thiện sự lưu thông của máu ở não, đặc biệt khi kết hợp với tập thể dục thường xuyên.

Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã chia chuột thí nghiệm thành hai nhóm: nhóm được nuôi với chế độ ăn đặc biệt có bổ sung epicatechin và nhóm được nuôi với chế độ ăn thông thường, sau đó cho ½ ở mỗi nhóm “tập thể dục” bằng cách chạy trên một bánh xe 2 giờ mỗi ngày. Một tháng sau, chúng được huấn luyện để tìm một bậc thềm ẩn trong hồ nước.

Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện những chú chuột có tập thể dục và ăn chế độ ăn với epicatechin nhớ được vị trí của bậc thềm lâu hơn những con còn lại. Những con ăn epicatechin nhưng không tập thể dục cũng có trí nhớ tốt hơn nhóm không ăn epicatechin song kém hơn so với nhóm ăn epicatechin và tập thể dục.

Thời gian tới, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu tác dụng của epicatechin đối với trí nhớ của các động vật “có tuổi” và sau đó là ở con người.

T.VY

Theo BBC, Tuổi trẻ
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=6&Cat_Sub_ID=5&news_id=15351

MSI tích hợp sẵn chức năng Skype vào bo mạch



MSI tích hợp sẵn chức năng Skype vào bo mạch - 1/6/2007 17h:35

Hãng sản xuất bo mạch MSI vừa cho biết đã hợp tác với Skype để tích hợp sẵn các chức năng Skype vào bo mạch Intel P35 (tên mã "Bearlake") mới của hãng này.

Các chức năng mới cho phép thực hiện đồng thời các cuộc gọi thoại truyền thống và thoại Internet (Skype) trên cùng một bo mạch.

Cụ thể, bo mạch MSI P35 Platinum đã tích hợp sẵn module card SkyTel cùng với bộ codec âm thanh ALC880T HD của Realtek cho phép các loại điện thoại chuẩn có thể kết nối với PC.

Khả năng trên sẽ cho phép thực hiện cả cuộc gọi Skype và các cuộc gọi điện thoại truyền thống. Việc thực hiện đàm thoại trên điện thoại truyền thống vẫn có thể thực hiện được ngay cả khi máy tính đang trong trạng thái tắt.

Theo Digitimes, VnMedia
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=2&Cat_Sub_ID=7&news_id=15386

Wednesday, May 30, 2007

20 dịch vụ e-mail dùng một lần được ưa thích nhất

20 dịch vụ e-mail dùng một lần được ưa thích nhất
Ảnh: MailExpire.
Ảnh: MailExpire.

Những hòm thư này hoạt động không cần đăng ký, nhằm phục vụ những ai không muốn sử dụng địa chỉ thật của họ để gửi e-mail, nhưng lại ngại lập một tài khoản mới.

Hơn nữa, Internet hiện được coi là "thiên đường" của spam. Do đó, e-mail tự hủy sẽ bảo vệ người dùng khỏi thư rác và nạn lừa đảo trực tuyến, vốn gây thiệt hại không nhỏ về tài chính.

1. Mailinator: Đây là một trong những dịch vụ e-mail "dùng một lần" uy tín nhất trên Internet. Người sử dụng có thể nhập địa chỉ của họ là abc@mailinator.com mà không mất thời gian đăng ký.

2. MyTrashMail: Cũng là một dịch vụ được đánh giá cao với mẫu địa chỉ là abc@trashymail.com.

3. MailExpire: Nổi bật trong các dịch vụ e-mail tạm thời với những hòm thư có hiệu lực từ 12 giờ đến 3 tháng.

4. TemporaryInbox: Dễ dùng và cho phép lựa chọn nhiều mẫu địa chỉ e-mail khác nhau.

5. MailEater: Cũng hỗ trợ tạo địa chỉ dạng abc@MailEater.com.

6. Jetable: Người sử dụng không chỉ được phép chọn thời hạn tồn tại của e-mail mà còn có thể gửi đính kèm (forward) những e-mail trong hòm thư tạm thời sang địa chỉ thực.

7. SpamBox: Cung cấp mẫu địa chỉ người gửi dạng abc@spambox.us.

8. GuerillaMail: Khởi tạo e-mail mất hiệu lực ngay sau 15 phút.

9. SpamHole: Cung cấp hòm thư tồn tại trong 2 giờ. Mẫu địa chỉ người gửi: abc@spamhole.com.

10. 10MinuteMail: Hòm thư hoạt động trong 10 phút.

11. DontReg: Giải pháp "dùng một lần" nhanh chóng và bảo mật.

12. TempoMail: Đây là dịch vụ e-mail tạm thời mới ra đời gần đây.

13. TempEmail: Cung cấp hòm thư ẩn danh và bảo mật.

14. PookMail: Dịch vụ e-mail đa ngôn ngữ với mẫu địa chỉ abc@pookmail.com.

15. SpamFree24: Dịch vụ e-mail này cho phép chọn nhiều tên miền tạm thời khác nhau và đang thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng.

16. KasMail: Yêu cầu người dùng phải đăng ký, nhưng cho phép họ nhập tới 25 bí danh và thiết lập thời hạn tồn tại cho mỗi bí danh này.

17. SpamMotel: Người sử dụng cũng phải đăng ký tài khoản.

18. GreenSloth: Hòm thư sẽ hết hạn sau 1 tuần.

19. AnonInbox: Rất dễ dùng và không cần đăng ký.

20. Spam.la: Dịch vụ e-mail tự hủy hoạt động nhanh và đơn giản.

T.N. (theo Sizlopedi
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/05/3B9F685E/

Monday, May 28, 2007

Vua Dưa Hấu Ðài Loan



Vua Dưa Hấu Ðài Loan
[27/05/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Vũ Ánh
Người Việt, 25.05.2007

Hình 1: Dưa hấu và dưa gang vàng bán trong nước và xuất khẩu của Liao Wen-pin, nhà canh tác dưa hấu nổi tiếng ở Ðài Loan. (Hình: MOI)
Hình 2: Phòng thí nghiệm cải tiến hạt giống thuộc công ty Known You Seeds của Chen Wen-ju, vua dưa hấu Ðài Loan. (Hình: MOI)
Hình 3: Ông Chen Wen-ju, người cải tiến hạt giống dưa hấu, dưa gang vàng, cà chua trái nhỏ như trái nho và nhiều loại hạt giống trái cây khác. Ông là người thành lập công ty nghiên cứu hạt giống rất nổi tiếng của Ðài Loan: công ty Known You Seeds. (Hình: MOI)

Là một đảo quốc, ít đất canh tác, nhưng Ðài Loan nổi tiếng là một quốc gia ở Ðông Bắc Á dẫn đầu về kỹ thuật trồng rau quả nhờ kỹ thuật canh tác và việc cải tạo đất. Trong số trái cây tại Ðài Loan, dưa hấu và dưa gang vàng là hai trong số những loại trái cây thu hút thị trường ngoại quốc nhất. Tại tất cả những chợ trái cây ở Ðài Loan, ít có bạn hàng nào là không biết đến Chen Wen-yu, một ông vua không ngai về nghiệp vụ cải tiến hạt giống dưa hấu, cà chua. Dưa hấu trồng bằng hạt từ công ty của Chen Wen-yu không lớn những trái không có hột, ruột chắc, vỏ mỏng và ngọt lịm. Ông sinh từ một gia đình nông dân năm 1925 tại một làng nhỏ và nghèo ở Nam Ðài Loan. Ngay từ lúc 11 tuổi, bố mẹ ông đã yêu cầu ông phụ họ lao động trên những cánh đồng trồng lúa và dưa hấu của gia đình sau giờ học.

Chen nhắc lại thuở thiếu thời này: “Thời điểm đó, đời sống của nông dân Ðài Loan vô cùng cực nhọc. Gia đình tôi cấy lúa nhưng không được ăn gạo vì phải bán gạo đi để có tiền chi dụng. Chúng tôi nuôi gà để bán trứng gà chứ không được ăn trứng gà. Cha tôi bắt chước những người khác, sau vụ lúa thì bắt đầu trồng bất cứ thứ gì mà những nông dân khác trồng. Hạt giống lúc bấy giờ rất xấu vì nông dân thực ra không hiểu gì về kỹ thuật trồng trọt ngoài việc cứ vùi hạt xuống đất rồi cho đó là đủ. Tôi thường thấy cha tôi đứng tần ngần trước những thửa ruộng của ông với vẻ thất vọng vì không hiểu sao mùa màng của mình kém cỏi đến như vậy. Tôi nghĩ ngay là phải có một cách nào để cải tiến lối canh tác và để cải tiến không có cách nào khác là phải học hỏi. Không học thì không có cách nào giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo này”.

Chen Wen-yu thực hiện giấc mơ của mình bằng cách thi vào trường Ðại Học Nông Nghiệp 2 năm sau khi tốt nghiệp trung học. Tốt nghiệp xong, ông làm việc cho Phân Bộ Thí Nghiệm Trồng Cây Nhiệt Ðới thuộc Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp ở Fengshan. Vì đã trải qua những kinh nghiệm với gia đình, Chen Wen-yu định hướng nghiên cứu của mình vào việc cải tiến giống và canh tác nhiều vụ trên cùng một diện tích đất. Sau những cuộc thử nghiệm không ngừng, Chen thành công vào năm 1962 với hàng loạt loại giống mới được công bố và những thí nghiệm của Chen đã xây dựng nền tảng đầu tiên của một nền nông nghiệp tiến bộ ở Ðài Loan.

Với những cố gắng không ngừng nghỉ của Chen Wen-yu về cải tiếng hạt giống dưa hấu và dưa gang vàng, việc xuất cảng dưa hấu hàng năm đã đưa lại một số doanh thu đáng kể cho ngành canh tác cây trái xuất cảng, trong khoảng từ 100 đến 120 triệu NT. Sự phát triển của việc cải tiến hạt giống và môi trường canh tác đã mở đầu cho kỷ nguyên mới về trồng rau và cây ăn trái ở Ðài Loan.

Tuy nhiên, về lâu về dài, Chen Wen-yu nhận ra rằng, nghiên cứu cải tiến nông nghiệp mà vẫn còn phải dựa trên sự tài trợ của nhà nước sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và giới hạn. Ðã đến lúc phải bước vào khu vực tư thì mới mong huy động được đủ vốn phát triển. Chen rời bỏ Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp sau 20 năm làm việc với hy vọng huy động được vốn để làm công việc mà mình thích thú.

Năm 1968, ở tuổi 42, Chen Wen-yu thành lập công ty Known-You Seed Co. Ông nói: “Tôi thành lập công ty tư nhân này với mục tiêu rất cao: làm sao khai sinh được loại hạt giống dưa hấu và dưa gang vàng tốt nhất thế giới, đa dạng và ngon. Sau đó mới tính đến chuyện khai sinh các loại hạt giống khác”. Mục tiêu của việc cải tiến giống không phải chỉ là giúp riêng gia đình ông mà cốt lõi của dự án là làm thịnh vượng mùa màng, cây trái tươi tốt hơn và có lời cho sức khỏe hơn cho toàn bộ nông dân Ðài Loan. Một trong những lý do mà Chen đầu tư chất xám vào việc tìm ra các loại hạt giống dưa hấu tốt vì lúc đó Ðài Loan là nước đầu tiên khai thác dưa hấu thành nước uống, một loại nước giải khát mà cả Á Châu lẫn Âu Châu đều thích.

Vì thế kể từ khi thành lập Known-you Seed Co, Wen chen-yu đã phát triển vào khoảng 1,100 loại hạt giống cây trái và rau khác nhau với 600 loại trong số đó đã được đưa vào sản xuất đại trà. Ðặc biệt nhất là công ty Known You Seed của Chen đã canh tác và tiếp tục cải tiến tất cả 285 giống dưa hấu khác nhau, chiếm khoảng 1/4 giống loại dưa hấu trên thế giới. Ngày nay, tại Ðài Loan trên 90% hạt giống cung cấp cho các nông dân canh tác đều là giống từ công ty của Chen Wen-yu. Và cũng nhờ vào việc cải tiến hạt giống, dưa hấu được trồng trên đảo Ðài Loan quanh năm và có thể trồng trên nhiều loại đất canh tác khác nhau.

Tổ chức thử nghiệm hạt giống của Hoa Kỳ All-America Selections, một tổ chức có nhiệm vụ phổ các loại hạt giống khác nhau qua canh tác đã trao 4 trong số 7 giải thưởng cao nhất hàng năm cho công ty Known-You Seed. Một nông dân chuyên trồng dưa hấu, ông Liao Kun-hai, sinh sống tại quận Yunlin, miền Trung Ðài Loan năm nay 46 tuổi, cho biết trong suốt 20 năm qua, ông thừa hưởng những mảnh đất canh tác dưới chân cầu Siluo. Do đất cứng và khô, Mùa Ðông rất lạnh và gió lớn cho nên vùng đất này chỉ có thể trồng khoai lang làm thực phẩm cho heo. Nhiều người nói đất canh tác này không thể trồng gì được. Nhưng một hôm Chen Wen-yu đến đây và khuyến khích gia đình ông trồng dưa hấu. Liao nhấn mạnh: “Chúng tôi dùng loại hạt giống của Chen thích hợp với loại đất canh tác này và kết quả khả quan. Số lượng thu hoạch gia tăng cùng với giá cả dưa hấu. Những gia đình khác trong làng cũng bắt chước chúng tôi và địa phương này trở thành vùng canh tác dưa hấu lớn nhất Ðài Loan”.

Nhưng Liao nói tới một điểm khá quan trọng tại Ðài Loan. Theo lời ông, công cuộc tranh tác rau quả ở Ðài Loan đã thay đổi trong những năm gần đây: Sau khi gia tăng số lượng thu hoạch, Ðài Loan bắt đầu gia tăng phẩm của trái cây Ðài Loan. Tất cả sự cải tiến phẩm lượng của trái cây, rau ở hòn đảo ngày nay trông mong phần lớn vào việc cải tiến hạt giống của công ty Known-You Seed, và mặt khác công ty này phổ biến cho nông dân Ðài Loan những kiến thức cập nhật về hạt giống cũng như kỹ thuật trồng trọt. Ngoài ra, việc cải tiến các loại hạt giống theo đường lối và chiến lược của Chen Wen-ju làm giảm giá thành của nông sản, kể cả việc ít phải dùng đến những thuốc trừ sâu. Môi trường canh tác vì thế cũng trong sạch hơn.

Năm nay, Ðài Loan được mùa trái cây. Những trái mận, ổi, dưa hấu, dưa gang vàng, lê táo cũng như nhiều loại trái cây khác nhất là nhãn và vải được bày bán khắp các chợ, giá rẻ và tươi. Theo những tờ tạp chí chuyên về nông nghiệp ở Ðài Loan, người nông dân ở hòn đảo này hiện coi Chen Wen-ju là một người hùng, là một ân nhân. Riêng đối với các nhà canh tác dưa hấu ở Ðài Loan, Chen Wen-ju là một Ông Vua Dưa Hấu và nhờ vào vua dưa hấu nên Ðài Loan là quốc gia duy nhất trên thế giới có “bốn mùa dưa hấu”.
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6397

Kỹ thuật trồng bưởi



Kỹ thuật trồng bưởi - 28/5/2007 15h:38

Chuẩn bị đất trồng

Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m. Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6.

Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.

Kích thước hố trồng

Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6x0,6m. Khoảng cách trồng 5x5m. Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày.

Trồng cây

Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.

Bón phân

(Ảnh: ctu.edu.vn)Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:

- Cây 1 - 3 năm tuổi, bón 1 - 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 4 -6 năm tuổíi, bón 4 -7kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 - 1kg super lân.

Cách bón phân như sau:

- Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng.

- Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón 1 -2kg Kali.

Chăm sóc

Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.

Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.

- Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.

- Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.

- Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau - Mip.

- Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu.

Theo NTNN, 11/2003, Khoa học & Công nghệ
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=10&Cat_Sub_ID=0&news_id=15272

Sunday, May 27, 2007

Nhậu nhẹt làm "ngu" người



Nhậu nhẹt làm "ngu" người - 25/5/2007 14h:58

Những thanh niên trẻ tuổi nhậu nhẹt thường xuyên sẽ kém minh mẫn hơn khi phải đưa ra quyết định so với những người không uống rượu triền miên. Ngoài ra, một người càng bắt đầu chè chén từ sớm thì kỹ năng đưa ra quyết định càng bị ảnh hưởng nặng nề, tiến sĩ Anna E. Goudriaan và cộng sự tại Đại học Missouri-Columbia cho biết.

(Ảnh minh họa: photobucket)Lứa tuổi dậy thì và bắt đầu trưởng thành là 2 khoảng thời gian nhiều người thường nhậu nhẹt và là giai đoạn quan trọng phải đưa ra những quyết định thiết yếu trong cuộc sống.

Để xác định liệu thói quen uống rượu có liên quan tới kỹ năng đưa ra quyết định hay không, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 200 sinh viên nam và nữ hoàn thành bài kiểm tra Iowa Gambling Task (IGT), trong đó người chơi tìm ra cách thắng cuộc bằng cách chọn những quân bài hợp lý.

Các sinh viên cũng hoàn thành bản câu hỏi về thói quen uống rượu trong 4 năm đại học. Việc chè chén say sưa được định nghĩa là uống hơn 5 cốc trong mỗi lần. Những cô cậu thuộc diện tửu lượng cao thực hiện bài kiểm tra thấp hơn hẳn so với những ai uống ít hơn, và càng làm quen với ma men từ sớm thì họ càng làm kém.

Goudriaan và cộng sự kết luận rằng: "Việc nhậu nhẹt từ lúc còn trẻ và kéo dài sẽ làm cho bạn kém minh mẫn mỗi khi phải đưa ra những quyết định quan trọng cho mình".
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=18&Cat_Sub_ID=0&news_id=15211

Hạt nhôm – nhiên liệu mới cho thế kỷ 21

Hạt nhôm – nhiên liệu mới cho thế kỷ 21 - 27/5/2007 7h:10

Hyđrô vốn được xem là nhiên liệu tốt nhất trong các loại nhiên liệu sạch bởi nó chỉ thải ra nước (chứ không phải khí carbon dioxide CO2) khi vận hành, đặc biệt là đối với các loại xe có động cơ lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp hiệu quả nhất để sản xuất và trữ hyđrô.

Các chuyên gia Đại học Purdue (Mỹ) đã tìm ra biện pháp có thể khắc phục những khó khăn trên, đó là những hạt nhiên liệu pha trộn nhôm. Thông thường, nhôm sẽ không phản ứng với nước bởi nó hình thành một lớp màng bảo vệ khi tiếp xúc với ôxy. Việc trộn thêm gali vào sẽ ngăn lớp màng này hình thành, cho phép nhôm phản ứng với ôxy trong nước, giải phóng khí ôxy và hyđrô. Khi đó, chất thải của quá trình đốt cháy hyđrô trong động cơ là nước và không có loại khói độc nào khác.

Phế thải của quá trình này chính là nhôm ôxít và gali – hai sản phẩm có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí và giảm giá thành của hệ thống. Các nhà khoa học cho rằng hệ thống sử dụng nhiên liệu kiểu này có thể áp dụng cho động cơ chạy bằng pin nhiên liệu hyđrô hoặc những động cơ nhỏ hơn để thay thế ga.

T. Trúc
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=12&Cat_Sub_ID=0&news_id=15235

Wednesday, May 23, 2007

Tập đoàn Tata của Ấn Độ được phép liên doanh xây nhà máy thép ở VN

Tập đoàn Tata của Ấn Độ được phép liên doanh xây nhà máy thép ở VN

22/05/2007


Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận cho Tập đoàn thép Tata của Ấn Độ xúc tiến kế hoạch liên doanh với Việt Nam để xây dựng một nhà máy thép có kinh phí 3 tỉ rưỡi đô la.

Bản tin hôm thứ ba của hãng thông tấn Pháp trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý cho Tổng Công ty Thép Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ với công ty Tata để thực hiện Dự án liên hợp thép Hà Tĩnh.

Theo kế hoạch, nhà máy thép này sẽ xử dụng nguyên liệu từ mỏ sắt Thạch Khê và có công suất khoảng 4 triệu rưỡi tấn mỗi năm.

http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-22-voa8.cfm

Tuesday, May 22, 2007

Sóng Wi-Fi không gây hại cho sức khoẻ



Sóng Wi-Fi không gây hại cho sức khoẻ - 23/5/2007 6h:8

Các nhà khoa học vừa lên tiếng khẳng định không hề có một dấu hiệu nào cho thấy sóng Wi-Fi có tác động không tốt đến sức khoẻ của con người.

Chương trình Panorama của kênh BBC cho biết họ phát hiện thấy lượng sóng Wi-Fi ở một trường học cao gấp 3 lần lượng sóng điện thoại di động trong môi trường thông thường. Nhưng con số này vẫn thấp hơn mức an toàn của chính phủ Anh đặt ra.

Sir William Stewart - Chủ tịch cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh - khẳng định cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về ảnh hưởng của sóng Wi-Fi.

Trao đổi với chương trình Panorama ông Stewart khẳng định hiện đã có những bằng chứng cho thấy sóng bức xạ phát ra từ các thiết bị như ĐTDĐ hay bộ phát sóng Wi-Fi dù ở mức thấp có những tác động không tốt đến sức khoẻ con người.

Các chuyên gia khác lại tỏ ra không đồng tính với quan điểm của vị chủ tịch Cơ quan bảo vệ sức khoẻ.

Ông Lawrie Challis - giáo sư đang giảng dạy tại trường ĐH Nottingham kiêm chủ tịch uỷ ban quản lý chương trình của Tổ chức nghiên cứu sức khoẻ và viễn thông di động (MTHR) - khẳng định: "Sóng Wi-Fi hầu như không có bất kỳ tác động xấu nào đến sức khoẻ. Các bộ phận phát sóng Wi-Fi thường không mạnh và ở cách xa người dùng".

"Cũng có trường hợp thiết bị nhận sóng Wi-Fi ở gần người dùng như trường hợp một chiếc máy tính xách tay chẳng hạn. Trường hợp này cũng giống với trường hợp chúng ta khuyên trẻ em không nên sử dụng ĐTDĐ. Chúng ta sẽ khuyên chúng để máy tính xách tay trên bàn thay vì để trên đùi nếu chúng có ý định sử dụng trong một thời gian dài".

Cường độ quá thấp

Giáo sư Malcolm Sperrin - một chuyên gia trong lĩnh vực y tế - cũng khẳng định với BBC News sóng Wi-Fi không hề có tác động nào đến sức khoẻ con người. "Sóng Wi-Fi là sóng radio cường độ thấp có bước sóng tương tự như bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng. Nhưng cường độ sóng Wi-Fi thấp hơn 100.000 so với cường độ sóng trong lò vi sóng".

Sóng radio sản sinh ra từ các thiết bị phát sóng Wi-Fi, ánh sáng trắng, lò vi sóng hoặc điện thoại di động có thể khiến nhiệt độ bề mặt của vật thể tăng lên nhưng chúng không thể gây ra bất kỳ tác động xấu nào.

Cơ quan bảo vệ sức khoẻ cho biết lượng sóng radio phát ra từ một Wi-Fi hotspot trong một năm mới bằng được lượng sóng phát ra từ chiếc ĐTDĐ khi thực hiện một cuộc gọi kéo dài 20 phút.

"Một số người cho rằng sóng Wi-Fi còn có nhiều tác hại khác nhưng cho tới nay chưa hề có một bằng chứng thuyết phục nào chứng minh điều đó", giáo sư Sperrin cho biết.

Kết quả nghiên cứu

Từ hàng thế kỷ nay sóng radio và sóng bức xạ đã trở thành một phần trong cuộc sống của loài người. Nếu chúng có gây ra bất kỳ tác động xấu nào thì có lẽ giờ đây mọi người đã đều biết đến. Chúng sẽ được ghi nhận và nghiên cứu đầy đủ.

Giáo sư Sperrin cho biết thếm: "Công việc nghiên cứu về sóng radio hiện vẫn đang tiếp tục được thực hiện tại rất nhiều nước. Các bằng chứng đều cho thấy sóng Wi-Fi ở một ngưỡng cho phép và không hề gây hại cho sức khoẻ con người".

Giáo sư Olle Johansson của Viện nghiên cứu Karolinska (Thuỵ Điển) khẳng định ông có những bằng chứng cho thấy sóng radio cường độ thấp có tác động không tốt tới nhiễm sắc thể của con người.

