Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Saturday, May 19, 2007

Báu vật titanium và nhà khoa học mê... mì Quảng





Báu vật titanium và nhà khoa học mê... mì Quảng - Kỳ cuối: Thua đường ngắn, thắng đường dài
00:28:32, 05/05/2007
Đặng Ngọc Khoa
Nữ trang Titanium - Ảnh: Inter

* Quặng titanium có gây hại cho sức khỏe cư dân?

Tự nhận mình rất thiếu thông tin về titanium ở VN, kỹ sư Đỗ Nhật Nam đã nhờ tôi chuyển đến ông những tình hình mới nhất. Ông tỏ ra vui khi được biết ở một vài địa phương như Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định đã bắt đầu có thái độ đúng mực trong khai thác và liên doanh khai thác titanium.

Tuy nhiên, là chuyên gia sâu về hợp kim titanium, ông vẫn không thoát khỏi nỗi lo tương lai gần VN nhanh chóng cạn kiệt nguồn nguyên liệu cực kỳ quý hiếm này.

Ông nói: "Xuất khẩu thô chỉ được vài cái lợi nhỏ trước mắt cho cá nhân mà không bù nổi cái hại lớn và lâu dài cho đất nước. Không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn về xã hội, môi sinh, y tế công cộng, an ninh quốc gia, phát triển công nghiệp, du lịch! VN nên sẵn sàng hợp tác kinh doanh có điều kiện triển khai công nghệ lâu dài với bất kỳ đối tác nào để khai thác titanium. Nhưng phải biết người biết mình, phải có bản lãnh, lòng yêu nước và viễn kiến để nói Yes, if ... hoặc No, but...".

Về vấn đề titanium có gây phóng xạ hay không, ông cho biết, titanium ròng (hoặc hợp kim titanium) tuy có phát phóng xạ nhưng rất thấp, hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. So với các kim loại khác, hoặc khoáng sản trong thiên nhiên, hoặc chính môi sinh mà ta hằng ngày tiếp xúc (đá, cây, nước, mặt trời...), titanium vẫn được coi là một kim loại sạch. Khi ngồi trên máy bay, hành khách đang bị bao vây bởi hàng tấn titanium, phát ra những tia phóng xạ nhưng không xâm nhập được lâu dài vào cơ thể. Vỏ đồng hồ đeo tay, gọng kính, máy ảnh... loại đắt tiền nhiều khi cũng làm bằng hợp kim titanium đấy.

Tuy nhiên, quặng Ilmenite và Rutile (là hai quặng chính để bắt đầu quy trình tinh luyện thành titanium) nằm dưới lòng đất hay trong lòng cát thì có một năng lượng trơ, nếu chưa bị khai thác là còn "ngủ yên". Vì vậy con người có thể sinh sống trên, hoặc gần, các vùng đất có chứa mỏ quặng titanium mà không sao hết. Trái lại, trong quá trình biến chế quặng thành TiO2 (Dioxide Titanium), là sản phẩm mà các mỏ tại VN đang sản xuất, thì những năng lượng trơ nói trên bị "thức dậy".

Hợp kim nhôm - titanium trên cánh máy bay A380 - Ảnh: Inter

Chúng sẽ tiếp xúc với cơ thể con người, nhất là thông qua đường thở, hiện tượng phóng xạ sẽ có nhiều khả năng gây ra bệnh ung thư và các bệnh về hồng huyết cầu. Cho nên ở Mỹ, kiểm tra và xử lý phóng xạ là ưu tiên hàng đầu của EPA (Environment Protection Agency) để bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân viên trong công nghiệp khai thác quặng mỏ titanium.

Thực tế ở VN, người ta khai thác titanium theo kiểu thủ công như hái rau, bắt cá nhưng các đầu nậu lại tuyên truyền một nửa sự thật rằng "cát đen gây phóng xạ nên cần làm sạch"; khi chế biến cần những yêu cầu nghiêm ngặt thì lại có người, có nơi lại xem như không. Đọc báo điện tử "bên nhà" biết được tình trạng đó, ông nhấn đi nhấn lại là phải bắt buộc các nhà sản xuất có một hệ thống kiểm tra phóng xạ do các chuyên gia của ta xác định dựa trên tiêu chuẩn khắt khe nhất của thế giới.

Cần một chiến lược khai thác hợp lý

Tôi cung cấp cho ông Đỗ Nhật Nam một số dữ liệu từ Bộ Tài nguyên - Môi trường: Tiềm năng khoáng sản "cát đen" ở VN chiếm khoảng 5% tổng tiềm năng của thế giới. Hiện VN chỉ tiêu thụ một lượng ilmenit rất thấp, chủ yếu dùng để sản xuất que hàn. Trong khi đó, hằng năm nước ta phải nhập một lượng TiO2 có tổng giá trị đến 25-30 triệu USD. Năm 2005, Hiệp hội Titan VN (Vina Titan) đã xuất khẩu 300.000 tấn quặng ilmenit. Lượng xuất khẩu ilmenit năm 2006 cũng đạt mức tương đương. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất nhỏ không thuộc Vina Titan cũng xuất khẩu khoảng 150 nghìn tấn ilmenit.


Khai thác titanium tại Bình Định - Ảnh: Ngọc Toàn

Cho đến nay, các nhà sản xuất quặng ilmenit chủ yếu tập trung vào việc cung cấp cho các thị trường xuất khẩu, trong khi đó lượng tiêu thụ trong nước ở mức rất thấp. Ông giật mình: "Không nên vì nhu cầu kinh tế và xã hội tức thời mà khai thác cấp tốc và tuyệt tận nguồn khoáng sản rất quý hiếm này. Tôi muốn góp ý về một chiến lược quản lý việc khai thác titanium cấp quốc gia chủ yếu thu gọn trong 7 từ: Thua đường ngắn để thắng đường dài". Được biết, chỉ riêng hợp kim Titanium 6Al-4V hiện có rất nhiều công ty "đại gia" như Boeing, Lockheed Martin, Grumman, Helicopter, Bendix, Allied Signals, United Technologies, TRW và General Dynamics... tìm nguồn hàng và đặt mua.

Nhìn vào danh sách ấy và mường tượng chỉ vài năm nữa, khi VN có đủ lượng titanium tinh chế để bán cho họ với giá cao ngất trời mà sướng! Chưa kể lúc đó, nếu mình chế tạo được vệ tinh, tàu cao tốc xuyên lòng biển... cũng không phải chiều lụy, phụ thuộc ai khi thiết kế hợp kim này! Nghe viễn cảnh, ông Đỗ Nhật Nam nói: "Nếu được như vậy thì tôi cũng sướng như khi được ngồi bên bờ sông Hàn mà ăn một triệu tô mì Quảng vậy !".

Đặng Ngọc Khoa
http://www2.thanhnien.com.vn/Kieubao/2007/5/5/191353.tno

No comments: