Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Tuesday, January 20, 2009

Xăng tự chế, giá dưới 8.000 đồng/lít…

Xăng tự chế, giá dưới 8.000 đồng/lít… Một sáng chế mới?
Cập nhật lúc 08h24' ngày 09/08/2006

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: xang, tu, che, gia, duoi, 8, 000, dong, lit…, mot, sang, che, moi

Chỉ với 2 gam enzyme do kỹ sư Lê Ngọc Khánh tìm ra, có thể tạo ra một loại xăng tự chế không thua xăng A92 mà giá thành chỉ có 7.250 đ/lít. Kỹ sư Lê Ngọc Khánh rao bán công nghệ chế tạo loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đang pha chế loại nhiên liệu mới để chạy thử xe
Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đang pha chế loại nhiên liệu mới để chạy thử xe
Từ 10 năm nay, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã theo đuổi nghiên cứu nói trên.

Để giảm giá xăng dầu, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu và ứng dụng pha trộn cồn vào xăng. Tuy nhiên, để pha trộn được cồn vào xăng, người ta phải dùng cồn khan có độ tinh khiết từ 99% trở lên.

Nhược điểm của phương pháp này là giá cồn khan đắt (trên 40.000 đồng/lít). Còn nếu dùng riêng lẻ, cồn có chỉ số kích nổ cao (130) nên không thể dùng làm nhiên liệu để chạy máy các loại.. (chỉ số octan thường được hiểu là thông số định lượng xác định tính chất chống cháy kich nổ của xăng).

Trong khi đó, một loại phụ phẩm khác của ngành dầu khí, vốn có nhiều ở Việt Nam là condensat (Nhà máy Dinh Cố - Vũng Tàu thải ra gần 1 triệu lít/ngày) lại có chỉ số octan thấp (60-64) nên cũng không thể dùng làm nhiên liệu.

Trước thực tế trên, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã nghiên cứu tìm ra và tuyển chọn được một loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp (độ tinh khiết 96%) thành một hổn hợp, gọi là aleston. Đem aleston trộn với xăng A92 theo tỷ lệ 50:50, tác giả thu được một loại “xăng” mà tác giả gọi là “xăng C95”.

Qua đo đạc bước đầu tại một số phòng kiểm nghiệm trong nước, “xăng C95” có chỉ số octan là 101,2 (so với xăng A92 có chỉ số Octan là 92).

“Xăng C95” có thể sử dụng giống như xăng A92, lại tiết kiệm hơn. 1 lít xăng A92 chỉ chạy được 120 km nhưng xăng C95 có thể cho phép xe vượt quảng đường 120 km. Còn mức độ ô nhiễm môi trường của “xăng C95” giảm xuống gần 5 lần so với xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, giá thành cho ra một lít xăng C95 chỉ vào khoảng 7.250 đồng/lít.

Loại enzyme đặc biệt có thể chuyển hóa cồn công nghiệp thành aleston để pha với xăng hiện được giữ kín.

Theo tiết lộ của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, đó là một chủng vi sinh vật được tuyển chọn trong số loài vi sinh vật có ở Việt Nam. Sau đó, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh đã dùng phương pháp ly tâm để làm vở màng tế bào của chủng vi sinh vật. Tiếp theo, qua một loạt quá trình sinh hóa, tác giả thu được enzyme có độ tinh khiết cao.

Loại nhiên liệu mới thay thế xăng đã được pha chế xong.
Loại nhiên liệu mới thay thế xăng đã được pha chế xong.
Trong quá trình thí nghiệm, ở nhiệt độ 28-320C, chỉ với 2 gam enzyme nói trên đã phân giải được hoàn toàn lượng cồn 100 lít thành aleston trong thời gian 10 giờ.

Tương tự, trong quá trình nghiên cứu, Kỹ sư Lê Ngọc Khánh cũng đã tìm ra một chất được ông đặt tên là OBK-5 (OBK, viết tắt từ Oil Reduction, Khánh).

Với OBK-5, nhà nghiên cứu công bố, đã nâng được chỉ số octan của condensat nguyên chất từ 60-64 đơn vị lên 83-96 đơn vị, tức là tương đương chỉ số octan của xăng A83 hoặc A92. Chỉ cần pha khoảng 2% OBK-5 vào condensat thì có thế biến condensat thành một loại xăng mới tương tự như xăng A92.

Theo tính toán của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh, nếu giá 1 lít condensat là 12,2 cent (khoảng 2.000 đồng) thì giá thành để chuyển hóa condensat thành loại xăng mới, tương đương với xăng A 83 hoặc A92) chỉ vào khoảng 4.500 đồng/lít.

Giá thành này bao gồm chi phí 1.000 đồng để mua chất OBK-5 và 1.500 đồng nữa cho các chi phí cần thiết khác!

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh năm nay 66 tuổi. Từng công tác tại Viện Công nghệ Hóa học thuộc Phân viện Khoa học và Công nghệ tại TPHCM (trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, nay là Viện Khoa học-Công nghệ Quốc Gia) từ năm 1967-2002.

Nghiên cứu của ông về loại nhiên liệu mới nói trên đã bắt đầu từ 1996.

Vào cuối năm 2005, Viện Di truyền Nông nghiệp đã ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu gốm 17 thành viên để xét nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sản xuất loại nhiên liệu mới theo công nghệ cao, dùng chạy động cơ nổ, ô tô và xe máy thay thế 50% xăng” của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh.

Từ khi về hưu, ông mở một Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học -công nghệ tại đường Nguyễn Hồng Đào, Phường 14, Tân Bình - TPHCM.

Kỹ sư Lê Ngọc Khánh hiện đang rao bán công nghệ mới để tạo ra loại "xăng tự chế" nói trên với giá 6 triệu USD!

Một số hình ảnh về sáng chế của Kỹ sư Lê Ngọc Khánh:

Chiếc xe máy cũ kỹ này được dùng để thử nghiệm loại nhiên liệu mới.
Chiếc xe máy cũ kỹ này được dùng để thử nghiệm loại nhiên liệu mới.

Người sáng chế, nhằm đảm bảo tính trung thực, ngay trước mặt phóng viên, ông đã tháo nhiên liệu có sẵn trong thùng xăng ra.
Người sáng chế, nhằm đảm bảo tính trung thực, ngay trước mặt phóng viên,
ông đã tháo nhiên liệu có sẵn trong thùng xăng ra.

Ông pha chế các loại hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 50/50 rồi lắc đều.
Ông pha chế các loại hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 50/50 rồi lắc đều.

Đổ vào bình xăng của chiếc xe được dùng làm thí nghiệm.
Ông đổ vào bình xăng của chiếc xe được dùng làm thí nghiệm.

Ông nổ máy và lên ga chạy dọc đường phố.
Ông nổ máy và lên ga chạy dọc đường phố.

"Mất 10 năm trời để tìm ra công nghệ tạo ra loại xăng tự chế, chất lượng như xăng A92 mà giá thành chỉ dưới 8.000 đ/lít...". Một sáng chế mới trong thời buổi xăng dầu tăng giá mỗi ngày?
"Mất 10 năm trời để tìm ra công nghệ tạo ra loại xăng tự chế,
chất lượng như xăng A92 mà giá thành chỉ dưới 8.000 đ/lít...".
Một sáng chế mới trong thời buổi xăng dầu tăng giá mỗi ngày?

Nông Khắc Ý-Trần Duy
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/viet-nam/7629_Xang_tu_che_gia_duoi_8_000_dong_lit%E2%80%A6_Mot_sang_che_moi_.aspx

Máy tráng bánh cuốn của một nông dân

Máy tráng bánh cuốn của một nông dân
Cập nhật lúc 14h48' ngày 01/05/2008

* Bản in
* Gửi cho bạn bè
* Phản hồi

Xem thêm: may, trang, banh, cuon, cua, mot, nong, dan

So với cách làm truyền thống, máy tráng bánh cuốn cho năng suất cao hơn 10 - 20 lần. Làm bánh cuốn là nghề mang lại thu nhập chính của làng nghề Thanh Lương (xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây).

Để làm ra 1 tạ bánh cuốn đưa ra các chợ, người thợ phải “ôm” cái lò tráng bánh nóng hừng hực, hít khí than độc nhiều giờ liền. Là người trưởng thành từ làng nghề, anh nông dân Bùi Đỗ Hậu đã làm ra chiếc máy tráng bánh làm giảm sự cực nhọc của người thợ.

Từ máy xay bột...

Xưởng chế biến máy làm bánh cuốn của nông dân Bùi Đỗ Hậu. (Ảnh do anh Hậu cung cấp)
Học hết lớp 7, anh Bùi Đỗ Hậu phải ở nhà phụ mẹ làm kinh tế gia đình và theo học lớp cơ khí ngắn ngày. Năm 1977, anh đi bộ đội và khi xuất ngũ về quê anh lại tiếp tục nghề truyền thống của quê hương mình: tráng bánh cuốn. Trực tiếp làm nghề, thấu hiểu nỗi khổ cực, anh Hậu quyết tâm tìm cách cải tiến sao cho giảm mồ hôi người thợ đổ xuống.

Có lần nghe nói ở Trung Quốc người ta xay bột bằng máy, anh Hậu lần dò tìm hiểu và anh biết bộ phận chính của máy là hai cái thớt nghiền lại thôi nên anh quyết tâm thực hiện ý tưởng chế tạo máy xay này. Không có tiền mua thiết bị, anh đã đem toàn bộ giấy tờ nhà thế chấp ngân hàng để vay 10 triệu đồng. Tuy nhiên, với vốn kiến thức về cơ khí ít ỏi, chiếc máy xay đầu tiên không thành công. Lần đầu chạy thử nghiệm, 1 tấn bột gạo của anh đã thành... thức ăn nuôi heo!

Sau 2 năm phá đi, làm lại, anh Hậu mới cho “ra lò” được chiếc máy xay. Có được máy xay rồi, anh Hậu lại nghĩ đến việc làm loại máy tráng bánh cuốn cho năng suất cao. Lần này thì các thiết bị hư liên tục, thế là không những tiền bạc mà cả đồ đạc trong nhà của Hậu cũng lần lượt... ra đi. Rất nhiều người cho anh Hậu là người “hâm”, có điên mới đi làm chuyện kỳ quặc này. Nhưng anh không buồn mà kiên tâm lao tiếp vào các sáng tạo của mình. Sau nhiều lần thử nghiệm, anh đã tìm ra nguyên nhân không thành công là do mô-tơ yếu và nồi không giữ hơi. Sau đó, anh đã tìm ra được loại mô-tơ Nhật Bản với công suất 100 W và hệ thống nấu chín bánh bằng nồi hơi tốt để thay thế.

... Đến xuất khẩu máy tráng bánh cuốn

TS Đoàn Xuân Thìn, Hội Cơ khí VN:

Góp phần kiểm soát vệ sinh thực phẩm

Sáng kiến của anh Hậu đem lại nhiều lợi ích cho những người làm bánh cuốn. Đây là chiếc máy làm được nhiều việc, đạt được những yêu cầu như vận hành đơn giản, năng suất cao phục vụ cho quy mô sản xuất tập trung, từ đó sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc kiểm soát vệ sinh trong công đoạn chế biến bánh.
Đến năm 1995, chiếc máy tráng bánh cuốn tự động đầu tiên của anh Hậu đã hoàn chỉnh với công suất 1 tạ bánh cuốn/giờ. Nếu so với cách làm truyền thống thì máy tráng bánh cuốn cho năng suất hơn 10 - 20 lần. Không những có năng suất vượt trội, bánh cuốn được tráng bằng máy còn có chất lượng ngon hơn so với tráng bằng tay bởi khi tráng bằng máy, nguyên liệu được nhào trộn rất đều và kỹ nên bánh có độ dẻo, dai hơn, thời gian nhanh hơn nên giữ được độ nóng của bánh.

Ngay sau đó, nhiều hộ làm bánh cuốn trong làng đã đặt anh làm những chiếc máy tương tự. Đến nay, hầu hết các hộ làm bánh ở thôn Thanh Lương đều ứng dụng máy tráng bánh cuốn tự động của anh Hậu vào sản xuất. Không chỉ phục vụ cho người dân làm nghề trong xã Bích Hòa, máy tráng bánh cuốn... do gia đình anh Hậu sản xuất hiện đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Và thời gian gần đây còn có một số Việt kiều ở các nước về đặt anh làm những chiếc máy làm bún, bánh cuốn mang sang nước ngoài để sản xuất.

Anh Hậu cho biết đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ này, mong muốn sáng chế của mình có thể nhân rộng ra để các làng nghề làm bún, bánh cuốn, bánh tráng đều có thể sử dụng.
Lê Việt Nhân (Theo Người Lao Động Online)
http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/viet-nam/20000_May_trang_banh_cuon_cua_mot_nong_dan.aspx