Giáo sư Henry Lai của trường ĐH Washington cũng khẳng định với chương trình Panorama rằng ông đã phát hiện được 4 ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người dưới ảnh hưởng của sóng radio.

Trong khoảng 30 năm trở lại đây đã có khoảng 2 đến 3 nghìn nghiên cứu về sóng radio được tiến hành. Kết quả là 50% cho rằng không có bằng chứng về các tác hại và 50% cho rằng có.

Nhưng giáo sư Will J Stewart của Viện hàn lâm kỹ thuật hoàng gia Anh cho biết: "Khoa học đã nghiên cứu về sự an toàn của ĐTDĐ từ nhiều năm nay và hầu hết đều cho rằng chưa thấy có dấu hiệu tác hại nào đáng kể".

Không có tác hại

Nhưng không phải mọi thiết bị phát ra sóng radio điện từ là hoàn toàn vô hại. Ví dụ ánh sáng mặt trời đôi khi còn gây ra bệnh ung thư da. Chính vì thế khi mà bạn sử dụng máy tính xách tay đừng nên để trên đùi trong thời gian dài mà nên có đệm kê.

Giáo sư Sperrin khẳng định khó khăn trong công việc nghiên cứu sóng Wi-Fi chính là hiện nay chưa thể chứng minh tác hại của loại sóng này. "Khó có thể chứng minh được thứ không hề có tác động xấu nào. Sóng Wi-Fi chỉ có thể bị loại bỏ khi nào nó được chứng minh là có hại".

Hoàng Dũng
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=6&Cat_Sub_ID=5&news_id=15140

Ethanol Và Thực Phẩm Trên Thế Giới



Ethanol Và Thực Phẩm Trên Thế Giới
[21/05/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

Trần Bình Nam
20.05.2007

Hình: Chu kỳ Carbon
(Nguồn: eia.doe.gov)

Trong mấy thập niên qua thế giới lên cơn sốt với giá dầu thô (còn gọi là dầu mỏ) lên cao làm cho các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên hiệp Âu châu trở nên lệ thuộc vào kho dầu Trung đông, và nhiều người cho rằng dầu thô là một vấn đề tạo ra căng thăng trên thế giới.

Giải pháp là cần chế biến Ethanol (1) từ thực vật, chính yếu là bắp, đậu nành, mía v.v... để trộn với xăng chế biến từ dầu thô để chạy xe. Người ta nghĩ rằng nếu sản xuất đủ Ethanol thì thế giới giải quyết được một vấn đề nhức nhối là lệ thuộc vào các nước sản xuất dầu hỏa, và về lâu dài giải quyết một vấn đề lớn cho nhân loại là đến một lúc nào đó các kho dầu mỏ khô cạn. Ngoài ra Ethanol khi cháy thải ít khí nhà kiếng vào bầu khí quyển hơn là xăng chế biến từ dầu mỏ.

Vấn đề chế biến Ethanol trở thành một chính sách lớn tại Hoa Kỳ sau vụ khủng hoảng dầu thô năm 1974 khi khối các nước sản xuất dầu thô (gọi là khối OPEC) phong tỏa dầu. Để quan trọng hóa vấn đề, ngày 18/4/1977 tổng thống Carter xuất hiện trước truyền hình toàn quốc tuyên bố rằng sự chế biến nhiên liệu thay thế dầu thô là “một cuộc chiến tranh vì đạo lý” (nguyên văn: “moral equivalent of war”).

Nhưng có một hệ lụy các chuyên viên thực phẩm trên thế giới quan tâm nhưng chưa tạo được dư luận để thế giới cùng quan tâm. Đó là càng sản xuất Ethanol, giá các phẩm vật như bắp, đậu nành .... trên thế giới càng cao và sẽ sinh ra nạn đói tại các nước nghèo, nhất là những nước thực phẩm chính là bắp. Dưới nhãn quan của các chuyên viên thực phẩm của Liên hiệp quốc, cái “đạo lý” của các nước cần dầu và dư thực phẩm trở thành “vô đạo lý” đối với các nước cần thực phẩm hơn là cần dầu thô. Và vấn đề này sẽ đưa thế giới vào một vấn đề nan giải khác như quan hệ giữa nhu cầu phát triển kinh tế và sự nóng dần của bầu khí quyển làm đảo lộn thời tiết trên thế giới .

Hiện nay hai nước sản xuất Ethanol nhiều nhất trên thế giới là Hoa Kỳ và Brazil với sự giúp đỡ và trợ cấp của chính phủ. Cái khác biệt là Hoa Kỳ sản xuất Ethanol chính yếu từ bắp, và Brazil sản xuất từ mía. Năm 2005 trong tổng số 9.66 tỉ gallons Ethanol (một gallon bằng 3.78 lít) sản xuất trên thế giới Hoa Kỳ sản xuất 44.5% từ bắp, và Brazil sản xuất 45.2% từ mía. Âu châu chuyên sản xuất dầu cặn (diesel) khoảng 1 tỉ gallon từ các loại hạt có dầu.

Vào cuối năm 2006 Hoa Kỳ có 110 trung tâm sản xuất Ethanol. 73 trung tâm khác đang được xây cất. Theo dự trù cuối năm 2008 Hoa Kỳ có khả năng sản xuất 11.4 tỉ gallons một năm. Tổng thống Bush mới đây đặt một mục tiêu cao hơn là 35 tỉ gallons một năm vào năm 2017.

Nhu cầu bắp để sản xuất Ethanol tại Hoa Kỳ đang làm ảnh hưởng đến thị trường bắp, vì Hoa Kỳ sản xuất 40% bắp trên thế giới và chiếm 50% lượng bắp xuất cảng trên toàn thế giới. Tháng Ba vừa qua giá bắp ở Hoa Kỳ lên cao nhất trong 10 năm qua với giá $4.38 một giạ (chừng 36 lít), và giá lúa mì và gạo cũng gia tăng vì nông dân giảm đất trồng lúa mì và lúa để trồng bắp.

Những điều này ảnh hưởng rất ít ở Hoa Kỳ đến độ không ai để ý nhưng đối với các nước nghèo là một vấn đề lớn. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2001, có khoảng 2.7 tỉ người đa số sống ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ có lợi tức 2 mỹ kim một ngày, và phần lớn số tiền này dùng vào thực phẩm, chính yếu là bắp, gạo, đậu nành, khoai mì. Nếu giá những thứ thực phẩm này lên cao một chút thôi cũng có thể gây ra nạn đói hoặc ít nhất là nạn thiếu ăn.

Một câu hỏi khác là: sự sản xuất Ethanol có làm cho thế giới bớt lệ thuộc vào dầu mỏ không? Câu trả lời là “không”, vì sức tiêu thụ năng lượng của thế giới càng ngày càng tăng. Theo ước lượng của Cơ quan Cung cấp Tài liệu về Năng lượng của Hoa Kỳ (U. S. Energy Information Administration) , khả năng tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ tăng 71% trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2030, chính yếu do nhu cầu phát triển của Trung quốc và Ấn độ. Sự kiện này làm giá dầu mỏ không thể giảm và nhu cầu sản xuất Ethanol càng cao, kết quả là giá thực phẩm tại các nước nghèo càng lên cao và áp lực của nạn đói càng mạnh.

Những người chủ trương sản xuất Ethanol để giải quyết vấn đề năng lượng nghĩ rằng có thể khai khẩn thêm đất và gia tăng kỹ thuật trồng trọt để tăng lượng bắp cần cho nhu cầu sản xuất Ethanol mà không làm ảnh hưởng đến giá bắp trên thế giới. Nhưng nếu lấy Hoa Kỳ làm chuẩn thì trong 10 năm qua lượng sản xuất bắp của Hoa Kỳ chỉ tăng 2% mỗi năm, trong khi lượng bắp cần cho Ethanol đòi hỏi gấp đôi số tăng đó. Đó chưa nói đến sự khai khẩn thêm đất để trồng bắp có thể ảnh hưởng đến Chương trình Bảo vệ Môi sinh của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (Department of Agricultures Conservation Reserve Program).

Với tình hình phát triển và tranh chấp hiện nay trên thế giới giá dầu thô sẽ không có cơ giảm, giá thực phẩm (chính yếu là bắp, đậu nành và lúa mì, gạo) do nhu cầu sản xuất Ethanol sẽ lên cao và các nước nghèo, nhất là những nước không có dầu thô sẽ phải chịu một lúc hai gánh nặng là giá thực phẩm và giá nhiên liêu cao. Theo thống kê của Cơ quan Lương Nông Quốc tế (Food and Agriculture Organization - FAO) trên thế giới có 82 nước thiếu thực phẩm và đa số các nước này đều là nước nhập cảng dầu .

Để thấy ảnh hưởng của sự khô cạn thực phẩm đối với các nước còn thiếu ăn trên thế giới hãy lấy thí dụ một nước có dầu hỏa và chưa đến nổi thiếu ăn như Mexico. Người Mexico ăn bánh tráng bắp (tortilla) và có nhu cầu nhập cảng bắp (bằng tiền bán dầu mỏ). Trong số bắp nhập cảng 80% đến từ Hoa Kỳ. Cuối năm vừa qua giá bắp nhập cảng tăng từ $2.8 lên $4.2 một giạ làm cho giá tortilla tăng lên gấp đôi. Số dân nghèo tại Mexico khốn đốn. Tháng giêng năm 2007 vừa qua tổng thống Felipe Calderon buộc phải ra lệnh ngưng tăng giá bắp trong nước.

Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế ở Hoa Thịnh Đốn (International Food Policy Institute) ước lượng rằng với đà sản xuất Ethanol hiện nay giá bắp bây giờ sẽ tăng dần lên đến 20% vào năm 2010 và 41% vào năm 2020. Giá của các sản vật khác như các loại hạt có dầu, đậu nành, hạt cây hướng dương cũng tăng dần đến 26% vào năm 2010 và 76% vào năm 2020, và giá lúa mì sẽ tăng đến 11% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020.

Vùng dưới sa mạc Sahara ở Phi Châu, và một vài vùng thật nghèo tại Á Châu và Nam Mỹ dân còn sống bằng củ khoai mì (cassava). Loại cây này có thể trồng ở đất xấu, nhưng với sự cạnh tranh đất để trồng bắp của các nhà đại sản xuất, giá củ mì cũng sẽ tăng lên 33% vào năm 2010 và 135% vào năm 2020.

Mặc dù các con số nói trên đều là dự phóng và sự chính xác của nó lệ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nó nói lên một điều là cơn sốt sản xuất Ethanol hiện nay sẽ là nguyên nhân của nạn đói của những vùng thiếu may mắn trên thế giới trong tương lai.

Năm 1996 Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Thực Phẩm (World Food Summit) quy định mục tiêu giảm số 823 triệu người đói trên thế giới năm 1990 xuống còn 400 triệu trong năm 2015. Năm 2000 Hội nghị Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (UN Millennium Development Goals) cho biết trong năm 1990 cứ 100 người trên thế giới có 16 người còn đói và ấn định mục tiêu xóa đói bằng cách đưa con số này xuống 8 người vào năm 2015. Nhưng những mục tiêu này trở thành ảo tưởng với giá bắp, kéo theo các phẩm vật nông nghiệp khác, càng lúc càng cao.

Ngân hàng Thế giới lượng định rằng nếu giá bắp và các phẩm vật nông nghiệp khác tăng 2% thì thực phẩm dân nghèo có thể mua được để ăn giảm 1%. Và với tình hình này năm 2025 số người bị nạn đói trên thế giới sẽ lên tới con số 1.2 tỉ người, nghĩa là gấp ba lần con số World Food Summit năm 1996 dự trù .

Theo hai giáo sư C. Ford Runge và Benjamin Senauer (xem tài liệu tham khảo), do sự thúc bách tránh lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ tại Trung đông, và phần khác để giảm ảnh hưởng của khí nhà kiếng (làm nóng bầu khí quyển) Hoa Kỳ đã đưa ra những chương trình trợ cấp rộng rãi cho kỹ nghệ sản xuất Ethanol, nhưng nghiêng về sản xuất Ethanol bằng bắp và đậu nành. Thật ra (như đã nói ở trên) dù sản xuất Ethanol hết khả năng, Hoa Kỳ và thế giới vẫn còn lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ. Về mặt khí nhà kiếng, nếu tính cả quá trình chế biến và sử dụng Ethanol thì Ethanol chỉ làm giảm khí nhà kiếng từ 12 đến 26% thôi.

Nói chung chính sách hiện nay của Hoa Kỳ khuyến khích sự sản xuất Ethanol sẽ không giải quyết các vấn đề mà nó có mục đích giải quyết, trong khi nó tạo ra thêm một vấn đề là làm khan hiếm một nguồn thực phẩm cần thiết cho các nước nghèo.


Ethanol giải quyết vấn nạn năn lượng Hoa Kỳ: còn nhiều tranh cãi

Một lĩnh vực đáng để tâm là Ethanol sản xuất bằng cellulose (trong thân cây, cỏ). Loại Ethanol này thải khí nhà kiếng ít hơn Ethanol sản xuất bằng bắp và đậu nành và chỉ thải bằng từ 15 đến 18% do khí thải ra bằng xăng chế biến từ dầu mỏ. Tuy nhiên chính phủ cũng như các nhà kỹ nghệ Hoa Kỳ chưa sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực sản xuất này vì bắp quá dồi dào tại Hoa Kỳ, và kỹ nghệ sản xuất Ethanol bằng bắp đang mang lại nhiều lợi nhuận. Một bước dò dẫm của Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ (U. S. Energy Department) là tháng Ba vừa qua Bộ này quyết định sẽ đầu tư 385 triệu mỹ kim vào 6 nhà máy thí nghiệm chế biến Ethanol từ cây và cỏ. Đây là một sáng kiến đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên trên con đường dài giải quyết năng lượng và môi trường, chính phủ Hoa Kỳ thay vì dồn mọi sự trợ cấp cho kỹ nghệ sản xuất Ethanol cần có những bộ luật tiết kiệm năng lượng trong các lĩnh vực chế tạo xe hơi, xây nhà cửa và các cơ sở kỹ nghệ. Ngoài ra cần đầu tư nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời, gió và sóng biển. Và trên hết là năng lượng nguyên tử.

Chính sách năng lượng hiện nay của Hoa Kỳ thiếu cân đối và cần điều chỉnh càng sớm càng tốt trước khi vấn nạn năng lượng chưa giải quyết xong mà nạn đói đã đe dọa những vùng thiếu may mắn trên thế giới.

Tham khảo: “How Biofuels Could Starve the Poor”, Foreign Affairs số tháng Năm & tháng Sáu 2007 do hai giáo sư C. Ford Runge và Benjamin Senauer viết. Giáo sư Runge chuyên về kinh tế ứng dụng và luật, đồng thời là giám đốc của trung tâm nghiên cứu các chính sách về thực phẩm và nông nghiệp tại đại học Minnesota. Giáo sư Senauer dạy về môn kinh tế ứng dụng và là phụ tá của giáo sư Runge tại trung tâm nghiên cứu các chính sách về thực phẩm và nông nghiệp nói trên.
http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=6367

Monday, May 21, 2007

Nhà máy luyện thép trị giá $30 tỉ USD dự trù đầu tư ở Thanh Hóa

Nhà máy luyện thép trị giá $30 tỉ USD dự trù đầu tư ở Thanh Hóa
Sunday, May 20, 2007

THANH HÓA - Một dự án đầu tư kỹ nghệ lớn nhất đầu tư vào Việt Nam về ngành thép nếu được chấp thuận sẽ được thực hiện tại khu kỹ nghệ Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, nơi sẽ chuẩn bị thiết lập xưởng lọc dầu thứ hai tại Việt Nam.

“Dự án nhà máy gang thép và các công trình phụ trợ có tổng trị giá 30 tỉ USD của tập đoàn Eminence (Mỹ) đang được dự kiến đầu tư xây dựng tại Khu Kinh Tế Nghi Sơn” bản tin của tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam giữa tuần qua cho hay.

Theo nguồn tin này: “Sáng 15 Tháng Năm, tại Hà Nội, tại buổi thuyết trình nhằm công bố dự án rộng rãi đến các công ty tài chính quốc tế để kêu gọi vốn đầu tư, đại diện của Eminence cho biết trong giai đoạn đầu (từ năm 2007-2013), nhà máy dự kiến sẽ có công suất 12 triệu tấn thép/năm với vốn đầu tư 8 tỉ USD.

Giai đoạn 2 (từ năm 2013 - 2020), nâng vốn đầu tư lên 18 tỉ USD, công suất tăng lên thành 30 triệu tấn thép/năm. Dự án sẽ sử dụng khoảng 10,000 lao động.

Eminence cho biết, sản phẩm chủ yếu của nhà máy bao gồm: phôi thép, thép đặc chủng, thép tấm dùng trong công nghiệp, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép mạ cùng các sản phẩm về thép... Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Eminece nói sẽ dành khoảng 4 tỉ USD trong tổng vốn đầu tư để đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ đi kèm gồm có: cụm cảng biển nước sâu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy đóng tàu, khu đô thị dân cư; hệ thống giáo dục từ nhà trẻ đến đại học; viện nghiên cứu, bệnh viện đa khoa, khách sạn 5 sao và 400 nhà máy hạ du của thép...

Ông Kim W.S Yang, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Eminence cho biết, Eminence đang làm việc với Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB), Ngân Hàng Thế Giới (WB) và nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác để giới thiệu về dự án, đồng thời triển khai các nghiên cứu tiền khả thi để thực hiện dự án.

Theo nguồn tin trên, dự án này đang được Hà Nội cứu xét. Nếu được thông qua, dự án có thể sẽ khởi công vào Tháng Giêng, 2008.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60061&z=2

Saturday, May 19, 2007

Báu vật titanium và nhà khoa học mê... mì Quảng





Báu vật titanium và nhà khoa học mê... mì Quảng - Kỳ cuối: Thua đường ngắn, thắng đường dài
00:28:32, 05/05/2007
Đặng Ngọc Khoa
Nữ trang Titanium - Ảnh: Inter

* Quặng titanium có gây hại cho sức khỏe cư dân?

Tự nhận mình rất thiếu thông tin về titanium ở VN, kỹ sư Đỗ Nhật Nam đã nhờ tôi chuyển đến ông những tình hình mới nhất. Ông tỏ ra vui khi được biết ở một vài địa phương như Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định đã bắt đầu có thái độ đúng mực trong khai thác và liên doanh khai thác titanium.

Tuy nhiên, là chuyên gia sâu về hợp kim titanium, ông vẫn không thoát khỏi nỗi lo tương lai gần VN nhanh chóng cạn kiệt nguồn nguyên liệu cực kỳ quý hiếm này.

Ông nói: "Xuất khẩu thô chỉ được vài cái lợi nhỏ trước mắt cho cá nhân mà không bù nổi cái hại lớn và lâu dài cho đất nước. Không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn về xã hội, môi sinh, y tế công cộng, an ninh quốc gia, phát triển công nghiệp, du lịch! VN nên sẵn sàng hợp tác kinh doanh có điều kiện triển khai công nghệ lâu dài với bất kỳ đối tác nào để khai thác titanium. Nhưng phải biết người biết mình, phải có bản lãnh, lòng yêu nước và viễn kiến để nói Yes, if ... hoặc No, but...".

Về vấn đề titanium có gây phóng xạ hay không, ông cho biết, titanium ròng (hoặc hợp kim titanium) tuy có phát phóng xạ nhưng rất thấp, hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. So với các kim loại khác, hoặc khoáng sản trong thiên nhiên, hoặc chính môi sinh mà ta hằng ngày tiếp xúc (đá, cây, nước, mặt trời...), titanium vẫn được coi là một kim loại sạch. Khi ngồi trên máy bay, hành khách đang bị bao vây bởi hàng tấn titanium, phát ra những tia phóng xạ nhưng không xâm nhập được lâu dài vào cơ thể. Vỏ đồng hồ đeo tay, gọng kính, máy ảnh... loại đắt tiền nhiều khi cũng làm bằng hợp kim titanium đấy.

Tuy nhiên, quặng Ilmenite và Rutile (là hai quặng chính để bắt đầu quy trình tinh luyện thành titanium) nằm dưới lòng đất hay trong lòng cát thì có một năng lượng trơ, nếu chưa bị khai thác là còn "ngủ yên". Vì vậy con người có thể sinh sống trên, hoặc gần, các vùng đất có chứa mỏ quặng titanium mà không sao hết. Trái lại, trong quá trình biến chế quặng thành TiO2 (Dioxide Titanium), là sản phẩm mà các mỏ tại VN đang sản xuất, thì những năng lượng trơ nói trên bị "thức dậy".

Hợp kim nhôm - titanium trên cánh máy bay A380 - Ảnh: Inter

Chúng sẽ tiếp xúc với cơ thể con người, nhất là thông qua đường thở, hiện tượng phóng xạ sẽ có nhiều khả năng gây ra bệnh ung thư và các bệnh về hồng huyết cầu. Cho nên ở Mỹ, kiểm tra và xử lý phóng xạ là ưu tiên hàng đầu của EPA (Environment Protection Agency) để bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân viên trong công nghiệp khai thác quặng mỏ titanium.

Thực tế ở VN, người ta khai thác titanium theo kiểu thủ công như hái rau, bắt cá nhưng các đầu nậu lại tuyên truyền một nửa sự thật rằng "cát đen gây phóng xạ nên cần làm sạch"; khi chế biến cần những yêu cầu nghiêm ngặt thì lại có người, có nơi lại xem như không. Đọc báo điện tử "bên nhà" biết được tình trạng đó, ông nhấn đi nhấn lại là phải bắt buộc các nhà sản xuất có một hệ thống kiểm tra phóng xạ do các chuyên gia của ta xác định dựa trên tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới.

Cần một chiến lược khai thác hợp lý

Tôi cung cấp cho ông Đỗ Nhật Nam một số dữ liệu từ Bộ Tài nguyên - Môi trường: Tiềm năng khoáng sản "cát đen" ở VN chiếm khoảng 5% tổng tiềm năng của thế giới. Hiện VN chỉ tiêu thụ một lượng ilmenit rất thấp, chủ yếu dùng để sản xuất que hàn. Trong khi đó, hằng năm nước ta phải nhập một lượng TiO2 có tổng giá trị đến 25-30 triệu USD. Năm 2005, Hiệp hội Titan VN (Vina Titan) đã xuất khẩu 300.000 tấn quặng ilmenit. Lượng xuất khẩu ilmenit năm 2006 cũng đạt mức tương đương. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất nhỏ không thuộc Vina Titan cũng xuất khẩu khoảng 150 nghìn tấn ilmenit.


Khai thác titanium tại Bình Định - Ảnh: Ngọc Toàn

Cho đến nay, các nhà sản xuất quặng ilmenit chủ yếu tập trung vào việc cung cấp cho các thị trường xuất khẩu, trong khi đó lượng tiêu thụ trong nước ở mức rất thấp. Ông giật mình: "Không nên vì nhu cầu kinh tế và xã hội tức thời mà khai thác cấp tốc và tuyệt tận nguồn khoáng sản rất quý hiếm này. Tôi muốn góp ý về một chiến lược quản lý việc khai thác titanium cấp quốc gia chủ yếu thu gọn trong 7 từ: Thua đường ngắn để thắng đường dài". Được biết, chỉ riêng hợp kim Titanium 6Al-4V hiện có rất nhiều công ty "đại gia" như Boeing, Lockheed Martin, Grumman, Helicopter, Bendix, Allied Signals, United Technologies, TRW và General Dynamics... tìm nguồn hàng và đặt mua.

Nhìn vào danh sách ấy và mường tượng chỉ vài năm nữa, khi VN có đủ lượng titanium tinh chế để bán cho họ với giá cao ngất trời mà sướng! Chưa kể lúc đó, nếu mình chế tạo được vệ tinh, tàu cao tốc xuyên lòng biển... cũng không phải chiều lụy, phụ thuộc ai khi thiết kế hợp kim này! Nghe viễn cảnh, ông Đỗ Nhật Nam nói: "Nếu được như vậy thì tôi cũng sướng như khi được ngồi bên bờ sông Hàn mà ăn một triệu tô mì Quảng vậy !".

Đặng Ngọc Khoa
http://www2.thanhnien.com.vn/Kieubao/2007/5/5/191353.tno