Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ

Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271, 0975.865463 Email : thienmy.thich@gmail.com

Monday, May 14, 2007

Việt Nam cần có một chiến lược khai thác Titanium sao cho có lợi cho nền kinh tế



Việt Nam cần có một chiến lược khai thác Titanium sao cho có lợi cho nền kinh tế
2007.05.14

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Trong hơn 20 năm qua, cát đen hay còn được gọi là quặng Titanium được khai thác bừa bãi tại ven biển các tỉnh miền Trung để xuất khẩu. Việc khai thác này đã khiến cho một số rừng dương chắn cát bị triệt hạ, làm thay đổi môi trường tại các vùng ven biển.

* Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
* Tải xuống để nghe

Khai thác titanium trái phép tại Núi Thành (Quảng Nam). Hình của Thanh Nien Online

Hơn nữa việc xuất khẩu Titanium dưới dạng thô đã gây thiệt hại cho nguồn tài nguyên quý giá này. Ngòai ra giá một tấn cát đen chỉ vào khỏang từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng một tấn trong khi nếu chế biến sâu thêm nữa, một tấn cát đen có thể được bán với giá 2 ngàn năm trăm đô la một tấn.

Xin mời quý thính giả theo dõi tình hình khai thác cát đen tại Việt Nam qua bài tường trình sau đây của Trường Văn.

Kỹ sư Đỗ Nhật Nam, chuyên gia trong ngành hàng không, không gian ở Mỹ cho biết là ông rất ngạc nhiên trước tình hình khai thác bừa bãi Titanium tại miền Trung. Theo ý ông thì cần phải có một tầm nhìn chiến lược về việc khai thác Titanium vì hợp kim này được các nhà khoa học đánh giá là hợp kim của tương lai.

Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Phố, chuyên về ngành luyện kim, hiện là Chủ tịch Hội Đúc luyện kim tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm là hiện nay Trung Quốc đang thu mua tích trữ cát đen để dùng cho ngành hàng không, không gian và các ngành công nghệ cao của họ.

Kỹ sư Đỗ Nhật Nam khẳng định là trong ngành hàng không dân dụng, 20% khung sườn máy bay được chế bằng Titanium và khỏang 4% hợp kim được dùng chế tạo các động cơ phản lực là Titanium.

Mạnh ai nấy đào

Cát đó nó lẫn những viên đen đen chút chút, họ làm bằng thủ công để lấy những viên đó ra. Ngay tại Tường Nham chở qua bên thị trấn Sông Cầu. Chỗ gần Phước Lý có một nhà máy làm bằng thủ công, đơn giản thôi để sàng cát đen, lấy các đen đi bán. Rồi dọc theo bờ biển, Bãi Dương .. cũng có chất Titanium để khai thác.

Một người dân tại Phú Yên

Trong khi đó tại các tỉnh miền Trung, việc khai thác hợp pháp cũnh như bất hợp pháp cát đen, tên gọi dân giả của Titanium đã làm cho các rừng dương chắn cát dọc bờ biển bị hũy họai đáng kể và nguồn nguyên liệu quý này của Việt Nam có thể bị cạn kiệt nếu không có một tầm nhìn chiến lược quốc gia để giữ gìn và khai thác nó.

Một người dân tại Phú Yên kể lại chuyện khai thác cát đen tại huyện Sông Cầu: “Cát đó nó lẫn những viên đen đen chút chút, họ làm bằng thủ công để lấy những viên đó ra. Ngay tại Tường Nham chở qua bên thị trấn Sông Cầu. Chỗ gần Phước Lý có một nhà máy làm bằng thủ công, đơn giản thôi để sàng cát đen, lấy các đen đi bán. Rồi dọc theo bờ biển, Bãi Dương .. cũng có chất Titanium để khai thác.

Bây giờ báo chí la quá cho là phá họai môi trường. Ti tan nó nằm trên lớp cát dọc bờ biển, chỉ có đào sàng và đãi như đãi vàng vậy. Lý do là khai thác thủ công, khai thác bộc phát do nông dân làm, khôngcó bài bản, qui họach, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy đào nên bị cấm.”

Ông cho biết thêm là với lối khai thác thủ công như vậy, giá Titanium được bán rất rẻ: “Bán kiểu đó giống như bán củi mà, cho nên đâu phải bán theo giá đã làm ra thành phẩm rồi và Việt Nam đâu có trình độ để làm ra sản phẩm Titanium.”

Trong khi đó, một viên chức thuộc phòng khóang sản thuộc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quãng Nam cho biết là hiện tỉnh không có chuyện khai thác cát đen trái phép. Ông nói:

“Nay thì tình hình khai thác Titan, ở Quảng Nam nói cho lắm chớ hiện nay không nhiều lắm, chủ yếu khai thác những khu vực trong khu kinh tế Chu Lai, những chỗ đã có dự án đầu tư trên khu vực đó thì tỉnh chủ trương cho khai thác ở nơi đó để nhanh chóng tận thu khóang sản titan ở lòng đất rồi giao mặt bằng cho các nhà đầu tư để xây dựng trên mặt bằng đó.

Còn tòan bộ khu vực dài 25km dọc biển đa số có khóang sản Titan rất nhiều nhưng mà Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đâu có cấp, chỉ cấp ở khu kinh tế mở Chu Lai thôi. Khai tháa hòan tòan không có trái phép.”

Gây phóng xạ?

Nhiều công ty, các đầu nậu đưa ra luận điệu là cát đen gây phóng xạ để biện minh cho việc nên xuất khẩu Titanium ra nước ngòai.

Bây giờ phải khai thác cát đen thô thôi vì mình không có công nghệ Titanium trong các lọai thép cao cấp. Chính vì chỗ mình không bán Titanium đi đâu được cho nên phải xuất thô thôi. Cái đó cũng như mình bán máu mà ăn nhưng mà không có cách nào khác được.

Giáo sư Trần Kim Thạch

Tin đồn về phóng xạ của cát đen cũng xảy ra tại huyện Sông Cầu: “Năm đó bà Mỹ hạnh làm trường Trung học Sông Cầu, bả lấy các đó bả tô. Sau đó phụ huynh học sinh tố cáo, thanh tra bả. Họ nói là cát đó bị phóng xạ, làm học trò bệnh lung tung.”

Được hỏi về phóng xạ của cát đen, giáo sư Trần Kim Thạch ở thành phố Hồ Chí Minh giải thích: “Không, không đúng, nó đi chung một chất khác là mônasít là có phóng xạ. Mình phải tách hai cái đó ra thì mới khai thác được cát đen. Còn mình không tách ra thì có thể phóng xạ vì nó chứa mônasít.

Khi bán thô thì không có phóng xạ nguy hiểm nhưng mà khi lọc lấy mônasít qua một bên rồi bán Titan thì cái mônasít là nguốn phóng xạ tại chỗ có thể gây nguy hiểm. Ở Qui Nhơn đã có phóng xạ nguy hiểm này rồi. Cho nên phải tìm cách cô lập mônasít để lấy cát đen mà thôi.”

Giáo sư Trần Kim Thạch có ý kiến thêm về việc người dân khai thác cát đen: “Bây giờ phải khai thác cát đen thô thôi vì mình không có công nghệ Titanium trong các lọai thép cao cấp. Chính vì chỗ mình không bán Titanium đi đâu được cho nên phải xuất thô thôi. Cái đó cũng như mình bán máu mà ăn nhưng mà không có cách nào khác được.

Thành ra phải thông cảm cho những dân đào trộm bán như vậy. Còn nếu để phơi ra đó thì cũng không ai mua, biết làm sao bây giờ. Khó khăn của mình là chỗ phải có công nghệ để chế biến rồi mới xuất khẩu được nếu mà có yêu cầu. Còn nếu chế biến ra mà không xuất khẩu thì càng chết nữa.”

Hiện nay các công ty khai thác các đen tại Bình Thuận, Thừa Thiên.. đang liên lạc với các công ty nước ngòai kể cả các công ty Mỹ để xây dựng các nhà máy sản xuất Titanium Dioxide hầu tăng giá trị thành phẩm xuất khẩu.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/14/VietnamNeedsStrategyToExploitTitanium_TVan/

No comments: